Toptailieu.vn xin giới thiệu 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 3 (có đáp án 2023): Sử học với các lĩnh vực khoa học khác, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.
Mời các bạn đón xem:
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 3 (có đáp án 2023): Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Bài tập
Câu 1: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:
A. Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
B. Sử học là ngành khoa học có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
C. Sử học là ngành khoa học có nhiều người người nghiên cứu, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
D. Sử học là ngành khoa học có ít người nghiên cứu, nhưng liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
Đáp án: A
Câu 2: Sử học có khả năng gì?
A. Hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
B. Thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển.
C. Xây dựng bộ máy chính trị phù hợp để phát triển đất nước.
D. Dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học này.
Đáp án: A
Câu 3: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách
A. Toàn diện, cụ thể và chính xác.
B. Toàn diện.
C. Cụ thể.
D. Chính xác.
Đáp án: A
Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là:
A. Toàn bộ quá khứ của loài người.
B. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ: lịch sử tự nhiên, lịch sử vũ trụ,…
C. Những sự kiện lịch sử đã từng xảy ra.
D. Lịch sử, văn hóa của một cộng đồng người.
Đáp án: A
Câu 5: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:
A. Sử học nghiên cứu lích sử của tất cả các ngành khoa học khác.
B. Sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu lịch sử.
C. Sử dụng các ngành khoa học khác nghiên cứu một vấn đề.
D. Các ngành khoa học khác hỗ trợ thông tin cho nghiên cứu lịch sử.
Đáp án: B
Câu 6: Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?
A. Tìm kiếm tài liệu qua sách báo giấy.
B. Hỏi chuyện người lớn.
C. Truy cập internet tìm kiếm tài liệu, hình ảnh.
D. Trải nghiệm thực tế.
Đáp án: C
Câu 7: Khi nào Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được công nhân là Di sản văn hóa Thế giới?
A. Ngày 31/07/2010
B. Ngày 31/07/2009
C. Ngày 30/07/2009
D. Ngày 30/07/2010
Đáp án: A
Câu 8: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?
A. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
B. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học.
C. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.
D. Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn phát triển độc lập với nhau.
Đáp án: C
Câu 9: Tại sao sử học phải sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội để nghiên cứu lịch sử?
A. Để nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
B. Để lịch sử thú vị hơn.
C. Để tăng độ tin cậy, uy tín hơn.
D. Để làm ra sự thật lịch sử.
Đáp án: A
Câu 10: Sử học cung cấp những thông tin gì cho ngành khoa học xã hội và nhân văn?
A. Bối cảnh hình thành, phát triển.
B. Xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển.
C. Dự báo xu hướng, vận động phát triển của các ngành khoa học này.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
Câu 11: Tác dụng của ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử?
A. Nâng cao hứng thú và động lực học tập.
B. Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người.
C. Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
Câu 12: Để làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Sử học đã khai thác các ngành khoa học nào?
A. Khảo cổ học.
B. Toán học.
C. Sinh học.
D. Triết học
Đáp án: A
Câu 13: Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?
A. Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.
B. Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.
C. Văn học, Tâm lí học, Nhân học.
D. Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.
Đáp án: A
Câu 14: Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?
A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội.
C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.
Đáp án: D
Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ảnh không đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các ngành.
B. Cung cấp tri thức và những hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử văn minh.
C. Giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn.
D. Đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển của ngành khoa học.
Đáp án: D
Câu 16: Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?
A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.
Đáp án: C
Câu 17: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?
A. Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học.
B. Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau.
C. Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
D. Có mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.
Đáp án: C
Câu 18: Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?
A. Thực tại ảo.
B. Công nghệ viễn thám.
C. Sinh học.
D. Trí tuệ nhân tạo.
Đáp án: B
Câu 19: Khi nào Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO ghi danh Chi-chen I-ít-da vào danh mục Di sản văn hóa Thế giới?
A. Năm 1996
B. Năm 1997
C. Năm 1998
D. Năm 1999
Đáp án: C
Câu 20: Tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn?
A. Sinh học.
B. Lịch sử.
C.Toán học.
D.Công nghệ.
Đáp án: B
Lý thuyết
I. Sử học - môn học liên ngành
- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
- Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau.
=> Do đó, sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành.
II. Mối quan hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
- Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người như: ngôn ngữ, văn hoá, văn học, tâm lí, triết học, kinh tế, khoa học chính trị, xã hội học, nhân học, địa lí kinh tế - xã hội,...
- Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.
a) Mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.
b) Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
- Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.
- Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
III. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Lĩnh vực khoa học tự nhiên bao gồm một số ngành cơ bản như: Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học, Tin học,...
- Trong xu thế phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay đã xuất hiện hàng loạt các ngành mới thuộc lĩnh vực công nghệ như: Công nghệ thông tin, Viễn thông, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Thực tế ảo, Công nghệ 3D,...
a) Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng là đối tượng nghiên của Sử học. Sử học không đi sâu vào nội dung của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ mà chủ yếu xem xét ở góc độ lịch sử. Ví dụ:
+ Thành tựu của ngành ấy ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào?
+ Tác dụng, ý nghĩa của những thành tựu ấy đối với sự phát triển xã hội ra sao?
+ Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ thế nào?
- Sử học giúp tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, giúp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó:
+ Hiểu rõ các vấn đề đã từng được các thế hệ nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào.
+ Kế thừa tri thức, kinh nghiệm và không lặp lại sai lầm của người đi trước.
b) Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học
- Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ để tái hiện đời sống trong quá khứ của con người. Ví dụ:
+ Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ,...
+ Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật,...
+ Tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
+ Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,... để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,...
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.