Top 50 bài Tóm tắt truyện Cố hương

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 Tóm tắt truyện Cố hương hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 9 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Tóm tắt truyện Cố hương

Giới thiệu vài nét về nhà văn Lỗ Tấn

Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học Trung Quốc thế kỉ XX.  Ông xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút. Sau 4 lần đổi nghề, năm 1907, Lỗ Tấn quyết định làm nghề viết văn.

Tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Truyện vừa: AQ chính truyện,…

Nội dung: phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa

Phong cách nghệ thuật:

Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Ông là người khởi xướng đổi mới hình thức thể loại truyện ngắn và phát triển thể loại tạp văn.

Về bút danh: Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ – bà Lỗ Thụy và chữ Tấn trong chữ tấn hành nghĩa là đi nhanh lên, do lúc nhỏ Lỗ Tấn thường đi học muộn, bị thầy giáo phê bình, ông khắc lên bàn hai chữ tấn hành để tự nhắc nhở mình cần nhanh hơn; sau này ghi nhớ kỉ niệm đó và cũng để nhắc nhở mình nên ông lấy bút danh Lỗ Tấn.

Cuối thế kỉ XIX, do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nga, Nhật, Anh, Pháp, Đức) nên Trung Quốc thành một nước nửa pk nửa thuộc địa ốm yếu, què quặt, lạc hậu. Thanh niên TQ cuối XIX-đầu XX đều trăn trở tìm đường “cứu vong” cho dân tộc. Lỗ Tấn là một trong những người tiên phong đó. Tuổi trẻ, ông đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho tương lai dân tộc: lúc đầu vì mong ước đi nhiều nơi nên ông học nghề hàng hải, sau đó ông thấy đất nước có nhiều tài nguyên và nghĩ khai thác tài nguyên làm giàu cho đất nước nên đổi sang nghề khai mỏ.

Và rồi nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật, lúc này ông chứng kiến có nhiều người bệnh nghèo không có thuốc chữa trị, một số người chết vì những phương thuốc lạc hậu (giống như cha ông: chữa bệnh phù thủng bằng phương thuốc là rễ cây mía kinh sương 3 năm và một đôi dế đủ cả con đực, con cái) nên ông chọn học nghề y với hi vọng về nước sẽ chạy chữa cho những con bệnh vì ngu dốt bị lừa bịp mà chết, lúc chiến tranh sẽ xin vào quân y.

Nhưng rồi nhân một lần xem phim thời sự giữa giờ học, Lỗ Tấn thấy cảnh một người Trung Quốc bị quân Nhật trói ở giữa chuẩn bị xử chém, xung quanh là những kẻ đứng xem, người nào người nấy thân thể khỏe mạnh còn vẻ mặt thì đần độn. Từ đó ông nhận thấy học thuốc không còn là việc quan trọng vì dân mà còn ngu muội, hèn nhát thì dù thân thể có khoẻ mạnh, cường tráng cũng chỉ có thể làm thứ người mà người ta đem ra chém đầu thị chúng và và thứ người đứng xem vô vị như thế kia mà thôi. Cho nên điều trước tiên là phải biến đổi tinh thần họ. Và theo ông để làm điều đó không gì hiệu quả bằng văn nghệ nên cuối cùng ông theo nghề viết văn để thức tỉnh quốc dân đồng bào.

Con đường gian nan để chọn ngành chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.

Chủ đề nổi bật trong sáng tác của Lỗ Tấn: chọn đề tài từ cuộc sống của những người bất hạnh trong xh với bệnh tật, với mục đích lôi hét bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa: phép thắng lợi tưởng tượng, an phận, cam chịu, dửng dưng, vô cảm… Ông còn có 16 tập tạp văn, 75 bài thơ…

Bác Hồ thời trẻ rất thích đọc tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn vì ở đây có sự gặp gỡ của lí tưởng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, sự đồng điệu hai tâm hồn nghệ sĩ, sự gặp gỡ của 2 ngòi bút châm biếm chính trị…Nhà thơ, nhà phê bình văn học Trung Quốc – Quách Mạc Nhược từng nói: “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn.” Câu nói này cho thấy tầm ảnh hưởng lớn lao của nhà văn Lỗ Tấn đối với văn hóa, văn nghệ Trung Quốc.

Những năm 30 của thế kỉ XX, nhà văn Lỗ Tấn từng được đề cử làm ứng viên giải thưởng Nô-ben về văn học nhưng ông từ chối với lời tâm sự cùng bạn bè: “Nếu lấy tiền thưởng rồi không viết được gì hay hơn thì thật xấu hổ; chi bằng cứ sống nghèo khổ không tiếng tăm gì nhưng nhàn tâm mà hơn”. Năm 1981, Lỗ Tấn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Ông còn được xem là “linh hồn dân tộc” Trung Hoa.

