Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17 trong Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập KHTN lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 17.
GIẢI SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17 Tập 1
Bài 4.17 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Biết nguyên tố P ở nhóm VA, chu kì 3. Hãy cho biết nhận định sau đúng hay sai và giải thích: “Nguyên tử P có 5 lớp electron và 3 electron ở lớp ngoài cùng”.
Lời giải:
Nhận định: “Nguyên tử P có 5 lớp electron và 3 electron ở lớp ngoài cùng” là sai vì:
+ Nguyên tố P ở nhóm VA nên có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
+ Nguyên tố P ở chu kì 3 nên có 3 lớp electron.
Bài 4.18 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Trong tự nhiên có khoảng 25 nguyên tố cần thiết cho sự sống. Trong đó nguyên tố X (thuộc nhóm VIIA, chu kì 5 trong bảng tuần hoàn) là nguyên tố vi lượng mà hàng ngày con người cần khoảng 0,15 miligam cho hoạt động của tuyến giáp, nếu thiếu nguyên tố X có thể gây bướu cổ. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu và khối lượng nguyên tử của nguyên tố X.
Lời giải:
Nguyên tố X là iodine. Kí hiệu hóa học là I, số hiệu nguyên tử 53, khối lượng nguyên tử 127 amu.
Bài 4.19 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Nguyên tố X (Z = 11) là nguyên tố có trong thành phần của muối ăn. Hãy cho biết tên nguyên tố X và vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử X. X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
Lời giải:
X là sodium hay natri, kí hiệu hóa học là Na.
Na có 3 lớp electron, 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Na thuộc chu kì 3, nhóm IA.
Mô hình sắp xếp electron ở vỏ của Na như sau:
Bài 4.20 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Nguyên tố X (Z = 20) là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm sữa. Sự thiếu hụt một lượng rất nhỏ của X trong cơ thể đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của xương và răng, nhưng cơ thể nếu thừa nguyên tố X lại có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Hãy cho biết tên nguyên tố X và vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử X. X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng. Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn.
Lời giải:
X là calcium (Ca), có mô hình sắp xếp electron ở lớp vỏ nguyên tử:
Nguyên tử Ca có 4 lớp electron, 2 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy Ca ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.
Bài 4.21 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong số các nguyên tố: Na, K, Mg, Ba, Be, B, C, N, O, Ar, những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kì, đó là chu kì nào?
Lời giải:
+ Các nguyên tố: Na, Mg, Ar thuộc cùng một chu kì 3.
+ Các nguyên tố Be, B, C, N, O thuộc cùng một chu kì 2.
Bài 4.22 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong số các nguyên tố: Na, K, Mg, Ba, Be, B, C, N, O, Ar, những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm, đó là nhóm nào?
Lời giải:
+ Các nguyên tố Na, K thuộc cùng nhóm IA;
+ Các nguyên tố Mg, Ba, Be thuộc cùng nhóm IIA.
Bài 4.23 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong số các nguyên tố: Na, Cl, Fe, K, Kr, Mg, Ba, C, N, S, Ar, những nguyên tố nào là kim loại. Những nguyên tố nào là phi kim? Những nguyên tố nào là khí hiếm?
Lời giải:
a) Các nguyên tố kim loại: Na, Fe, K, Mg, Ba.
b) Các nguyên tố phi kim: Cl, C, N, S.
c) Các nguyên tố khí hiếm: Kr, Ar.
Bài 4.24 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Hãy tìm hiểu và cho biết:
a) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng, ở điều kiện thường. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết nguyên tố đó ở ô bao nhiêu.
b) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin (chất có khả năng vận chuyển oxygen từ phổi đến các tế bào), nếu thiếu nguyên tố này cơ thể chúng ta sẽ mắc bệnh thiếu máu. Hãy kể ra ít nhất 3 ứng dụng trong đời sống của nguyên tố kim loại đó.
c) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố khí hiếm được dùng để bơm vào bóng bay hoặc khinh khí cầu.
Lời giải:
a) Nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là Hg, thủy ngân (mercury), ô số 80.
b) Nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin là Fe, sắt (iron).
Một số ứng dụng của Fe trong đời sống:
+ Làm vật liệu xây dựng;
+ Làm đồ dùng cá nhân: dao, kéo …
+ Làm đồ nội thất: khung cửa, cầu thang …
c) Nguyên tố khí hiếm được dùng để bơm vào bóng bay hoặc khinh khí cầu là helium, He.
Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.