user Nguyễn Trang 17205 121

Tài liệu đã được duyệt

10 câu Trắc nghiệm Bài 15 : Định luật 2 Newton (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 15 : Định luật 2 Newton (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Về mặt động lực học chất điểm,gia tốc của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật. B. Kích thước và khối lượng của vật. C. Lực tác dụng lên vật và kích thước của vật. D. Kích thước và trọng lượng của vật. Đáp án đúng là: A. A - đúng: Gia tốc của vật không những phụ thuộc vào lực tác dụng mà còn phụ thuộc vào khối lượng của vật. Câu 2: Chọn đáp án đúng: A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật. D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật. Đáp án đúng là: A. A - đúng, theo nội dung định luật II Newton. Biểu thức: →a=→Fma→=F→m B, C, D - sai. Câu 3: Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học? A. a =Fma =Fm . B. ⇀a=⇀Fma⇀=F⇀m . C. ⇀F=⇀amF⇀=a⇀m . D. ⇀a=m⇀Fa⇀=mF⇀ . Đáp án đúng là: B. B - đúng, biểu thức của định luật II Newton là ⇀a=⇀Fma⇀=F⇀m . Câu 4: Trong biểu thức của định II Newton là ⇀a=⇀Fma⇀=F⇀m . Thì ⇀FF⇀ là A. Hợp lực của các lực tác dụng lên vật. B. Là trọng lực. C. Là lực đẩy tác dụng lên vật. D. Là lực kéo tác dụng lên vật. Đáp án đúng là: A. A - đúng, khi vật chịu nhiều lực tác dụng thì ⇀F=⇀F1+⇀F2+⇀F3...F⇀=F⇀1+F⇀2+F⇀3... nên ⇀FF⇀ là hợp lực của các lực tác dụng lên vật. Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là: A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Đáp án đúng là: B. B - đúng, theo định luật II Newton dưới tác dụng của cùng một lực không đổi vật nào có khối lượng càng lớn thì gia tốc càng nhỏ, có nghĩa càng khó thay đổi vận tốc, tức là có mức quán tính càng lớn. Câu 6: Chọn phát biểu đúng nhất . A. Vectơ hợp lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. B. Hướng của vectơ hợp lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật. C. Hướng của hợp lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật. D. Hợp lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi. Đáp án đúng là: C. A, B – sai vì hướng của lực tác dụng cùng với hướng của gia tốc. Trong trường hợp vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì hướng của lực tác dụng mới cùng hướng với hướng chuyển động, còn trong trường hợp vật chuyển động thẳng chậm dần đều thì ngược lại. C - đúng vì theo định luật II Newton. D – sai vì hợp lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều bằng 0. Câu 7: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và không đổi chiều chuyển động. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là A. 4 N. B. 1 N. C. 2 N. D. 100 N. Đáp án đúng là: C. Áp dụng công thức d = v0.t +12.a.t2d = v0.t +12.a.t2 với: d=200cm=2m;v0=0;t=2sd=200cm=2m;v0=0;t=2s. Suy ra a = 1 m/s2a = 1 m/s2 . Độ lớn hợp lực tác dụng vào vật là F = m.a = 2.1 = 2 NF = m.a = 2.1 = 2 N . Câu 8: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. Cùng chiều với chuyển động. B. Cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. C. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần. D. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Đáp án đúng là: D. A, B, C - sai. D - đúng vì theo định luật II Newton cùng hướng với , mà chuyển động thẳng chậm dần đều thì ngược chiều ( tức là ngược chiều chuyển động của vật), và có độ lớn không đổi. Câu 9: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng . A. 38,5 N. B. 38 N. C. 24,5 N. D. 34,5 N. Đáp án đúng là: A. Gia tốc của vật v2- v20= 2.a.d⇒a =v2- v202.d=0,92−0,222.50.10−2=0,77 m/s2v2- v02= 2.a.d⇒a =v2- v022.d=0,92−0,222.50.10−2=0,77 m/s2 . Hợp lực tác dụng lên vật là F = m.a = 0,77.50 = 38,5 N. Câu 10: Lực ⇀FF⇀ truyền cho vật khối lượng gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng ⇀FF⇀ gia tốc 6 . Lực ⇀FF⇀ sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1+ m2m = m1+ m2 thì gia tốc bằng A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s². Đáp án đúng là: A. Ta có : (F = 2.m1F = 6.m2)⇒(m1=F2m2=F6)⇒m1+m2=2.F3F = 2.m1F = 6.m2⇒m1=F2m2=F6⇒m1+ m2=2.F3 . ⇒a =Fm1+m2=F2.F3= 1,5 m/s2 621 5 4
10 câu Trắc nghiệm Bài 16 : Định luật 3 Newton (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 16 : Định luật 3 Newton (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn: A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Đáp án đúng là: B. B - đúng, theo định luật III Newton. Cặp “lực và phản lực” có đặc điểm: - Cùng phương - Ngược chiều - Cùng độ lớn - Tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ: A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa. B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa. C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa. D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh. Đáp án đúng là: B. B - đúng, theo định luật III Newton. Lực do búa tác dụng vào đinh và lực của đinh tác dụng vào búa là cặp lực và phản lực. Nên độ lớn của hai lực này phải bằng nhau. Câu 3: Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá. B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực tấm kính tác dụng vào hòn đá. C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá. D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính. Đáp án đúng là: B. B -đúng, theo định luật III Newton. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính và lực của tấm kính tác dụng hòn đá là cặp lực và phản lực. Hai lực này bằng nhau về độ lớn. Câu 4: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn? A. bằng 500 N. B. nhỏ hơn 500 N. C. Lớn hơn 500 N. D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất. Đáp án đúng là: A. A -đúng, theo định luật III Newton cặp lực và phản lực có độ lớn bằng nhau. Câu 5: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy xuống. C. Đẩy lên. D. Đẩy sang bên. Đáp án đúng là: C. C - đúng, người này tác dụng vào đất một lực đi xuống, đất tác dụng ngược trở lại phản lực đi lên. Câu 6: Cặp lực – phản lực không có tính chất nào sau đây? A. là cặp lực trực đối. