SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16 Kết nối tri thức

535

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16 trong Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập KHTN lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 16.

GIẢI SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16 Tập 1

Bài 4.9 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc trên bên phải của bảng tuần hoàn.

B. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn.

C. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn.

D. Các nguyên tố phi kim nằm ở cuối bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn.

Các nguyên tố phi kim chủ yếu ở góc trên bên phải của bảng.

Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

Bài 4.10 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA.

B. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

C. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.

D. Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp riêng thành hai dãy cuối bảng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các nguyên tố kim loại gồm:

+ Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA và một số nguyên tố nhóm IVA, VA, VIA.

+ Các nguyên tố thuộc nhóm IB đến VIIIB, các nguyên tố lanthanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng.

Bài 4.11 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn.

B. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể lỏng.

C. Ở điều kiện thường, tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí.

D. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí.

Bài 4.12 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố ở nhóm VA, chu kì 3 và nguyên tố ở nhóm VIIIA, chu kì 2.

Lời giải:

+ Nguyên tố ở nhóm VA, chu kì 3 là phosphorus (P);

+ Nguyên tố ở nhóm VIIIA, chu kì 2 là neon (Ne).

Bài 4.13 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố và phổ biến nhất trong vũ trụ. Hãy cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố hydrogen và cho biết nó ở chu kì nào và nhóm nào trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Hydrogen kí hiệu hóa học là H, ở chu kì 1, nhóm IA.

Bài 4.14 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trên Trái Đất, tồn tại chủ yếu trong cát và là chất hóa học phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Hãy cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố silicon và cho biết nó ở chu kì nào và nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

Lời giải:

Silicon kí hiệu hóa học là Si, ở chu kì 3, nhóm IVA.

Bài 4.15 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Viết kí hiệu hóa học và tên của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, VIIA và VIIIA ở chu kì 2.

Lời giải:

Nhóm

IA

IIA

VIIA

VIIIA

Nguyên tố thuộc chu kì 2

Kí hiệu hóa học

Li

Be

F

Ne

Tên

Lithium

Beryllium

Fluorine

Neon

Bài 4.16 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Nguyên tố Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Hỏi nguyên tử của nguyên tố Mg có bao nhiêu lớp electron và bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

Lời giải:

+ Nguyên tố Mg thuộc chu kì 3 nên có 3 lớp electron.

+ Nguyên tố Mg thuộc nhóm IIA nên có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 18

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá