30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 bài 35 (có đáp án) chọn lọc

Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh học. Mời các bạn đón xem:

Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

A/Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm có:

A.   Đất-nước-không khí   

B.   Đất-nước-không khí-sinh vật

C.   Đất-nước-không khí-trên cạn

D.   Đất-nước-trên cạn-sinh vật

Đáp án:

Môi trường sống của sinh vật gồm có đất-nước-trên cạn-sinh vật

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?

I. Đặc trưng và không đặc trưng

II. Tự nhiên và nhân tạo

III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật

IV. Tự nhiên và xã hội

V. Vô sinh và hữu sinh

A.   I, II.

B.   II, III.

C.   III, IV.

D.   III, V.

Đáp án:

Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo: III và V

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

A.   Nước có nhiều khoáng hơn đất.

B.   Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.

C.   Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.

D.   Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

Đáp án:

Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Điểm khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn nào sau đây là đúng?

A.   Khoáng chất ở trên cạn nhiều hơn dưới nước.

B.   Ánh sáng dưới nước nhiều hơn ở trên cạn.

C.   Nhiệt độ trên cạn luôn cao hơn dưới nước.

D.   Nồng độ oxy dưới nước thấp hơn trên cạn.

Đáp án: 

Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là

A.   Trên cạn

B.   Sinh vật

C.   Đất

D.   Nước

Đáp án:

Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là

A.   Trên cạn

B.   Sinh vật

C.   Đất

D.   Nước

Đáp án:

Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là ở nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:

A.   Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.

B.   Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh

C.   Nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước.

D.   Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.

Đáp án:

Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là: vô sinh và hữu sinh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Các nhân tố sinh thái bao gồm:

A.   Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật.

B.   Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.

C.   Nhóm nhân tố si nh thái hữu sinh.

D.   Cả B và C.

Đáp án:

Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là: vô sinh và hữu sinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên sinh vật:

A.   Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

B.   Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

C.   Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết…

D.   Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.

Đáp án:

Nhân tố sinh thái vô sinh là: các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh là nhân tố mà tác động lên sinh vật:

A.   bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

B.   không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

C.   không liên quan đến khí hậu, thời tiết…

D.   phụ thuộc vào mật độ quần thể..

Đáp án:

Nhân tố sinh thái vô sinh là: các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

Đáp án cần chọn là: B

B/ Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

Câu 11: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có vùng phân bố

A.   phổ biến.

B.   rộng.

C.   vừa phải.

D.   hẹp.

Đáp án:

Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có vùng phân bố hẹp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

A.   Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B.   Mỗi loài cư trú ở một vị trí khác nhau trong không gian

C.   Phân chia thời gian kiếm ăn khác nhau trong ngày

D.   Mức độ cạnh tranh khác loài.

Đáp án:

Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

Xảy ra sự cạnh tranh khác loài. Dẫn đến các loài phải thu hẹp ổ sinh thái của mình lại để giảm sự cạnh tranh xuống mức có thể chấp nhận được

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

A.   mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B.   cạnh tranh khác loài.

C.   mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.   

D.   mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

Đáp án:

Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loại gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loại sẽ làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài

A.   Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh

B.   Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu

C.   Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau

D.   Những loại có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu

Đáp án:

Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh, không phải càng yếu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Cho các khẳng đính sau đây, có bao nhiêu khẳng đinh đúng?

(1) Sự trùng lặp về ổ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài với nhau.

(2) Khi ổ sinh thái giao nhau thì có thể xảy ra sự cạnh tranh nhưng cũng có thể không xảy ra cạnh tranh.

(3) Những loài có ổ sinh giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh.

(4) Các loài sống chung với nhau mà không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ sinh thái khác nhau.

A.   2

B.   4

C.   3

D.   1

Đáp án:

Các khẳng định đúng là (1), (3), (4)

(2) sai, Những loài có ổ sinh thái không giao nhau → không cạnh tranh

Những loài có ổ sinh thái giao nhau → cạnh tranh, sự trùng lặp trong ổ sinh thía càng lớn thì sự cạnh tranh giữa các các thể trong quần thể càng gay gắt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng về ổ sinh thái?