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. xuất hiện thành từng cặp. D. là cặp lực cân bằng. Đáp án đúng là: D. D - sai, lực và phản lực không cân bằng vì chúng tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 7: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng? A. Lực kéo của đội A lớn hơn đội B. B. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất. C. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất. D. Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau. Đáp án đúng là: B. B - đúng, theo định luật III Newton. Đội A thắng đội B là do hợp lực tác dụng lên đội A lớn hơn hợp lực tác dụng lên đội B. - Lực tác dụng lên đội A gồm lực kéo do đội B tác dụng lên, lực do mặt đất dụng lên. - Lực tác dụng lên đội B gồm lực kéo do đội A tác dụng lên, lực do mặt đất dụng lên. Lực do đội A tác dụng lên đội B có độ lớn bằng với lực do đội B tác dụng lên đội A. Vậy đội A thắng đội B là do lực do mặt đất tác dụng lên đội A có độ lớn lớn hơn lực do mặt đất tác dụng lên đội B. Suy ra: Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất. Câu 8: Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B? A. ⇀FAB=−⇀FBAF⇀AB=−F⇀BA . B. ⇀FAB=⇀FBAF⇀AB=F⇀BA . C. ⇀FAB=FBAF⇀AB=FBA . D. ⇀FAB=−FBAF⇀AB=−FBA . Đáp án đúng là: A. A -đúng, theo định luật III Newton. Câu 9: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực? A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau. C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. D. Lực và phản lực không cân bằng nhau. Đáp án đúng là: C. C - sai, lực và phản lực luôn ngược hướng với nhau. Câu 10: Lực và phản lực của nó luôn A. khác nhau về bản chất. B. xuất hiện và mất đi đồng thời. C. cùng hướng với nhau. D. cân bằng nhau. Đáp án đúng là: B. B - đúng,lực và phản lực của nó luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. 627 5 3
10 câu Trắc nghiệm Bài 17 : Trọng lực và lực căng (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 17: Trọng lực và lực căng (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây? A. Phương thẳng đứng. B. Chiều từ trên xuống dưới. C. Điểm đặt tại trọng tâm của vật. D. Cả A, B, C. Đáp án đúng là: D. Trọng lực có đặc điểm: - Phương thẳng đứng - Chiều từ trên xuống dưới. - Điểm đặt tại trọng tâm của vật. Câu 2: Trọng lực là A. Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật. B. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. C. Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật. D. Cả A, B, C. Đáp án đúng là: D. Trọng lực là - Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật. - Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. - Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật. Câu 3: Công thức tính trọng lượng? A. P = m.g.P = m.g. B. ⇀P=m.g.P⇀=m.g. C. P = m.⇀gP = m.g⇀ D.P =mgP =mg . Đáp án đúng là: A. Công thức tính trọng lượng: P = m.g. Câu 4: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây? A. P = 2 N. B. P = 200 N. C. P = 2000 N. D. P = 20 N. Đáp án đúng là: B. Lấy g = 9,8 m/s2 thì trọng lượng của vật là P=m.g=20.9,8=196NP=m.g=20.9,8=196N . Câu 5: Nhận xét nào sau đây sai? A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó. B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó. Đáp án đúng là: C. A, B đúng: khối lượng chỉ lượng chất tạo nên vật đó, không thay đổi ở các vị trí khác nhau, và có tính chất cộng. C - sai vì: Công thức P = mg chỉ là công thức tổng quát. Khối lượng vật không thay đổi theo vị trí đặt vật nhưng gia tốc trọng trường g sẽ thay đổi theo vị trí đặt vật, dẫn đến trọng lượng sẽ thay đổi. Câu 6: Lực căng dây có đặc điểm nào sau đây? A. Điểm đặt ở hai đầu dây, chỗ tiếp xúc với vật. B. Phương trùng với phương sợi dây. C. Chiều luôn hướng vào giữa sợi dây. D. Cả A, B và C. Đáp án đúng là: D. Lực căng dây có đặc điểm: - Điểm đặt ở hai đầu dây, chỗ tiếp xúc với vật. - Phương trùng với phương sợi dây. - Chiều luôn hướng vào giữa sợi dây. Câu 7: Một vật khối lượng 10 kg được treo thẳng đứng bởi một sợi dây, vật ở trạng thái cân bằng. Tính độ lớn lực căng tác dụng vào vật. Lấy g =10 m/s2g =10 m/s2 . A. 100 N. B. 10 N. C. 150 N. D. 200 N. Đáp án đúng là: A. A - đúng. Vật cân bằng dưới tác dụng của hai lực ⇀PP⇀ và ⇀TT⇀ . Nên T=P=m.g=10.10=100 NT=P=m.g=10.10=100 N . Câu 8: Một dây treo chỉ chịu được lực căng giới hạn là 10 N, người ta treo một vật khối lượng 2 kg vào một đầu dây. Hỏi dây có bị đứt không? Lấy g =10 m/s2g =10 m/s2 . A. dây không bị đứt. B. dây bị đứt. C. còn phụ thuộc vào kích thước của vật. D. không xác định được. Đáp án đúng là: B. Lực căng dây khi treo vật là T=P=m.g=2.10=20 NT=P=m.g=2.10=20 N. Do T > TghT > Tgh nên dây bị đứt. Câu 9: Đơn vị của trọng lực là gì? A. Niuton (N) B. Kilogam (Kg) C. Lít (l) D. Mét (m) Đáp án đúng là: A. Đơn vị của trọng lực là Niuton (N). Câu 10: Đơn vị của lực căng là gì? A. Niuton (N) B. Kilogam (Kg) C. Lít (l) D. Mét (m) Đáp án đúng là: A. Đơn vị của lực căng là Niuton (N). 584 5 2
