Quan sát tranh và nêu biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Kể thêm một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
- Biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn:
+ (1) tổ chức trao, tặng quà và cổ vũ tinh thần.
+ (2) quan tâm, chia sẻ và tâm sự.
+ (3) chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ bằng cách tặng sách.
+ (4) Giúp đỡ khi gặp người già gặp khó khăn.
+ (5) Giúp bạn đẩy xe khi bạn bị đau/ gẫy chân
+ (6) Quan tâm, giúp đỡ em khi em bị ngã.
- Một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn:
+ Dọn dẹp và làm những việc nhỏ trong nhà để giúp đỡ cha mẹ
+ Khuyên góp quần áo, sách vở không dùng đến cho những người gặp khó khăn.
+ …
Xử lí tình huống
- Tình huống 1: Trong thư viện, Bin và Tin ngồi đọc báo Nhi đồng. Sau khi đọc được thông tin về một em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu đồ dùng học tập, Bin nói với Tin: “Mình muốn giúp đỡ em này quá!”. Tin đáp” “Thiếu đồ dùng học tập thì có sao đâu!”
Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Tình huống 2: Trên đường đi học về, Bin nhìn thấy một cụ già bị ngã, đồ đạc trong giỏ rơi hết ra ngoài. Ngay lúc ấy, Tin nói với Bin: "Về nhà nhanh lên! Sắp đến giờ xem phim rồi".
Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Tình huống 3: Bà Sáu là Mẹ Việt Nam Anh hùng nhưng sống một mình. Chủ nhật, Na đang đọc truyện thì Cốm đến rủ: "Chúng mình sang thăm và giúp bà Sáu làm việc nhà đi!".
Nếu là Na, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Tình huống 4: Sáng nay, khu phố nhà Cốm tổ chức nấu cơm thiện nguyện. Cốm định tham gia nhặt rau thì Na đến rủ: "Bạn đến nhà mình xem phim hoạt hình đi!".
Nếu là Cốm, em sẽ ứng xử như thế nào?
Trao đổi với bạn về những người gặp khó khăn quanh em và lập kế hoạch giúp đỡ họ.
Gợi ý:
Kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn |
|||||
STT |
Người gặp khó khăn |
Việc làm |
Thời gian |
Người thực hiện |
Người hỗ trợ |
1 |
Trẻ mồ côi |
Tặng sách cũ |
Chủ nhật |
Cả nhóm |
Cô giáo |
2 |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào? Vì sao?
Chia sẻ với bạn những việc em đã và sẽ làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Thực hiện kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn đã đề xuất và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật và trả lời câu hỏi
Điều gì sẽ xảy ra nếu không có bạn giúp em vượt chướng ngại vật?
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
Khi nào mẹ về?
Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mẹ Na là y tá nên tình nguyện tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân cách li điều trị ở bệnh viện. Đã một tháng qua, lúc nào Na cũng mong mẹ về. Một buổi tối, khi cả nhà đang ăn cơm, mẹ Na gọi điện thoại về. Na mếu máo:
– Mẹ ơi! Con nhớ mẹ lắm, mẹ mau về nhà đi!
Mẹ Na xúc động:
– Mẹ cũng nhớ con lắm!
– Vậy sao mẹ không về nhà? – Na hỏi mẹ.
Mẹ ôn tồn bảo:
- Còn rất nhiều bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ của mẹ. Rất nhiều bạn nhỏ đang mong bố mẹ mau khỏi bệnh để trở về nhà. Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn mang lại niềm vui cho mình và mọi người. Na đợi mẹ nhé!
Na gật đầu, nói với mẹ:
- Vâng ạ, Con hiểu rồi ạ. Mẹ hãy giữ gìn sức khỏe nhé!
- Mẹ Na đã làm gì để giúp đỡ những người bệnh?
- Theo em, vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.