Top 50 mẫu Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (hay nhất)

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 mẫu Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (hay nhất) sách Kết nối tri thức hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 6 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

Top 50 mẫu Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (hay nhất)

Dàn Ý Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật "tôi".
2. Thân đoạn:

- Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của "tôi" khi nghe tiếng chim hót.
+ Muốn vẽ ngay chiếc lồng trong suy nghĩ để níu giữ vẻ đẹp thiên nhiên.
- Tâm trạng hối hả, vội vã, có chút nuối tiếc của "tôi" khi chim cất cánh bay đi.

+ "Ôm khung nắng, khung gió", "nhành cây xanh đuổi theo".

+ Mong muốn không gian được mở rộng hơn.

- Nhân vật "tôi" nhận ra nên để chim về với thiên nhiên.

3. Kết đoạn:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi".

- Nêu lên thông điệp về tình yêu thiên nhiên, đất nước nhà thơ muốn gửi gắm.
- Bài học em rút ra sau khi học xong bài thơ.

Video Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 1)

Trong tác phẩm "Con chào mào" của nhà văn Mai Văn Phấn, nhân vật "tôi" đã để lại cho em những rung động khó quên. Ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, khi nhìn thấy con chim chào mào với tiếng hót lảnh lót, "tôi" đã vẽ ra chiếc lồng trong ý nghĩ. Khi chim cất cánh, khao khát níu giữ hương sắc tự nhiên trỗi dậy trong "tôi". Nhân vật hối hả ôm "khung nắng, khung gió", "nhành cây xanh" để gọi chim về. Vậy mà trong "vô tăm tích", "tôi" nghĩ rằng sau khi chim bay đi, nó sẽ mổ những con sâu và trái cây chín đỏ. Tiếng chim "triu... uýt... huýt... tu hìu..." vang lên làm nhân vật trữ tình thức tỉnh. Nếu tiếng chim lần thứ nhất vang lên khiến "tôi" nhận thấy sự tươi đẹp của thiên nhiên thì tiếng hót của chào mào lần thứ hai lại làm cho "tôi" có thêm những nhận thức mới. "Tôi" nhận ra rằng mình nên để chào mào về với bầu trời tự do. Cánh chim nên sải rộng trong không gian bao la. Tiếng hót của chim nên hòa với âm thanh của vạn vật. Thiên nhiên đã vẹn tròn trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Bài thơ đã đem đến cho người đọc những suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

Top 50 mẫu Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (hay nhất) (ảnh 1)

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 2)

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm "Con chào mào" của Mai Văn Phấn đã để lại cho em nhiều rung động khó quên. "Tôi" đã bộc lộ khao khát giữ lại vẽ đẹp của thiên nhiên bằng cách vẽ ra chiếc lồng trong ý nghĩ. Trước con chim chào mào có đốm trắng mũ đỏ và tiếng hót rất hay, "tôi" đã vô cùng "Sợ chim bay đi". Điều này thể hiện mong muốn gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên của nhân vật trữ tình, "tôi" sợ rằng chào mào bay mất thì thiên nhiên sẽ lụi tàn. Khi "tôi" vừa vẽ xong chiếc lồng thì cũng là lúc chim cất cánh. Tôi vội vã "ôm khung nắng, khung gió" và "nhành cây xanh" đuổi theo. Từ ngữ trong câu thơ đều thể hiện ý nghĩa bó hẹp nhưng ý thơ lại như mở rộng ra. "Tôi" muốn chiếc lồng của mình bao trùm không gian thiên nhiên, con chào mào có thể cất tiếng hót tự do trên những khoảng trời xa. Nhân vật trữ tình đã "Chẳng cần chim lại bay về" bởi vì "tôi" vẫn nghe thấy tiếng hót chim chào mào. "Tôi" để chim trở về với thiên nhiên. Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên thiết tha qua nhân vật "tôi". Tác phẩm đã đem lại cho chúng ta những bài học bổ ích về tình yêu thiên nhiên hôm nay và mai sau.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 3)