A.   Các loài có ổ sinh thái giao nhau càng nhiều thì càng dễ sống chung với nhau.

B.   Ổ sinh thái là nơi cư trú của một loài xác định.

C.   Số lượng loài càng lớn thì ổ sinh thái của mỗi loài càng có xu hướng được mở rộng.

D.   Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau.

Đáp án:

Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Cho các nhận định về ổ sinh thái:

(1) Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

(2) Ổ sinh thái đặc trưng cho loài

(3) Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân ly ổ sinh thái.

(4) Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng ?

A.   1

B.   2

C.   4

D.   3

Đáp án:

Các nhận định đúng về ổ sinh thái là: (2),(3),(4)

Ý (1) sai vì ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,60C. Trong điều kiện nắng ấm của miền Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong  năm thấp hơn miền nam là 4,80C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày, cho các nhận xét sau:

1. Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 độ/ngày

2. Nhiệt độ trung bình của miền Nam là 30,6 độ C

3. Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 độ C

4. Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền bắc là 9 thế hệ.

5. Số thế hệ sâu trung bình ở miền nam là 7 thế hệ  

Số nhận xét đúng là:

A.   3

B.   4

C.   1

D.   2

Đáp án:

Đặt lượng nhiệt trung bình miền Nam là x

→ Lượng nhiệt trung bình miền Bắc là x – 4,8

Tổng lượng nhiệt mà sâu cần trong toàn bộ chu trình phát triển là :

     56.(x – 9,6) = 80.(x – 4,8 – 9,6)

Giải ra, x = 25,6

Vậy nhiệt độ trung bình miền Nam là 25,6oC

Nhiệt độ trung bình miền Bắc là 20,8oC

1, Tổng nhiệt hữu hiệu  là : (25,6 – 9,6)x56 = 896oC

2 sai

3 đúng

4 số thế hệ sâu trung bình ở miền Bắc là 365/80 = 5 thế hệ

5 số thế hệ sâu trung bình ở miền Nam là 365/56 = 7 thế hệ

Vậy các nhận xét đúng là (1) (3) (5)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Loài sâu có tổng nhiệt hữu hiệu là 5600C/ngày, có ngưỡng nhiệt phát triển là 100C, nhiệt trung bình của mà hè là 300C thì số ngày trung bình của một thế hệ là:

A.   18 ngày

B.   8 ngày

C.   38 ngày.

D.   28 ngày.

Đáp án:

Từ công thức tổng nhiệt hữu hiệu là S = (T – C ).N, ta có:

560 = (30-10).N

→ N = 28 ngày

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây:

(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .

(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.

(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.

(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.

A.   (1), (3), (4) .  

B.   (1), (2), (4).

C.   (2), (3), (4).  

D.   (1), (2), (3).

Đáp án:

Con người ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào các hoạt động : (1) , (3) , (4)

Đáp án cần chọn là: A

C/ Sự thích nghi sinh vật với môi trường sống

Câu 21: Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu

A.   mùa

B.   thuỷ triều.

C.   ngày, đêm.

D.   tuần trăng.

Đáp án:

Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu ngày đêm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Hiện tượng nào dưới đây là nhịp sinh học theo mùa?

