Xây dựng kế hoạch tổ chức một hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường biển – đảo nước ta.
KẾ HOẠCH
Tuyên truyền bảo vệ môi trường biển và hải đảo
I. Mục đích, yêu cầu
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, hải
đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Nâng cao hiệu quả, đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị có liên
quan; việc tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và thời điểm.
II. Nội dung, hình thức và thời gian thực hiện
1. Nội dung
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về biển và hải đảo; về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật cuả Nhà nước về biển, hải đảo; chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách khuyến khích và huy động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; các kiến thức về hệ sinh thái biển và hải đảo; xây dựng xã hội, ý thức, trách nhiệm, lối sống văn hóa gắn bó, thân thiện với biển; phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng dân cư vùng biển; bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng. Thực hiện các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của biển và đại dương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển và hải đảo.
2. Hình thức
- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh, phát tài liệu, tờ gấp, tờ rơi; xây dựng pano, áp phích,…
3. Thời gian thực hiện
Hàng năm, từ 2023 – 2025
Giải SGK Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đô
Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh các đảo và quần đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta.
Dựa vào hình 37 và thông tin trong bài, hãy:
- Khái quát về Biển Đông và vùng biển Việt Nam.
- Vùng biển Việt Nam cùng các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta.
Biển Đông là vùng biển có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội – chính trị và an ninh quốc phòng đối với nhiều quốc gia ven Biển Đông và trên thế giới. Nước ta đã xác định mục tiêu trở thành quốc gia biển mạnh trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Vậy, Biển Đông có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng của nước ta?
Lập sơ đồ thể hiện tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo Việt Nam.
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Phân tích ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước.
- Nêu một số định hướng trong giải quyết các tranh chấp vùng biển – đảo ở Biển Đông
Dựa vào hình 37 và thông tin trong bài, hãy chứng minh vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng (gồm tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch và những loại tài nguyên khác).
Dựa vào thông tin trong bài, hãy giải thích sự cần thiết bảo vệ môi trường biển nước ta.
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo của nước ta.
Cơ cấu dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: %).
Tiêu chí |
2010 |
2015 |
2021 |
Khu vực thành thị |
30,4 |
33,5 |
37,1 |
Khu vực nông thôn |
69,6 |
66,5 |
62,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022)
Biết tổng số dân nước ta năm 2021 là 98,5 triệu người:
a) Tính số dân khu vực thành thị năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).
b) Tính số dân khu vực nông thôn năm 2021 (làm tròn đến hàng đơn vị).
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng gia tăng đang là vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay. Giai đoạn 2016 - 2021, chất lượng không khí tại các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ngày càng suy giảm. Nồng độ bụi, khí CO, ở các đô thị, khu công nghiệp vượt quá nhiều lần so với quy chuẩn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra khá nghiêm trọng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, các trục giao thông chính. Tình trạng không khí tại các làng nghề, khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 26)
a) Ô nhiễm không khí thường xảy ra ở các đô thị lớn do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng mà không đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
b) Sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn.
c) Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là từ hoạt động nông nghiệp.
d) Ô nhiễm không khí chưa phải vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.