Đọc tác phẩm "Con chào mào" của nhà văn Mai Văn Phấn, chúng ta không khỏi ấn tượng với nhân vật "tôi". Khi nhìn thấy con chim chào mào đẹp đẽ với "đốm trắng mũ đỏ", tiếng hót "triu...uýt... tu hìu", "tôi" đã cố gắng níu giữ bằng cách vẽ ra một chiếc lồng tưởng tượng "Tôi vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ". Nét xinh xắn và tiếng hót hay của chim chào mào tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhân vật trữ tình khao khát lưu giữ vẻ đẹp này trong tâm trí. Có lẽ, đối với nhân vật trữ tình, chim chào mào bay đi thì vẻ đẹp của thiên nhiên cũng tan biến. Khi chim cất cánh "tôi" vội đuổi theo. Nhưng trong tâm hồn, "tôi" lại nghĩ tới việc "Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu/ Trái cây chín đỏ/ Từng giọt nước". Nhân vật trữ tình không cần chim trở về bởi dù chim bay đi xa, tiếng hót của nó vẫn lưu dấu trong tâm trí. "Tôi" nhận ra nên để chim về với thiên nhiên. Chỉ có khi được bay lượn trên bầu trời tự do, chim chào mào mới có được hạnh phúc. Tiếng hót của nó sẽ vang đến những vùng trời xa hơn. Qua nhân vật "tôi", ta thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha mà nhà thơ gửi gắm. Bài thơ khiến cho người đọc không khỏi rung động trước tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Top 50 mẫu Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (hay nhất) (ảnh 2)

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 4)

Bài thơ "Con chào mào" của nhà thơ Mai Văn Phấn đã cho người đọc thấy được những chuyển biến tinh tế trong cảm xúc của nhân vật "tôi". "Tôi" đắm chìm tận hưởng, thả hồn theo những tiếng chim chào mào lảnh lót trên cành cao chót vót. Lời ca của chim đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ". "Tôi" khao khát được lưu giữ, trói buộc những gì tinh túy nhất của thiên nhiên bên cạnh mình. "Tôi" mong muốn bản thân sẽ luôn được nghe tiếng hót trong trẻo. Nhưng khi vừa vẽ xong chiếc lồng thì chim đã vươn cánh bay đi. Cảm xúc trong "tôi" thay đổi từ hốt hoảng đến nuối tiếc. Nhân vật trữ tình mang theo hương sắc của đất trời để đuổi theo chim "Tôi ôm khung nắng, khung gió/ Nhành cây xanh hối hả đuổi theo". Lạc mất hình bóng của chào mào, nhân vật trữ tình chợt nghĩ rằng "Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu/ Trái cây chín đỏ". Cuối cùng, trong khoảnh khắc nghe thấy tiếng chim vang vọng đâu đó "triu... uýt... huýt... tu hìu...", "tôi" cũng hiểu ra ý nghĩa của sự sống. Đôi cánh của chào mào nên được sải rộng trên bầu trời trong, trên ngọn cây xanh chứ không phải ở trong chiếc lồng tù túng, chật hẹp. Tiếng hót của chim nên là lời ca cho vạn vật chứ không thuộc về riêng một cá nhân. Từ đây, "tôi" nhận ra nên để chim về với thiên nhiên, về với nơi nó đáng sống. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng tấm lòng trân trọng vẻ đẹp cuộc sống xung quanh.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 5)

Đọc bài thơ "Con chào mào" của tác giả Mai Văn Phấn, em vô cùng ấn tượng với những cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật "tôi". Khi nghe thấy tiếng chim chào mào líu lo trên cành cây cao, "tôi" vô cùng say đắm, ngất ngây. Tiếng hót trong trẻo ấy như làm sống dậy tâm hồn của nhân vật "tôi". Vì thế, "tôi" bỗng "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ" với khao khát "giam cầm" khoảnh khắc đẹp đẽ của thiên nhiên đất trời. Nhân vật trữ tình mong muốn tiếng chim ca sẽ mãi ở bên cạnh và tô điểm cho cuộc sống thêm hương sắc. Thế nhưng, chiếc lồng vừa được nhân vật trữ tình vẽ xong thì chào mào lại cất cánh bay đi. Trong giây phút ấy, "tôi" cảm thấy nuối tiếc dâng trào. Nhân vật trữ tình vội vã mang theo nắng, gió và sự xanh tươi của cây cối để đuổi theo cánh chim "Tôi ôm khung nắng, khung gió/ Nhành cây xanh hối hả đuổi theo". Trong vô tăm tích, nhân vật trữ tình mang trong mình tâm tưởng, hi vọng "Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu/ Trái cây chín đỏ/ Từng giọt nước". Để rồi, khi từng lời ca "triu... uýt... huýt... tu hìu..." vang lên, "tôi" chợt nhận ra mình không cần chim bay về nữa. Nó xứng đáng thuộc về môi trường tự nhiên. Thiên nhiên bao la sẽ ôm ấp, vỗ về để nó tung bay đôi cánh của mình. Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm tới người đọc bài học về tình yêu, sự giao cảm với thiên nhiên và biết trân trọng sự sống.