10 câu Trắc nghiệm Bài 18 : Lực ma sát (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 18 : Lực ma sát (có đáp án) chọn lọc Câu 1. Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì A. trọng lực cân bằng với phản lực. B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường. C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau. D. trọng lực cân bằng với lực kéo. Đáp án đúng: C Các lực tác dụng lên xe ôtô bao gồm: trọng lực, phản lực, lực kéo của động cơ, lực ma sát với đường, lực cản của không khí. Xe chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào xe cân bằng nhau. Câu 2. Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi. Đáp án đúng: D Lực ma sát Fmst=μt.NFmst=μt.N , không phụ thuộc vào vận tốc của vật. Câu 3. Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động được một đoạn sau đó chuyển động chậm dần vì A. quán tính. B. lực ma sát. C. phản lực. D. trọng lực Đáp án đúng: D Lực ma sát gây cản trở chuyển động của vật, làm cho vật chuyển động chậm dần. Câu 4. Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt? A. −−→Fmst=μt→NFmst→=μtN→ . B. −−→Fmst=−μt→NFmst→=−μtN→ . C. Fmst=μtNFmst=μtN . D. Fmst<μtNFmst<μtN . Đáp án đúng: C Fmst=μtNFmst=μtN trong đó μtμt là hệ số ma sát trượt, N áp lực lên bề mặt. Câu 5. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật. B. Áp lực lên mặt tiếp xúc. C. Bản chất của vật. D. Điều kiện về bề mặt. Đáp án đúng: A Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật Câu 6. Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực có phương ngang với độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ A. lớn hơn 300 N. B. nhỏ hơn 300 N. C. bằng 300 N. D. bằng trọng lượng Đáp án đúng: C Do vật chuyển động thẳng đều, lực ma sát trượt cân bằng với lực đẩy →Fmst=Fd=300N→Fmst=Fd=300N Câu 7. Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và g =10 m/s2. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật A. = 7,589 m/s. B. = 75,89 m/s. C. = 0,7589 m/s. D. = 5,3666m/s. Đáp án đúng: A Áp dụng biểu thức của định luật II Newton: →P+→N+−−→Fmst=m→aP→+N→+Fmst→=ma→ (*) Chọn hệ trục xOy như hình vẽ, chiếu (*) lên trục Ox: −Fmst=ma−Fmst=ma (1) ⇒−0,06mg=ma⇒a=−0,06g=−0,6m/s2⇒−0,06mg=ma⇒a=−0,06g=−0,6m/s2 Áp dụng công thức liên hệ giữa v, a, s: v2−v20=2as⇒v0=√−2as=√2.0,6.48=7,589m/sv2−v02=2as⇒v0=−2as=2.0,6.48=7,589m/s Câu 8. Trong cuộc sống, có những tình huống lực ma sát có lợi nhưng có những tình huống lực ma sát có hại. Tình huống nào lực ma sát xuất hiện có hại? A. viết bảng. B. đi bộ trên đường nhựa. C. đi trên đường đất trời mưa. D. thêm ổ bi vào các trục quay. Đáp án đúng là: C A. viết bảng – lực ma sát nghỉ giữa phấn (hoặc bút) và mặt bảng giúp cho việc viết bảng dễ dàng hơn, phấn bám được trên bảng. B. đi bộ trên đường nhựa – lực ma sát nghỉ giữa chân và mặt đất giúp cho con người đi lại được. C. đi trên đường đất trời mưa – lực ma sát trượt xuất hiện làm cho việc đi lại khó khăn. D. thêm ổ bi vào các trục quay – lực ma sát lăn xuất hiện giúp cho ổ trục quay dễ dàng hơn. Câu 9. Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là? A. 1000 N. B. 10000 N. C. 100 N. D. 10 N. Đáp án đúng: B Xe chuyển động trên đường nằm ngang nên N=P=mg=5000.10=50000NN=P=mg=5000.10=50000N ⇒Fmst=μtN=0,2.50000=10000N⇒Fmst=μtN=0,2.50000=10000N Câu 10. Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng ngang với vận tốc 54 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,01. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc tắt xe máy đến lúc dừng lại là A. 180 s. ⇒Fmst=μtN=0,01.mg⇒Fmst=μtN=0,01.mg B. 90 s. C. 100 s. D. 150 s. Đáp án đúng: D Đổi v0=54km/h=15m/sv0=54 km/h=15m/s . Xe chuyển động trên đường nằm ngang N=P=mgN=P=mg ⇒Fmst=μtN=0,01.mg⇒Fmst=μtN=0,01.mg Áp dụng định luật II Newton −−→Fmst=m→aFmst→=ma→ Chọn chiều dương theo chiều chuyển động: −Fmst=ma⇒a=−Fmstm=−0,01.mgm=−0,01g=0,1m/s2−Fmst=ma⇒a=−Fmstm=−0,01.mgm=−0,01g=0,1m/s2 Thời gian xe đi từ lúc tắt máy cho đến khi dừng lại là: t=v−v0a=0−15−0,1=150s 576 6 3
10 câu Trắc nghiệm Bài 19 : Lực cản và lực nâng (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 19 : Lực cản và lực nâng (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2. A. 23,75 N. B. 40 N. C. 20 N. D. 25 N. Đáp án đúng là: A Chọn trục tọa độ Oy gắn với quỹ đạo rơi của vật, gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng xuống. Phương trình chuyển động của vật: y=h−12at2y=h−12at2 . Khi vật rơi chạm đất y=0⇒a=2ht2=2.100202=0,5m/s2y=0⇒a=2ht2=2.100202=0,5m/s2 Áp dụng biểu thức định luật II Newton: P−Fc=ma⇒Fc=mg−ma=m(g−a)=2,5(10−0,5)=23,75NP−Fc=ma⇒Fc=mg−ma=m(g−a)=2,5(10−0,5)=23,75N Câu 2: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv2 hệ số k = 0,024 A. 14,4 m/s. B. 144 m/s. C. 50 m/s. D. 35 m/s. Đáp án đúng là: B Trong quá trình rơi vật chịu tác dụng của →PP→ và →FcFc→ . Áp dụng biểu thức của định luật II Newton: →P+→Fc=m→aP→+Fc→=ma→ . Chiếu lên trục Oy theo phương thẳng đứng, chiều dương hướng xuống: P−Fc=ma⇔P−kSv2=maP−Fc=ma⇔P−kSv2=ma Khi vật mới chuyển động, lực cản nhỏ, trong quá trình vật chuyển động, lực cản tăng dần. Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại khi P−kSv2=0P−kSv2=0 ⇒vmax=√PkS=√mgkπr2=√1.100,024.π.0,082=143,96m/s⇒vmax=PkS=mgkπr2=1.100,024.π.0,082=143,96m/s Câu 3: Một người có thể bơi trong nước (khi nước không chảy thành dòng) với vận tốc 1,5 m/s. Người đó bơi trên một con sông, xuôi dòng từ điểm A đến điểm B sau đó bơi ngược lại từ B trở về. Biết tổng thời gian bơi là 2 phút và khoảng cách giữa A và B là 50 m. Vận tốc dòng chảy là A. 0,5 m/s B. 1 m/s C. √22 m/s D. 0,75 m/s Đáp án đúng là: B Gọi v là vận tốc của người đó khi nước không chảy,vnvn là vận tốc của dòng nước Khi người đó bơi xuôi dòng, vận tốc bơi bằng: vx=v+vn⇒tx=ABvx=ABv+vnvx=v+vn⇒tx=ABvx=ABv+vn Khi người đó bơi ngược dòng, vận tốc bơi bằng: vng=v−vn⇒tng=ABvng=ABv−vnvng=v−vn⇒tng=ABvng=ABv−vn Tổng thời gian đã bơi là: t=tx+tng=ABv+vn+ABv−vn=2.AB.vv2−vn2t=tx+tng=ABv+vn+ABv−vn=2.AB.vv2−vn2 ⇒vn=√v2−2.AB.vt=√1,52−2.50.1,52.60=1m/s⇒vn=v2−2.AB.vt=1,52−2.50.1,52.60=1m/s Câu 4: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh. B. Bay lên nhờ động cơ. C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh. D. Cả A và C đều đúng. Đáp án đúng là: A Khi đốt khí bên trong nóng lên, nhẹ hơn và làm cho khí cầu bay lên. Để điều chỉnh cho khí cầu di chuyển từ nơi này đến nơi khác mới cần chú ý đến sức gió của môi trường xung quanh. Câu 5: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây: A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước. B. Lực của 2 em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên. C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo. D. Lực