Video Tóm tắt truyện Cố hương

Video Tóm tắt truyện Cố hương

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 1

Sau hơn 20 năm xa cách trở lại quê nhà, nhân vật “tôi” trở lại thăm quê lần cuối để đưa cả gia đình đến nơi khác sinh sống. Chuyến thăm quê đã mang đến cho nhân vật “tôi” nhiều cảm xúc đặc biệt, nhiều hơn cả đó chính là sự xót xa, buồn bã trước sự thay đổi của cảnh vật cũng như con người nơi đây.

Cảnh quê thanh bình, giản dị nhưng tươi đẹp trong kí ức của nhà thơ nay đã trở nên xơ xác, tiêu điều đến đau lòng, con người cũng đã đổi khác, không còn vẻ thật thà, chân chất mà trở nên thực dụng, trì độn hơn. Nhuận Thổ, người bạn thời thơ ấu của nhân vật “tôi” không còn là cậu bé ngây thơ, nhanh nhẹn mà đã trở thành người đàn ông khắc khổ, thực dụng.

Nhân vật “tôi” cùng gia đình rời quê hương vào một buổi chiều muộn, “tôi” hi vọng con người, quê hương của mình sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 2

Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của Lỗ Tấn in trong tập Gào thét (1923). Thông qua việc kể lại chuyến về quê lần cuối cùng và những suy ngẫm, rung cảm của bản thân trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở quê hương, tác giả đã kín đáo phê phán chế độ phong kiến hủ bại, đồng thời đề cập đến con đường giải phóng nông dân ra khỏi những ràng buộc vô hình, những nghiệt ngã của xã hội đương thời.

Nhân vật tôi trở về sau hơn hai mươi năm đã trở về thăm làng cũ với ý định từ giã nó lần cuối cùng. Làng quê trong ký ức của nhân vật tôi không giống với hình ảnh trước mắt. Những con người ngày xưa cũng đã đổi khác, cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đặc biệt là người bạn thân thiết lúc thuở nhỏ – Nhuận Thổ đã không còn là cậu bé hoạt bát khi xưa. Nhuận Thổ của hiện tại là một người đàn ông khổ cực và thụ động.

Cuộc gặp gỡ và chia tay với những người trong làng diễn ra nhanh chóng. Nhân vật tôi và gia đình rời đi trong một buổi chiều ảm đạm. Tôi nghĩ đến tình bạn của cháu Hoàng với Thủy Sinh – con trai của Nhuận Thổ, với niềm hy vọng về một cuộc đời mới mà những đứa trẻ sẽ được sống tốt đẹp hơn.

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 3

Cố hương là câu chuyện về chuyến hành hương của nhân vật tôi sau hơn hai mươi năm xa quê chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. Sau ngần ấy thời gian trở về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra sự thay đổi theo chiều hướng xấu của quê hương, của những người đồng hương cũ, đặc biệt là người bạn thân thưở nhỏ tên Nhuận Thổ.

Nhân vật tôi buồn bã rời quê hương với niềm hi vọng cho một tương lai tươi sáng hơn ở nơi đây. Từ những đổi thay đến đau lòng ấy, Lỗ Tấn đã nhìn thẳng vào sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ, đồng thời đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội.

Top 50 bài Tóm tắt truyện Cố hương (ảnh 1)

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 4

Trước khi cùng gia đình chuyển đến nơi khác làm ăn, sinh sống, nhân vật “tôi” đã trở về thăm lại quê hương sau 20 năm xa cách. Làng quê hiện lên trong kí ức đẹp hơn làng quê thực tại. Sự đổi khác trong khung cảnh và cả con người quê hương khiến “tôi” ngỡ ngàng, không nhận ra. Rời quê hương trong lòng tác giả có nhiều điều muộn phiền, kì vọng vào thế hệ tương lai sẽ tìm ra “con đường mới” đưa người nông dân và cả đất nước thoát khỏi tình cảnh bi đát như hiện tại.

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 5

Truyện ngắn Cố hương thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự đổi thay của làng quê.

Nhân vật “tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách. Lúc này thời tiết đang độ giữa đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ hiện lên trong ký ức làm nhân vật “tôi” thấy không vui, về thăm làng chuyến này, nhân vật “tôi” có ý định từ giã quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.

Nhân vật “tôi” nhớ đến người bạn cũ thủa nhỏ là Nhuận Thổ: một cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên. Ngày ấy hai đứa trẻ chơi thân với nhau. Sau 20 năm xa cách gặp lại, nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều: Anh trở thành một người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi.

Nhân vật “tôi” buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sau này sẽ ra sao. Hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng một sự đổi thay.