Top 50 mẫu Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (hay nhất) (ảnh 3)

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 6)

Trong bài thơ Con chào mào, nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình xuất hiện xuyên suốt bài thơ và thể hiện tư tưởng của văn bản. Khi nhìn thấy chú chào mào đẹp đẽ, nhân vật “tôi” đã khao khát được níu giữ vẻ đẹp của tự nhiên bằng cách vẽ ra một chiếc lồng trong tưởng tượng. Nhân vật trữ tình đã nghĩ phải nhanh chóng vẽ chiếc lồng cho con chào mào. Vậy “chiếc lồng” của ông được đan bện bằng tưởng tượng với mục đích biểu đạt quyền sở hữu thiên nhiên, phô bầy cái đẹp của riêng tác giả. Và nỗi “sợ chim bay đi” chính là nỗi lo cái đẹp biến mất, vuột mất. Đây là một câu thơ kỳ lạ. Từ vựng trong câu thơ đều mang ý nghĩa ràng buộc, giữ lại, bắt, bó hẹp… nhưng nội hàm câu thơ lại mở ra, trải rộng, bay bổng. Câu thơ này cho thấy, tác giả khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành không gian bất tận, muốn để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn cho con chào mào khoe sắc và cất tiếng tự do. Sau đó tác giả lại thốt lên: “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”, hai câu thơ kết cho thấy “con chào mào” đã bay đi xa, trở về với thiên nhiên rộng lớn, với thế giới tự do và hồn nhiên của nó. Tác giả viết rằng “chẳng cần chim lại bay về” bởi ông đã cảm thấy đủ, thấy trọn vẹn một thiên nhiên tuyệt đẹp trong cõi hồn mình. Câu thơ đa nghĩa cho ta thấy nhà thơ đang tràn đầy hạnh phúc, mong cho con chào mào bay xa, bay cao hơn, nhưng cũng gợn một chút tiếc nuối dù rất nhỏ.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 7)

Bài thơ "Con chào mào" của nhà thơ Mai Văn Phấn đã cho người đọc thấy được những chuyển biến tinh tế trong cảm xúc của nhân vật "tôi". "Tôi" đắm chìm tận hưởng, thả hồn theo những tiếng chim chào mào lảnh lót trên cành cao chót vót. Lời ca của chim đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ". "Tôi" khao khát được lưu giữ, trói buộc những gì tinh túy nhất của thiên nhiên bên cạnh mình. "Tôi" mong muốn bản thân sẽ luôn được nghe tiếng hót trong trẻo. Nhưng khi vừa vẽ xong chiếc lồng thì chim đã vươn cánh bay đi. Cảm xúc trong "tôi" thay đổi từ hốt hoảng đến nuối tiếc. Nhân vật trữ tình mang theo hương sắc của đất trời để đuổi theo chim "Tôi ôm khung nắng, khung gió/ Nhành cây xanh hối hả đuổi theo". Lạc mất hình bóng của chào mào, nhân vật trữ tình chợt nghĩ rằng "Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu/ Trái cây chín đỏ". Cuối cùng, trong khoảnh khắc nghe thấy tiếng chim vang vọng đâu đó "triu... uýt... huýt... tu hìu...", "tôi" cũng hiểu ra ý nghĩa của sự sống. Đôi cánh của chào mào nên được sải rộng trên bầu trời trong, trên ngọn cây xanh chứ không phải ở trong chiếc lồng tù túng, chật hẹp. Tiếng hót của chim nên là lời ca cho vạn vật chứ không thuộc về riêng một cá nhân. Từ đây, "tôi" nhận ra nên để chim về với thiên nhiên, về với nơi nó đáng sống. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng tấm lòng trân trọng vẻ đẹp cuộc sống xung quanh.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 8)