nâng của sàn nhà và lực hút của trái đất tác dụng vào bàn. Đáp án đúng là: C Hai lực này là 2 lực trực đối, không cân bằng vì có điểm đặt khác nhau. Câu 6: Gió tác dụng vào buồm một lực có: A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền. B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền. C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống. D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên. Đáp án đúng là: A Gió tác dụng vào buồm một lực có phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền. Câu 7: Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng của vật. B. Hình dạng của vật. C. Thể tích của vật. D. Độ đàn hồi của vật. Đáp án đúng là: B Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào hình dạng của vật. Câu 8: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”. C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Đáp án đúng là: D Khi vật chuyển động trong nước, lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Câu 9: Lực cản của nước tác dụng lên vật chuyển động trong nó A. làm chậm tốc độ di chuyển của vật. B. làm tăng tốc độ di chuyển của vật. C. không ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển. D. cả A và B đều sai. Đáp án đúng là: A Lực cản của nước tác dụng lên vật, làm chậm tốc độ di chuyển của vật. Câu 10: Đặc điểm nào của loài cá giúp chúng thích nghi với môi trường nước. A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn giúp giảm sức cản của nước. B. Mắt không có mí. C. Bên ngoài vảy có tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước. D. Tất cả các đáp án trên. Đáp án đúng là: D Đặc điểm của loài cá giúp chúng thích nghi với môi trường nước: - Thân thon dài, đầu thuôn nhọn giúp giảm sức cản của nước. - Mắt không có mí. - Bên ngoài vảy có tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước. 811 6 6
10 câu Trắc nghiệm Bài 20 : Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 20 (có đáp án): Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học(có đáp án) chọn lọc Câu 1: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu? A. 3,2 m/s2 ; 6,4 N. B. 0,64 m/s2 ; 1,2 N. C. 6,4 m/s2 ; 12,8 N. D. 640 m/s2 ; 1280 N. Đáp án đúng: C Ta có: v0=0v0=0 , s=12at2⇒a=2st2=2.0,80,52=6,4m/s2s=12at2⇒a=2st2=2.0,80,52=6,4m/s2 Hợp lực tác dụng vào vật: F=ma=2.6,4=12,8NF=ma=2.6,4=12,8N Câu 2: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật bằng A. 15 N. B. 10 N. C. 1,0 N. D. 5,0 N. Đáp án đúng: B Gia tốc: a=v−v0t=8−23=2m/s2a=v−v0t=8−23=2m/s2 Hợp lực tác dụng vào vật: F=ma=5.2=10NF=ma=5.2=10N Câu 3: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg, lúc đầu nằm yên trên mặt ngang nhẵn. Tác dụng đồng thời hai lực F1 = 4 N, F2 = 3 N và góc hợp giữa hai lực bằng 900. Tốc độ của vật sau 1,2 s là A. 1,5 m/s. B. 3,6 m/s. C. 1,8 m/s. D. 3,0 m/s. Đáp án đúng: D Hợp lực tác dụng vào vật: F=√F21+F22=√32+42=5NF=F12+F22=32+42=5N Gia tốc của vật: a=Fm=52=2,5m/s2a=Fm=52=2,5m/s2 v0=0,v=at=2,5.1,2=3m/sv0=0,v=at=2,5.1,2=3m/s Câu 4: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết F2=F13F2=F13 và m1=2m25m1=2m25 thì a2a1a2a1 bằng A. 215215 . B. 6565 . C. 115115 . D. 5656 . Đáp án đúng: A Theo đề ra F2=F13⇒F2F1=13F2=F13⇒F2F1=13 ; m1=2m25⇒m1m2=25m1=2m25⇒m1m2=25 Ta có: a1=F1m1;a2=F2m2a1=F1m1; a2=F2m2 ⇒a2a1=F2m2F1m1=F2F1.m1m2=13.25=215⇒a2a1=F2m2F1m1=F2F1.m1m2=13.25=215 Câu 5: Lực ⇀FF⇀ truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6 m/s². Lực ⇀FF⇀ sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s². Đáp án đúng: A Ta có: m1=Fa1;m2=Fa2m1=Fa1;m2=Fa2 Gia tốc: a=Fm1+m2=FFa1+Fa2=a1a2a1+a2=2.62+6=1,5m/s2a=Fm1+m2=FFa1+Fa2=a1a2a1+a2=2.62+6=1,5m/s2 Câu 6: Dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10 m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị A. 245 N. B. 490 N. C. 940 N. D. 294 N. Đáp án đúng: A v0=0v0=0 , v=25,2km/h=7m/sv=25,2km/h=7m/s Ta có: a=v22s=722.10=2,45m/s2a=v22s=722.10=2,45m/s2 Lực tác dụng lên vật là: F=ma=100.2,45=245NF=ma=100.2,45=245N Câu 7: Một người đang đi xe máy với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy chướng ngại vật cách đó 10m. Biết khối lượng tổng cộng của người và xe máy là 130 kg. Coi chuyển động của xe là chuyển động thẳng biến đổi đều sau khi hãm. Để không đâm phải chướng ngại vật thì độ lớn lực hãm tổng cộng tác dụng lên xe thỏa mãn A.≤600N≤600 N . B. ≤650N≤650 N . C. ≥650N≥650 N . D.≥600N≥600 N . Đáp án đúng: C v0=36km/h=10m/sv0=36km/h=10m/s Để không đâm vào chướng ngại vật thì quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại s≤10ms≤10m Hay s=v202a≤10⇒a≥1022.10=5m/s2s=v022a≤10⇒a≥1022.10=5m/s2 ⇒F=ma≥130.5=650N⇒F=ma≥130.5=650N Câu 8: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là A. 4 N. B. 1 N. C. 2 N. D. 100 N. Đáp án đúng: C s=12at2s=12at2 ⇒a=2st2=2.222=1m/s2⇒a=2st2=2.222=1m/s2 F=ma=2.1=2NF=ma=2.1=2N Câu 9: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là A. 8 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 4 m. Đáp án đúng: B Gia tốc mà vật nhận được: a=Fm=22=1m/s2a=Fm=22=1m/s2 Quãng đường vật đi được: s=12at2=12.1.22=2ms=12at2=12.1.22=2m Câu 10: Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Kéo vật bằng lực F = 2N có phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2 s bằng A. 7 m. B. 14 cm. C. 14 m. D. 7 cm. Đáp án đúng: C Lực ma sát tác dụng lên vật: Fmst=μt.N=0,3.0,2.10=0,6NFmst=μt.N=0,3.0,2.10=0,6N Áp dụng biểu thức định luật II Newton →P+→N+−−→Fmst+→F=m→aP→+N→+Fmst→+F→=ma→ Chiếu lên phương chuyển động, theo chiều chuyển động của vật, ta có: F−Fmst=ma⇒a=F−Fmstm=2−0,60,2=7m/s2F−Fmst=ma⇒a=F−Fmstm=2−0,60,2=7m/s2 Quãng đường vật đi được sau 2s: s=12at2=12.7.22=14m 538 5 2