A.   Ngủ đông của động vật biến nhiệt

B.   Sự di trú của một số loài chim

C.   Sự hoá nhộng của sâu sòi ở Hà Nội

D.   Tất cả đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Hiện tượng nhịp sinh học theo mùa là: A, B, C.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Trong tầng nước ven bờ các loài tảo phân bố khác nhau theo các tầng nước, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là:

A.   thành phần và cường độ ánh sáng

B.   nhiệt độ

C.   đặc điểm cấu tạo

D.   nguyên nhân khác.

Đáp án: 

Trong tầng nước ven bờ các loài tảo phân bố khác nhau theo các tầng nước do thành phần và cường độ ánh sáng khác nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Trên một sườn núi, các loài thực vật phân bố khác nhau theo độ cao là do:

A.   thành phần và cường độ ánh sáng

B.   nhiệt độ

C.   đặc điểm cấu tạo

D.   nguyên nhân khác.

Đáp án:

Trên một sườn núi, các loài thực vật phân bố khác nhau theo độ cao là do nhiệt độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Tại sao việc duy trì nhiệt độ cơ thể cao (ví dụ 370C) là vấn đề thách thức hơn đối với động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn ?

A.   Động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn ( trên một gam khối lượng cơ thể) so với động vật lớn hơn.

B.   Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.

C.   Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể nhỏ hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường

D.   Động vật nhỏ hơn không thể run lên với tốc độ đủ nhanh để tạo ra nhiệt lượng trong cơ.

Đáp án:

Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn thì?

A.   Mất nhiệt lớn hơn.

B.   Mất nhiệt ít hơn

C.   Không thể so sánh.

D.   Mất nhiệt như nhau

Đáp án:

Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Hiện tượng không phải nhịp sinh học là

A.   lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm.

B.   dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm

C.   cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào

D.   cây ôn đới rụng lá vào mùa đông

Đáp án:

Cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào là ứng động của cây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Hiện tượng nào sau đây là nhịp sinh học?

A.   lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm.

B.   Cú mèo bắt chuột làm thức ăn

C.   cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào

D.   Lúa bị đổ do bão

Đáp án:  

Đáp án đúng là A

Cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào là ứng động của cây.

Cú mèo bắt chuột làm thức ăn là tập tính. Lúa bị đổ do bão nguyên nhân do yếu tố môi trường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Nhịp sinh học là

A.   khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.

B.   khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường.

C.   khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường.

D.   sự thay đổi theo chu kì của sinh vật trước môi trường.

Đáp án:

- Nhiều yếu tố tự nhiên nhất là những yếu tố khí hậu biến đổi có chu kì theo các quy luật thiên văn: vận động của Trái Đất quanh trục của mình hay trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, sự vận động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với sự dao động của thủy triều. Tính chu kì đó đã quyết định đến mọi quá trình sinh lí – sinh thái diễn ra ngay trong cơ thể của mỗi loài, tạo cho sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu chuẩn xác như chiếc đồng hồ sinh học.

Đáp án cần chọn là: C

 Câu 30: Nhịp sinh học là:

A.   Sự thay đổi về tập tính của động vật

B.   Sự thay đổi đặc điểm cấu tạo cơ thể theo tác động môi trường

C.   Phản ứng cơ thể với những thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường

D.   Sự thay đổi các hoạt động ở sinh vật theo điều kiện môi trường

Đáp án:

Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 12
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Top 30 Đề thi Học kì 1 Sinh học 10 (Cánh diều 2023) có đáp án Admin Vietjack Tổng hợp bộ đề thi Sinh học 10 Cánh diều học kì 1, học kì 2 chọn lọc giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 10.
599 69 9
Top 30 Đề thi Học kì 1 Sinh học 10 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án Admin Vietjack Tổng hợp bộ đề thi Sinh học 10 Chân trời sáng tạo học kì 1, học kì 2 chọn lọc giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 10.
661 69 5
Top 30 Đề thi Giữa học kì 1 Sinh học 10 (Cánh diều 2023) có đáp án Admin Vietjack Tổng hợp bộ đề thi Sinh học 10 Cánh diều học kì 1, học kì 2 chọn lọc giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 10.
814 40 11
Top 30 Đề thi Giữa học kì 1 Sinh học 10 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án Admin Vietjack Tổng hợp bộ đề thi Sinh học 10 Chân trời sáng tạo học kì 1, học kì 2 chọn lọc giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 10.
599 39 5
Tải xuống