Đọc bài thơ "Con chào mào" của tác giả Mai Văn Phấn, em vô cùng ấn tượng với những cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật "tôi". Khi nghe thấy tiếng chim chào mào líu lo trên cành cây cao, "tôi" vô cùng say đắm, ngất ngây. Tiếng hót trong trẻo ấy như làm sống dậy tâm hồn của nhân vật "tôi". Vì thế, "tôi" bỗng "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ" với khao khát "giam cầm" khoảnh khắc đẹp đẽ của thiên nhiên đất trời. Nhân vật trữ tình mong muốn tiếng chim ca sẽ mãi ở bên cạnh và tô điểm cho cuộc sống thêm hương sắc. Thế nhưng, chiếc lồng vừa được nhân vật trữ tình vẽ xong thì chào mào lại cất cánh bay đi. Trong giây phút ấy, "tôi" cảm thấy nuối tiếc dâng trào. Nhân vật trữ tình vội vã mang theo nắng, gió và sự xanh tươi của cây cối để đuổi theo cánh chim "Tôi ôm khung nắng, khung gió/ Nhành cây xanh hối hả đuổi theo". Trong vô tăm tích, nhân vật trữ tình mang trong mình tâm tưởng, hi vọng "Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu/ Trái cây chín đỏ/ Từng giọt nước". Để rồi, khi từng lời ca "triu... uýt... huýt... tu hìu..." vang lên, "tôi" chợt nhận ra mình không cần chim bay về nữa. Nó xứng đáng thuộc về môi trường tự nhiên. Thiên nhiên bao la sẽ ôm ấp, vỗ về để nó tung bay đôi cánh của mình. Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm tới người đọc bài học về tình yêu, sự giao cảm với thiên nhiên và biết trân trọng sự sống.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 9)

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm "Con chào mào" của Mai Văn Phấn đã để lại cho em nhiều rung động khó quên. "Tôi" đã bộc lộ khao khát giữ lại vẽ đẹp của thiên nhiên bằng cách vẽ ra chiếc lồng trong ý nghĩ. Trước con chim chào mào có đốm trắng mũ đỏ và tiếng hót rất hay, "tôi" đã vô cùng "Sợ chim bay đi". Điều này thể hiện mong muốn gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên của nhân vật trữ tình, "tôi" sợ rằng chào mào bay mất thì thiên nhiên sẽ lụi tàn. Khi "tôi" vừa vẽ xong chiếc lồng thì cũng là lúc chim cất cánh. Tôi vội vã "ôm khung nắng, khung gió" và "nhành cây xanh" đuổi theo. Từ ngữ trong câu thơ đều thể hiện ý nghĩa bó hẹp nhưng ý thơ lại như mở rộng ra. "Tôi" muốn chiếc lồng của mình bao trùm không gian thiên nhiên, con chào mào có thể cất tiếng hót tự do trên những khoảng trời xa. Nhân vật trữ tình đã "Chẳng cần chim lại bay về" bởi vì "tôi" vẫn nghe thấy tiếng hót chim chào mào. "Tôi" để chim trở về với thiên nhiên. Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên thiết tha qua nhân vật "tôi". Tác phẩm đã đem lại cho chúng ta những bài học bổ ích về tình yêu thiên nhiên hôm nay và mai sau.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào (mẫu 10)

Đọc tác phẩm "Con chào mào" của nhà văn Mai Văn Phấn, chúng ta không khỏi ấn tượng với nhân vật "tôi". Khi nhìn thấy con chim chào mào đẹp đẽ với "đốm trắng mũ đỏ", tiếng hót "triu...uýt... tu hìu", "tôi" đã cố gắng níu giữ bằng cách vẽ ra một chiếc lồng tưởng tượng "Tôi vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ". Nét xinh xắn và tiếng hót hay của chim chào mào tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhân vật trữ tình khao khát lưu giữ vẻ đẹp này trong tâm trí. Có lẽ, đối với nhân vật trữ tình, chim chào mào bay đi thì vẻ đẹp của thiên nhiên cũng tan biến. Khi chim cất cánh "tôi" vội đuổi theo. Nhưng trong tâm hồn, "tôi" lại nghĩ tới việc "Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu/ Trái cây chín đỏ/ Từng giọt nước". Nhân vật trữ tình không cần chim trở về bởi dù chim bay đi xa, tiếng hót của nó vẫn lưu dấu trong tâm trí. "Tôi" nhận ra nên để chim về với thiên nhiên. Chỉ có khi được bay lượn trên bầu trời tự do, chim chào mào mới có được hạnh phúc. Tiếng hót của nó sẽ vang đến những vùng trời xa hơn. Qua nhân vật "tôi", ta thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha mà nhà thơ gửi gắm. Bài thơ khiến cho người đọc không khỏi rung động trước tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.4 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
836 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
0.9 K 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
736 1 0
Tải xuống