10 câu Trắc nghiệm Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang Câu 1: Đơn vị của moment lực M = F.d là A. m/s. B. N.m. C. kg.m. D. N.kg. Đáp án đúng: B Đơn vị của momen lực là N.m Do trong hệ SI, lực có đơn vị là N, cánh tay đòn có đơn vị là m. Câu 2: Cánh tay đòn của lực bằng A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật. C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay. Đáp án đúng: C Cánh tay đòn của lực bằng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực Câu 3: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay B. lực có giá song song với trục quay C. lực có giá cắt trục quay D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay Câu 4: Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị A. bằng không. B. luôn dương. C. luôn âm. D. khác không. Đáp án đúng: A Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật bằng không. Hay nói cách khác tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Câu 5: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là A. 200 N.m. B. 200 N/m. C. 2 N.m. D. 2 N/m. Đáp án đúng: C M=F.d=10.0,2=2N.m Câu 6: Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6N, có đầu A tì vào sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k = 250 N/m, theo phương thẳng đứng như hình 4. Độ dãn của lò xo khi thanh cân bằng là A. 4,8 cm. B. 1,2 cm. C. 3,6 cm. D. 2,4 cm. Đáp án đúng: B Sử dụng quy tắc momen lực, thanh cân bằng khi: M→P=M−−→Fdh⇔P.d1=Fdh.d2MP→=MFdh→⇔P.d1=Fdh.d2 ⇔P.AB2cosα=Fdh.AB.cosα⇔P.AB2cosα=Fdh.AB.cosα ⇒Fdh=k.Δl=P2⇒Δl=P2k=62.250=0,012m=1,2cm⇒Fdh=k.Δl=P2⇒Δl=P2k=62.250=0,012m=1,2cm Câu 7: Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực F1 và F2. Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên và có độ lớn 300 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi khoảng cách OC ? A. 1 m. B. 2 m. C. 3 m. D. 4 m. Đáp án đúng: C Điều kiện để thanh cân bằng là: M−→F1+M−→F3=M−→F2⇔F1.OA+F3.OC=F2.OBMF1→+MF3→=MF2→⇔F1.OA+F3.OC=F2.OB ⇒OC=F2.OB−F1.OAF3=200.5−50.2300=3m⇒OC=F2.OB−F1.OAF3=200.5−50.2300=3m Câu 8: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc a = 30°. Độ lớn lực F bằng A. 86,6 N. B. 100 N C. 50 N. D. 50,6 N. Đáp án đúng: A Điều kiện để thanh cân bằng: M→P=M→F⇔P.l2cos30o=F.l⇒F=P2cos30o=2002cos30o=86,6N Câu 9: Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu? A. 15 N. B. 20 N. C. 25 N. D. 30 N Đáp án đúng: B Điều kiện để thanh cân bằng: M−→PA=M−→PB⇔PA.OA=PB.OBMPA→=MPB→⇔PA.OA=PB.OB ⇒PB=PA.OAOB=30.2030=20N⇒PB=PA.OAOB=30.2030=20N Câu 10: Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực F= 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Lực cản của gỗ tác dụng vào đinh bằng A. 500 N. B. 1000 N. C. 1500 N. D. 2000 N. Đáp án đúng: B Để nhổ được cây đinh lên thì: Fc.d1=F.d2⇒Fc=F.d2d1=100.202=1000N 630 9 3
10 câu Trắc nghiệm Bài 23: Năng lượng. Công cơ học (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 23: Năng lượng. Công cơ học (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Đơn vị của công trong hệ SI là A.W. B. kg. C. J. D. N. Đáp án đúng: C Đơn vị của công trong hệ SI là J Câu 2: Đáp án nào sau đây là đúng? A. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ. B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật. C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số. D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật. Đáp án đúng: C A sai vì công là đại lượng vô hướng. B sai vì trong trường hợp lực vuông góc với phương chuyển động, A = 0. D sai vì vật chuyển động thẳng đều, hợp lực bằng 0. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực? A. Công thành danh toại. B. Ngày công của một công nhân là 200000 đồng. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC. Đáp án đúng: C Tác dụng lực, sinh công để làm mòn dần sắt thành cây kim. Câu 4: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc αα. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài s của mặt phẳng nghiêng là A. AFmsAFms = μ.m.g.sinα. B. AFmsAFms= - μm.g.cosα. C. AFmsAFms= μ.m.g.sinα.s. D. AFmsAFms= - μ.m.g.cosα.s. Đáp án đúng: D Dựa vào kiến thức đã học ở những bài trước, sử dụng kiến thức về động lực học, phân tích lực, sử dụng định luật 2 Newton. Ta có: N=P.cosα=mg.cosαN=P.cosα=mg.cosα Suy ra: Fms=μN=μmg.cosαFms=μN=μmg.cosα Do lực ma sát ngược hướng với chiều chuyển động nên: AFmst=−Fmst.s=−μ.mg.cosα.sAFmst=-Fmst.s=-μ.mg.cosα.s Câu 5: Một tàu thủy chạy trên sông theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5.103 N, thực hiện công là 15.106 J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường A. 300 m. B. 3000 m. C. 1500 m. D. 2500 m. Đáp án đúng: B Quãng đường: s=AF=15.1065.103=3000s=AF=15.1065.103=3000 m Câu 6: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách một lực 5 N trượt một khoảng dài 0,5 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương trùng với phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là A. 2,5 J. B. – 2,5 J. C. 0. D. 5 J. Câu 7: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra? A. Điện năng chuyển hóa thành động năng. B. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. C. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng. D. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng. Đáp án đúng: B Khi đun nước bằng ấm điện, điện năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng để làm sôi nước. Câu 8: Một vật có khối lượng 100 g trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 4 m, góc nghiêng 600 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng là A. - 0,02 J. B. - 2,00 J. C. - 0,20 J. D. - 0,25 J. Đáp án đúng: C Dựa vào kiến thức đã học ở những bài trước, sử dụng kiến thức về động lực học, phân tích lực, sử dụng định luật 2 Newton. Ta có: N=P.cosα=mg.cosαN=P.cosα=mg.cosα Suy ra: Fms=μN=μmg.cosαFms=μN=μmg.cosα Do lực ma sát ngược hướng với chiều chuyển động nên: A=−μmg.cosα.s=−0,1.0,1.10.cos60°.4=−0,2JA=-μmg.cosα.s=-0,1.0,1.10.cos60°.4=-0,2J Câu 9: Một vật khối lượng 10 kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20 N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2 m trên sàn thì lực thực hiện một công A. 20 J. B. 40 J. C. 20√3J203J D. 40√3J403J Đáp án đúng: C A=F.s.cosα=20.2.cos30=20√3JA=F.s.cosα=20.2.cos30=203J Câu 10: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8 m/s2. Vật có gia tốc không đổi là 0,5 m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3 s là: A. 110050 J. B. 128400 J. C. 15080 J. D. 115875 J. Đáp án đúng: D Áp dụng định luật II Newton: →F+→P=m→aF→+P→=ma→ Chiếu theo phương chuyển động ta có: F - P = ma => F = mg + ma = 5000.(9,8 + 0,5) = 51500N Quãng đường vật đi được sau 3s là: s=12a.t2=12.0,5.32=2,25ms=12a.t2=12.0,5.32=2,25m Công do cần cẩu thực hiện bằng: A = F.s = 51500.2.2,5 = 115875J 688 6 4
