15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án 2023): Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án 2023): Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án 2023): Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Bài tập

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?

A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.

B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.

C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm.

Đáp án: B

Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu. Điều kiện tự nhiên ở đây tạo ra nhiều thuận lợi song cũng đặt ra không ít khó khăn đối với các cư dân thời cổ đại:

- Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.

- Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải. (SGK - Trang 48, 49)

Câu 2. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại là

A. địa chủ và nông dân.

B. lãnh chúa và nông nô.

C. chủ nô và nô lệ.

D. quý tộc và nô tỳ.

Đáp án: C

Trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,… (SGK - Trang 49)

Câu 3. Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. công nghiệp và thương nghiệp.

C. thương nghiệp và nông nghiệp.

D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Đáp án: D

Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp. (SGK - Trang 49)

Câu 4. Nhà nước ở Hy Lạp thời cổ đại được tổ chức theo hình thức nào sau đây?

A. Thành bang.

B. Đế chế.

C. Thành thị.

D. Đế quốc.

Đáp án: A

Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục. (SGK - Trang 49)

Câu 5. Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ hình nêm.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ La-tinh.

Đáp án: D

Trên cơ sở chữ viết của người Hy Lạp, người La Mã đã sáng tạo một loại chữ mà ngày nay thường được gọi là chữ La-tinh. Chữ La-tinh ban đầu được sử dụng để ghi tiếng La-tinh, về sau còn được dùng để ghi nhiều ngôn ngữ khác. Đến nay, chữ La-tinh là loại chữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. (SGK - Trang 50)

Câu 6. Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại?

A. I-li-át và Ô-đi-xê.

B. A-chi-lút và Xô-phô-clơ.

C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

D. Vua Ơ-đíp và Những phụ nữ thành Tơ-roa.

Đáp án: A

Đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê. (SGK - Trang 51)

Câu 7. Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại.

B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau.

D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại.

Đáp án: C

Những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa rất to lớn, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới trong những giai đoạn tiếp theo. (SGK - Trang 53)

Câu 8. Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là

A. Phật giáo.

B. Cơ Đốc giáo.

C. Hồi giáo.

D. Hin-đu giáo.

Đáp án: B

Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của đế quốc La Mã. Theo truyền thuyết, người sáng lập Cơ Đốc giáo và Giê-su, được sinh ra ở Na-da-rét (nay thuộc I-xra-en). Ban đầu, Cơ Đốc giáo bị giới thống trị La Mã tìm cách tiêu diệt, nhưng tôn giáo này ngày càng có nhiều tín đồ và được truyền bá rộng rãi. Đến đầu thế kỉ IV, chính quyền La Mã đã ngừng đàn áp và công nhận Cơ Đốc giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã. (SGK - Trang 54)

Câu 9. Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?

A. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

B. Giáo hội Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.

C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.

D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.

Đáp án: D

Bối cảnh ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII):

- Về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành ở các nước Tây Âu.

- Về xã hội: mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và Giáo hội ngày càng sâu sắc.

- Về văn hóa: thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và Giáo hội Cơ Đốc giáo đang lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu. Do đó, tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Trong bối cảnh ấy, họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. (SGK - Trang 54, 55)

Câu 10. Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh.

B. I-ta-li-a.

C. Tây Ban Nha.

D. Pháp.

Đáp án: B

Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a, nơi vốn là quê hương của nền văn minh La Mã. Từ I-ta-li-a, phong trào Văn hóa Phục hưng lan sang các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức,… (SGK - Trang 55)

Câu 11. Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

A. Uy-li-am Sếch-xpia.

B. Đan-tê A-li-ghê-ri.

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

Đáp án: A

Trong thể loại kịch, tác giả kiệt xuất nhất của thời kì Phục hưng là Uy-li-am Sếch-xpia với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ham-lét, Ô-ten-lô, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,… (SGK - Trang 55)

Câu 12. Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.

B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

D. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.

Đáp án: B

Đến thế kỉ XV - XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc nổi tiếng như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en,… (SGK - Trang 55)

Câu 13. Nhà Thiên văn học nào sau đây đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận?

A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.

B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

D. Gioóc-đan-nô Bru-nô.

Đáp án: D

Nhà Thiên văn học Gioóc-đan-nô Bru-nô đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận. (SGK - Trang 56)

Câu 14. Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Phran-xít Bê-cơn.