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 6

Tác phẩm “Cố hương” là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX. Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả phản ánh thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc, đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Chuyến về thăm quê sau 20 năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” nhận ra một điều rất đáng buồn là quê hương mình đã đổi thay quá nhiều so với 20 năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng.

Làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều. Con người già đi, xấu thêm và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hi vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

Tóm tắt truyện Cố hương– Mẫu 7

Cố hương – Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của Lỗ Tấn thông qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi’. Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của Xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm.

Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu.

Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.

Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 8

 “Cố hương” kể về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật “tôi” trước khi cùng gia đình dọn nhà đến nơi khác sinh sống. Trở về quê sau nhiều năm xa cách, “tôi” xót xa nhận ra những thay đổi của làng quê, của những người dân quê nơi đây.

Khung cảnh làng quê trở nên tiêu điều, vắng vẻ hơn, đặc biệt là Nhuận Thổ, người bạn gắn bó suốt thời thơ ấu với nhân vật “tôi” cũng trở nên tàn tạ, đổi khác. Từ những thay đổi của quê hương, tác giả đã đề cập đến những vấn đề bức xúc trong xã hội Trung Hoa xưa, tác giả gửi gắm hi vọng vào một xã hội tươi sáng hơn trong tương lai.

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 9

Về quê sau 20 năm trời xa cách, tác giả quay trở lại nơi mình gắn bó suốt thời thơ ấu. Quê hương nay đã đổi khác, không còn giống trong kí ức của tác giả, ngay người bạn tuổi thơ Nhuận Thổ nay cũng đã thay đổi đến mức không còn nhận ra cậu bé đáng yêu, nhanh nhẹn ngày nào. Tác giả rời quê hương trong tâm trạng ưu tư với nhiều nỗi muộn phiền, hi vọng quê hương sẽ đổi khác và tiến lên trong tương lai.

Top 50 bài Tóm tắt truyện Cố hương (ảnh 2)

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 10

Nhân vật tôi trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng, nhìn thấy làng quê mình trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi.

Những con người xưa cũng đã thay đổi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Đặc biệt làn Nhuận Thổ – người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu khi phải chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời.

Rời quê ra đi, nhân vật tôi nghĩ đến tình bạn của cháu Hoàng và Thủy Sinh (con trai của Nhuận Thổ) với hy vọng về một con đường tươi sáng cho đất nước. Trong tâm trạng buồn, nhân vật tôi suy tư về con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa tiến lên.

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 11

Sau hai mươi năm sống xa nhà, tác giả về thăm quê cũ giữa mùa đông lạnh giá. Ngồi trên thuyền, thấy khung cảnh ven sông tiêu điều, lòng ông dâng lên cảm xúc buồn thương khó tả. Đây là lần ông về quê để cùng người thân giải quyết chuyện bán nhà, đưa gia đình đến nơi khác làm ăn.

Về đến nơi, ông được mẹ già chạy ra đón. Mọi người đang bận rộn thu dọn đồ đạc. Nghe mẹ nhắc tới Nhuận Thổ, tác giả lập tức nhớ lại những kỉ niệm thần tiên của thời thơ ấu. Nhuận Thổ là con trai người làm mướn cho gia đình tác giả cách đây hơn hai chục năm. Lúc ấy, Nhuận Thổ mới lên mười. Mỗi lần theo cha đến nhà, Nhuận Thổ thường kể cho “tôi” nghe cách bẫy chim sẻ, cách bắt con tra hay ăn trộm dưa và nhiều chuyện khác, khiến “tôi” say mê, thán phục.

Tác giả gặp lại mấy người hàng xóm cũ, trong đó có Nhuận Thổ. Cuộc sống vất vả, lam lũ, đông con đã khiến Nhuận Thổ thành một người hoàn toàn khác. Hình dáng tiều tụy, thảm hại, mặt mũi ngơ ngác, đần độn. Không còn chút dấu vết nào của Nhuận Thổ khi xưa.

Mấy ngày sau, cả gia đình tác giả rời quê. Khi con thuyền đã xa làng, tác giả vẫn trĩu nặng nỗi suy tư về cảnh vật và con người ở cố hương. Ông cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đáng buồn ấy và cầu mong cho con cháu của Nhuận Thổ sau này sẽ tìm ra cách sống mới để không còn phải khổ cực như ông cha nữa.

Tóm tắt truyện Cố hương – Mẫu 12

Nhân vật tôi về thăm quê cũ sau hơn 20 năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn được như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỉ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ, anh ta tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở hơn trước. “Tôi” ra đi mà không luyến tiếc với hy vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương.

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Văn mẫu
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
655 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
732 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
593 1 0
Tải xuống