10 câu Trắc nghiệm Bài 24: Công suất (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 24: Công suất (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Đơn vị của công suất A. J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W. Đáp án đúng: D Đơn vị của công suất là W Câu 2: Công suất được xác định bằng A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. C. công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được. Đáp án đúng: B Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian Câu 3: Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian. B. luôn đo bằng mã lực (HP). C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ. D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra. Đáp án đúng: A A – đúng vì công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian. B – sai vì đơn vị công suất có thể là W, HP C, D – sai. Câu 4: Ki lô oát giờ là đơn vị của A. Hiệu suất. B. Công suất. C. Động lượng. D. Công. Đáp án đúng: D Ki lô oát giờ (kWh) là đơn vị của công, dựa vào công thức A = P.t Câu 5: Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là A. 0,4 W. B. 0 W. C. 24 W. D. 48 W. Đáp án đúng: B Khi ôm chồng sách, người đó có tiêu tốn năng lượng nhưng ko phải công cơ học vì có lực tác dụng nhưng ko làm cho chồng sách dịch chuyển. Nên A= 0 => P = 0 Câu 6: Một ô tô có công suất của động cơ là 100 kW đang chạy trên đường với vận tốc 36 km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là A. 1000 N. B. 104 N. C. 2778 N. D. 360 N. Đáp án đúng: B Đổi 36 km/h = 10 m/s. Trong trường hợp lực kéo của động cơ không đổi, công suất trung bình của động cơ bằng: P=At=F.st=F.v⇒F=Pv=100.100010=10000NP=At=F.st=F.v⇒F=Pv=100.100010=10000N Câu 7: Một máy kéo có công suất 5 kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800 N chuyển động đều được 10 m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện để kéo khúc gỗ đi được đoạn đường trên. A. 0,2 s. B. 0,4 s. C. 0,6 s. D. 0,8 s. Đáp án đúng: D Do máy kéo vật chuyển động thẳng đều nên F=Fmst→AF=AmstF=Fmst→AF=Amst Công do máy thực hiện bằng: A = P.t Độ lớn công của lực ma sát: Amst=Fmst.s=μt.N.s=0,5.800.10=4000JAmst=Fmst.s=μt.N.s=0,5.800.10=4000J Do máy chuyển động thẳng đều nên công của lực kéo và công của lực ma sát có độ lớn bằng nhau. →t=AmstP=40005000=0,8s→t=AmstP=40005000=0,8s Câu 8: Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s A. 2,5 W. B. 25 W. C. 250 W. D. 2,5 kW Đáp án đúng: C Hòn đá chuyển động lên đều nên lực nâng và trọng lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng nhau. Công do máy sinh ra là: A=P.tA=P.t Công tối thiểu để nâng vật lên là: AF=P.h=50.10=500JAF=P.h=50.10=500J Ta có A=ApA=Ap Công suất của máy để nâng vật là: P=Apt=5002=250WP=Apt=5002=250W Câu 9: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy từ trạng thái đứng yên với gia tốc là 4,6 m/s2 trong thời gian 5 s. Công suất trung bình của xe bằng A. 5,82.104 W. B. 4,82.104 W. C. 2,53.104 W. D. 4,53.104 W. Đáp án đúng: A P=At=Fst=ma12at2t=12.1,1.1000.4,62.5=58190W≈5,82.104WP=At=Fst=ma12at2t=12.1,1.1000.4,62.5=58190W≈5,82.104W Câu 10: Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2 s là A. 230,5 W. B. 250 W. C. 180,5 W. D. 115,25 W. Đáp án đúng: D Thời gian để vật rơi xuống đến đất là: tt=√2hg=√2.109,8=1,43st=2hg=2.109,8=1,43s Như vậy sau 1,2 s vật chưa chạm đất. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian này bằng: P=At=Pst=m.g.12.g.t2t=12m.g2.t=122.9,82.1,2=115,25WP=At=Pst=m.g.12.g.t2t=12m.g2.t=122.9,82.1,2=115,25W 603 5 4
10 câu Trắc nghiệm Bài 25: Động năng. Thế năng (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 25: Động năng. Thế năng (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Động năng là đại lượng A. vô hướng, luôn dương. B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. véc tơ, luôn dương. D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. Đáp án đúng: B Wd=12mv2Wd=12mv2, khi vật đứng yên, v = 0 => Wd = 0 Khi vật chuyển động, Wd > 0 Câu 2: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động năng. B. Cơ năng. C. Thế năng. D. Vận tốc. Đáp án đúng: C Khi vật chuyển động theo phương nằm ngang, độ cao của vật không thay đổi nên thế năng của vật không đổi. Câu 3: Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 8 lần. Đáp án đúng: B Động năng: Wd=12mv2Wd=12mv2 W′d=12m′v'2=12m2(4v)2=8.12mv2=8WdWd'=12m'v'2=12m2(4v)2=8.12mv2=8Wd Câu 4: Thế năng hấp dẫn là đại lượng A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực. D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. Đáp án đúng: B Wt = mgh , phụ thuộc vào giá trị của h nên có thể âm, bằng không hoặc dương do cách chọn mốc tính thế năng. Câu 5: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc vthì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là A. A = mv22mv22 B. A = −mv22-mv22 C. A = mv2 D. A = -mv2 Đáp án đúng: B Công của lực ma sát bằng độ biến thiên động năng của vật. Khi dừng lại thì vận tốc bằng 0. AFms=Wd2−Wd1=0−12mv2=−12mv2AFms=Wd2-Wd1=0-12mv2=-12mv2 Câu 6: Công của lực thế có đặc điểm A. không phụ thuộc vào độ lớn quãng đường, chỉ phụ thuộc và sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối. B. phụ thuộc vào độ lớn quãng đường đi được. C. không phụ thuộc vào sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối. D. phụ thuộc vào vận tốc chuyển động. Đáp án đúng: A Công của lực thế có đặc điểm: không phụ thuộc vào độ lớn quãng đường, chỉ phụ thuộc và sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối. Câu 7: Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1 m/s2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5 m là A. 104 J B. 5000 J. C. 1,5.104 J D. 103J. Đáp án đúng: B Vận tốc của ô tô khi đi được 5m là: v2 = 2as => √2as=√2.1.5=√10m/s2as=2.1.5=10m/s Wd=12mv2=121000.