B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

C. Mi-ken-lăng-giơ.

D. Đan-tê A-li-ghê-ri.

Đáp án: A

Khoa học, kĩ thuật thời Phục hưng đã tạo tiền đề cho sự phát triển của tư tưởng, đặc biệt là triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,… (SGK - Trang 57)

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?

A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.

B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.

C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.

Đáp án: D

Thành tựu của Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với văn minh Tây Âu và nhân loại. Các nhà Văn hoá Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Cơ Đốc giáo lũng đoạn, chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát đương thời, đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc,...

Văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong những thế kỷ tiếp theo. (SGK - Trang 57)

Lý thuyết

1. Văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại

a. Cơ sở hình thành

Điều kiện tự nhiên

- Hình thành trên bán đảo Nam Âu

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.

Dân cư và xã hội

- Người Mi-nô-an, A-kê-an, Đô-ri-an,… đến xây dựng và mở rộng ở Hy Lạp

- Người I-ta-li-ốt, Ê-tơ-ru-xcơ, sinh sống ở thành bang Hy Lạp.

- Giai cấp cơ bản: chủ nô- nô lệ, nông dân thợ thủ công, thương nhân,

Kinh tế

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp là chủ yếu

- Nông nghiệp có vai trò nhất định: kinh tế điền trang

Chính trị

- Cuối thiên niên kỉ III TCN, nhà nước Hy Lạp đầu tiên. Thế kỉ VIII-IV TCN: thành bang theo thể chế cộng hòa

- Giữa thế kỉ VIII, thành bang La Mã được thành lập

Tiếp thu thành tựu văn minh phương Đông

Tiếp thu trên lĩnh vực: kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa…

b. Thành tựu cơ bản

Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết

- Thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp hoàn thành với 24 chữ cái

- Người La Mã xây dựng chữ La-tinh

- Hệ thống chữ số La Mã

Văn học

- Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê

- Văn xuôi, kịch đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạc

- Ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật phương Tây sau này.

- Tác phẩm: lực sĩ ném đĩa, Bắt cóc nàng pê-xê-phôn; các bức họa trên lăng mộ, đền thờ, gốm

Khoa  học, kĩ thuật

- Nhận ra Trái Đất hình cầu, biết sáng tạo ra lịch.

- Toán học: Ta lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét…

- Y học: Hi-pô-crát, chẩn đoán, chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.

- Sử học: Hê-đô-rốt, Pô-li-bi-út, Ti-tút-Li-vi-út…

Tư tưởng

- Quê hương của triết học phương Tây.

- Nhà triết học: Ta-lét, Hê-ra-clít, Đê-mô-crít, Xô-crát, Pla-tôn, lu-crê-ti-út…

Tôn giáo

Cơ Đốc giáo

Thể thao

- Có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong đời sống, lễ hội

- Người Hi Lạp tổ chức Ô-lim-píc, thành bang A-ten tổ chức Đại hội thể  thao Pa-na- thế-nai-a

2. Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng

a. Bối cảnh lịch sử

Thời kì Phục hưng (thế kỉ XV-XVII) gọi theo tên của phong trào Văn hóa Phục hưng.

Phong trào văn hóa Phục hưng là trào lưu văn hóa Tây Âu trên cơ sở phục hưng những thành tựu và giá trị của nền văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại.

Thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và Giáo hội Cơ đốc là trở ngại cho sự phát triển.

Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có nền văn hóa mới phù hợp với họ.

Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa nhân dân và giai cấp phong kiến và giáo hội.

Nổ ra đầu tiên ở I-ta-li-a rồi lan sang các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức

b. Thành tựu cơ bản

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

- Thơ, tiểu thuyết, kịch đạt nhiều thành tựu

- Tác phẩm: Thần Khúc, Cuộc đời mới (Đan-ttee A-li-ghê), Đôn-ki-hô-tê (Mi-quen-đơ Xéc-van-téc)…

Hội họa, kiến trúc, điêu khắc

- Nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao

- Tiêu biểu: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na-li-sa (lê-ô-na-đờ Vanh xi)…Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, 

Khoa học, kĩ thuật

Tiên bộ về các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu, chế tạo vũ khí…

Tư tưởng

- Triết học duy vật: Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ

- lên án gay gắt Giáo hội Cơ Đốc giáo lũng đoạn, chế độ phong kiến thối nát…

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại

Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
893 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.1 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 12 10
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 6 18

Tìm kiếm

Tải xuống