(√10)2=5000JWd=12mv2=121000.102=5000J Câu 8: Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Khi chọn mốc thế năng là mặt đường. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là A. 15 kJ ;-15 kJ. B. 150 kJ ; -15 kJ. C. 1500 kJ ; 15 kJ. D. 150 kJ ; -150 kJ. Đáp án đúng: B Chọn gốc thế năng là mặt đường Thế năng của vật tại M là: WM = mghM = 50.10.300 = 150000J Thế năng của vật tại N là: WN= mghN = 50.10.(-30) = -15000J Câu 9: Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v1thì có động năng Wd1=81JWd1=81J .Nếu vật chuyển động với vận tốc v2thì động năng của vật là Wd2=64JWd2=64J. Nếu vật chuyển động với vận tốc v3=2v1+v2v3=2v1+v2thì động năng của vật là bao nhiêu? A. 625 J. B. 226 J. C. 676 J. D. 26 J. Đáp án đúng: C Wd1=12mv21⇒v1=√2Wd1mWd1=12mv12⇒v1=2Wd1m Wd2=12mv22⇒v2=√2Wd2mWd2=12mv22⇒v2=2Wd2m Wd3=12mv23=12m(2v1+v2)2=12m4v21+12mv22+12m4v1v2Wd3=12mv32=12m(2v1+v2)2=12m4v12+12mv22+12m4v1v2 =4Wd1+Wd2+2m√2Wd2m.√2Wd2m=4Wd1+Wd2+4√Wd1+Wd2=4.81+64+4√81.64=676J=4Wd1+Wd2+2m2Wd2m.2Wd2m=4Wd1+Wd2+4Wd1+Wd2=4.81+64+481.64=676J Câu 10: Cần cẩu nâng một vật có khối lượng 100 kg lên độ cao 2 m. Tính công mà cần cẩu đã thực hiện. Lấy g = 9,8 m/s2. A. 200 J. B. 1960 J. C. 1069 J. D. 196 J. Đáp án đúng: B Lực nâng của cần cẩu có độ lớn tối thiểu bằng trọng lượng của vật. Công mà cần cẩu thực hiện: A = F.s = P.h = 100.9,8.2 = 1960 . 751 5 3
10 câu Trắc nghiệm Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang Câu 1: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN? A. thế năng giảm. B. cơ năng cực đại tại N. C. cơ năng không đổi. D. động năng tăng. Đáp án đúng là: C A – sai vì khi vật chuyển động lên trên so với mặt đất, thế năng tăng (chọn mốc thế năng ở mặt đất). B – sai vì cơ năng không đổi trong cả quá trình chuyển động. C – đúng vì nếu bỏ qua sức cản của không khí, cơ năng của vật được bảo toàn. D – sai vì động năng giảm dần. Câu 2: Trong chuyển động của con lắc đơn, khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng bằng động năng. C. thế năng đạt giá trị cực đại. D. cơ năng bằng không. Đáp án đúng là: C Chọn mốc tính thế năng tại vị trí thấp nhất (vị trí cân bằng), khi lên đến vị trí cao nhất, thế năng đạt giá trị cực đại, động năng bằng 0. Câu 3: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì A. thế năng của người giảm và động năng không đổi. B. thế năng của người tăng và của động năng không đổi. C. thế năng của người tăng và động năng tăng. D. thế năng của người giảm và động năng tăng. Đáp án đúng là: B Thang máy đi lên, độ cao của người tăng nên thế năng tăng. Thang máy chuyển động thẳng đều, vận tốc không đổi nên động năng không đổi. Câu 4: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là A. 500 J. B. 5 J. C. 50 J. D. 0,5 J. Đáp án đúng là: A Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Vật rơi tự do tức là không có lực cản, cơ năng của vật được bảo toàn. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: Wt1+Wt2=Wd1+Wd2⇔mgh=Wd2=1.10.50=500JWt1+Wt2=Wd1+Wd2⇔mgh=Wd2=1.10.50=500J Câu 5: Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động. A. 10 J. B. 12,5 J. C. 15 J. D. 17,5 J. Đáp án đúng là: A Cơ năng của vật tại vị trí ban đầu: Wt=mgh+12mv2=0,1.10.5+12.0,1.102=10JWt=mgh+12mv2=0,1.10.5+12.0,1.102=10J Trong quá trình chuyển động, bỏ qua lực cản không khí nên cơ năng của vật được bảo toàn Cơ năng của vật tại vị trí sau 0,5s là: W2 = W1 = 10J Câu 6: Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc v0 = 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng 1414 động năng khi vật có độ cao A. 16 m. B. 5 m. C. 4 m. D. 20 m. Đáp án đúng là: C Cơ năng của vật bằng: W=Wt+Wd=0+12mv2=120,05.202=10JW=Wt+Wd=0+12mv2=120,05.202=10J Tại độ cao h, thế năng = 1414 động năng: Wt=14Wd⇔Wt=15W⇒mgh=15WWt=14Wd⇔Wt=15W⇒mgh=15W ⇒h=W5mg=105.0,05.10=4m⇒h=W5mg=105.0,05.10=4m Câu 7: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là A. 2v2g2v2g B. v24gv24g C. v22gv22g D. v2gv2g Đáp án đúng là: B Chọn mốc thế năng ở mặt đất (thế năng tại mặt đất bằng không). Cơ năng của vật: W=Wt+Wd=0+12mv2=12mv2W=Wt+Wd=0+12mv2=12mv2 Khi động năng = thế năng: Wd=Wt⇒Wt=12WWd=Wt⇒Wt=12W ⇔mgh=12.12mv2⇒h=v24g⇔mgh=12.12mv2⇒h=v24g Câu 8: Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng A. -1500 J. B. -875 J. C. -1925 J. D. -3125 J. Đáp án đúng là: B Chọn mốc tính thế năng tại chân dốc. Cơ năng của vật tại đỉnh dốc: W1 = mgh = 10.10.20 = 2000J Cơ năng của vật tại chân dốc: W2=12mv2=1210.152=1125JW2=12mv2=1210.152=1125J Công của lực ma sát là: A=W2−W1=1125−2000=−875JA=W2-W1=1125-2000=-875J Câu 9: Vật đang chuyển động với vận tốc 25 m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50 m, đỉnh dốc cao 14 m, hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μt=0,25μt=0,25. Cho g=10m/s2. Vận tốc của vật ở đỉnh dốc là A. 33,80 m/s. B. 10,25 m/s. C. 25,20 m/s. D. 9,75 m/s. Đáp án đúng là: B Chọn mốc thế năng tại chân dốc. Cơ năng của vật ở chân dốc: W1=12mv2W1=12mv2 Cơ năng của vật khi ở đỉnh dốc: W2=mgh+12mv'2W2=mgh+12mv'2 Lực ma sát tác dụng lên vật: Fmst=μt.mg.cosαFmst=μt.mg.cosα Công của lực ma sát: Fmst=μt.N=μt.mg.cosαFmst=μt.N=μt.mg.cosα Ta có: W2−W1=Amst⇔mgh+12mv'2−12mv2=−μt.mg.√s2−h2W2-W1=Amst⇔mgh+12mv'2-12mv2=-μt.mg.s2-h2 ⇔12v2−gh−μt.g.√s2−h2=12v'2⇔12v2-gh-μt.g.s2-h2=12v'2 ⇒v'=√v2−2gh−2μtg√s2−h2⇒v'=v2-2gh-2μtgs2-h2 =√252−2.10.14−2.0,25.10.√502−142−10,25m/s252-2.10.14-2.0,25.10.502-142-10,25m/s Câu 10:Một ô tô bắt đầu chạy lên dốc với vận tốc 18 m/s thì chết máy. Dốc nghiêng 200 đối với phương ngang và hệ số ma sát trượt giữa các bánh xe với mặt đường là 0,3. Sau khi chạy lên dốc, xe chạy giật lùi trở xuống đến cuối dốc với vận tốc bằng A. 18 m/s B. 15 m/s C. 5,6 m/s. D. 3,2 m/s Đáp án đúng là: C Xe chạy lên dốc và xuống dốc đều chịu tác dụng lực ma sát như nhau 600 7 4
10 câu Trắc nghiệm Bài 27: Hiệu suất (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 27: Hiệu suất (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Để đưa một vật có khối lượng 250 kg lên độ cao 10 m người ta dùng một hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F = 1500 N. Lấy g = 10 m/s2. Hiệu suất của hệ thống là: A. 80%. B. 83,3%. C. 86,7%. D. 88,3%. Đáp án đúng là: B Công có ích để đưa vật lên là: Aci=P.h=m.g.h=250.10.10=25000JAci=P.h=m.g.h=250.10.10=25000J Do sử dụng ròng rọc động nên quãng đường sẽ tăng lên gấp đôi. Công toàn phần do lực tác dụng thực hiện: Atp = F.2s = 1500.2.10 = 30000J Hiệu suất của hệ thống bằng: H=AciAtp=2500030000=0,833=83,3%H=AciAtp=2500030000=0,833=83,3% Câu 2: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm 15 lít nước lên bể ở độ cao 10 m. Coi hao tổn không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Công suất của máy bơm bằng: A. 150 W. B. 3000 W. C. 1500 W. D. 2000 W. Đáp án đúng là: C Đổi 15 lít = 15 kg Công để đưa 15l nước lên độ cao 10m là: Aci = mgh = 15.10.10 = 1500J Coi hao tổn không đáng kể nên công của máy bơm bằng công có ích Suy ra Atp = Aci 1500J Công suất của máy bơm bằng: P=Atpt=15001=1500WP=Atpt=15001=1500W Câu 3:Một ô tô chạy 100 km với lực kéo không đổi là 700 N thì tiêu thụ hết 6 lít xăng. Hiệu suất của động cơ ô tô đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. A. 86% B. 52% C. 40% D. 36,23% Đáp án đúng là: D Công có ích để kéo xe di chuyển bằng: Aci=F.s=700.100.1000=70000000JAci=F.s=700.100.1000=70000000J Công toàn phần do đốt cháy nhiệt liệu xăng: Atp=mL=DVL=700.61000.4,6.107=193200000JAtp=mL=DVL=700.61000.4,6.107=193200000J Hiệu suất của động cơ bằng: H=AciAtp=70000000193200000=0,3623=36,23%H=AciAtp=70000000193200000=0,3623=36,23% Câu 4: Thác nước cao 45 m, mỗi giây đổ 180 m3 nước. Người ta dùng thác nước làm trạm thủy điện với hiệu suất 85%. Biết khối lượng riêng của nước là D = 103 (kg/m3). Công suất của trạm thủy điện bằng A. 68,85 MW. B. 81,00 MW. C. 95,29 MW. D. 76,83 MW. Đáp án đúng là: A Khối lượng nước đổ xuống mỗi giây là: m = D.V = 103.180 = 180000kg Công có thể sinh ra khi nước đổ xuống đến chân thác trong mỗi giây là: Atp=mgh=18000.10.45=81000000JAtp=mgh=18000.10.45=81000000J Gọi Aci là phần công có ích để phát điện trong mỗi giây Ta có:P=AciAtp⇒Aci=H.Atp=0,85.8100000=68850000JP=AciAtp⇒Aci=H.Atp=0,85.8100000=68850000J Suy ra công suất của máy phát điện: P=Acit=68850000W=68,85MWP=Acit=68850000W=68,85MW Câu 5:Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10 m. Hiệu suất của máy bơm là 70%. Lấy g = 10 m/s2. Biết khối lượng riêng của nước là D = 103 (kg/m3). Sau nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công bằng A. 1500 kJ. B. 3875 kJ. C. 1890 kJ. D. 7714 kJ. Đáp án đúng là: B Công có ích để đưa 15l nước lên cao 10 m trong mỗi giây là: A = mgh = DVgh = 103.15103.10.10=1500J103.15103.10.10=1500J Công toàn phần máy bơm sinh ra trong mỗi giây là: Atp=AciP=15000,7=2142,86JAtp=AciP=15000,7=2142,86J Công mà máy bơm thực hiện được sau nửa giờ: A = P.t = 2142,86.0,5.3600 = 3857148J Câu 6: Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5 kW kéo một vật có trọng lượng 12 kN lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90 s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ bằng A. 100%. B. 80%. C. 60%. D. 40%. Đáp án đúng là: B 530 7 5


Bài viết đã được duyệt

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 13 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 13 Kết nối tri thức đề - Tuyển chọn lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. 431
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập KHTN 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT KHTN 7. 402
SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học Nguyễn Trang Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học | Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập KHTN 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT KHTN 7. 840
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. 457
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. 541
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. 575
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. 692
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 18 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 18 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. 680
SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Nguyễn Trang Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Kết nối tri thức- Tuyển chọn lời giải sách bài tập KHTN 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT KHTN 7. 1.2 K
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 19 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 19 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. 604
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 20 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 20 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập KHTN 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT KHTN 7. 745
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 21 Kết nối tri thức Nguyễn Trang SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 21 Kết nối tri thức - Tuyển chọn lời giải sách bài tập KHTN 7 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh làm bài tập trong SBT KHTN 7. 742