TOP 10 mẫu Tóm tắt Giọt sương đêm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2023)

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Giọt sương đêm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2023) giúp học sinh lớp 6 nắm được trọng tâm văn bản Giọt sương đêm từ đó học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Tóm tắt Giọt sương đêm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2023)

Video Tóm tắt Giọt sương đêm

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 1)

Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bọ Dừa mất ngủ.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Giọt sương đêm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2023) (ảnh 1)

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 2)

Đến xóm trọ Bờ Giậu khi đêm xuống, ông khách Bọ Dừa quyết định nghỉ lại. Ông gặp Thằn Lằn nên đã hỏi xem có xóm trọ nào để nghỉ lại một đêm. Thằn Lằn đề nghị ông ngủ trong căn nhà của mình là một chiếc bình. Nhưng do bị ám ảnh bởi những không gian chật hẹp, Bọ Dừa từ chối. Ông nói rằng mình sẽ ngủ tạm dưới vòm trúc rồi cáo từ. Thằn Lằn liền đến báo tin cho ông giáo Cóc. Đêm đó, Bọ Dừa giật mình tỉnh giấc khi một giọt sương rơi trúng cổ. Hôm sau, Bọ Dừa từ biệt xóm Bờ Giậu để trở về quê hương.

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 3)

Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Thằn Lằn đã mời Bọ Dừa vào ở trong chiếc bình - nhà của mình. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo về ông khách lạ. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ làm ông khác tỉnh giấc. Sáng hôm sau, Thằn Lằn đến hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Giọt sương đêm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2023) (ảnh 2)

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 4)

Ông khách Bọ Dừa tình cờ đi qua xóm Bờ Giậu. Khi gặp Thằn Lằn liền hỏi xem có xóm trọ nào để nghỉ lại một đêm. Thằn Lằn đã đề nghị ông ngủ trong ngay chính ngôi nhà của mình - một chiếc bình. Nhưng ông đã từ chối vì bị ám ảnh bởi những không gian tối, chật hẹp. Bọ Dừa nói sẽ ngủ tạm dưới vòm trúc. Sau đó, Thằn Lằn cáo từ, rồi chạy đến báo tin cho ông giáo Cóc nghe. Nửa đêm Bọ Dừa tỉnh dậy vì một giọt sương đêm rơi trúng cổ. Sáng hôm sau, Bọ Dừa từ biệt xóm Bờ Giậu để trở về quê hương.

 Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 5)

Bọ Dừa bay đến xóm Bờ Giậu khi đêm đã đến. Khi gặp Thằn Lằn, ông đã hỏi xem có xóm trọ nào để nghỉ ngơi. Thằn Lằn đã mời ông vào nhà mình nghỉ. Nhưng Bọ Dừa rất sợ những không gian tối tăm do ông bị ám ảnh từ những lần bị bọn trẻ bắt cóc làm đồ chơi. Cuối cùng, Bọ Dừa quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Còn Thằn Lằn đến cho cụ giáo Cóc biết chuyện. Đêm ấy, Bọ Dừa giật mình tỉnh giấc khi một giọt sương đêm rơi trúng cổ. Sáng hôm sau, Bọ Dừa quyết định trở về quê hương.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Giọt sương đêm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2023) (ảnh 3)

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 6)

Một hôm Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về chỗ ngủ qua đêm. Thằn lằn bèn mời Bọ Dừa vào ở trong nhà của mình. Nhưng nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, từ đó Dừa bị ám ảnh bởi những không gian tối tăm, nên ông đã từ chối. Ông quyết định sẽ ngủ dưới vòm trúc ở phía xa. Đêm đến, khi đang ngủ thì bỗng một giọt sương rơi trúng cổ Dừa làm ông nhớ đến kỉ niệm quê hương. Sáng sớm hôm sau, Ông kể lại chuyện đêm qua cho Thằn lằn rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê hương xứ sở sau nhiều năm xa cách. Sau đó, Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể chuyện về Bọ Dừa mất ngủ.

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 7)

Đêm xuống, ông khách Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Ông đã hỏi Thằn Lằn về một chỗ trọ trong xóm. Thằn Lằn đã mời ông ngủ tại nhà mình - một chiếc bình. Bọ Dừa nghĩ lại những lần bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi, nên đã bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối. Ông đã từ chối lời đề nghị của Thằn Lằn. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Đêm đó, một giọt sương nhằm trúng cổ làm ông khách giật mình. Sáng hôm sau, ông gặp Thằn Lằn và kể lại mọi chuyện. Sau đó, Bọ Dừa từ biệt để trở về quê hương.

 Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 8)

Đoạn trích kể về việc Bọ Dừa đến ở trọ một đêm tại xóm Bờ Dậu. Thằn Lằn đã mới Bọ Dừa vào ở trong bình với mình vì ở quanh đây không có khách sạn, nhà nghỉ nào cả. Vì sợ những lần bị bọn trẻ bắt cóc nên Bọ Dừa từ chối và xin ngủ tạm dưới vòm trúc. Lúc đó Thằn Lằn phi nhanh đến cụ giáo Cóc báo cáo. Đêm đó, xóm Bờ Dậu hỗn tạp nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống, Bọ Dừa tỉnh hẳn. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm và Bọ Dừa kể lại chuyện mây, gió, Ốc Sên, Tắc Kè,… đêm qua. Vì nơi đây gợi nhớ đến quê nhà nên Bọ Dừa quyết định trở về cái xóm thời thơ ấu.

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 9)

Xưa có một ông khách là Cánh Cứng đang loay hoay đi tìm chỗ trọ thì gặp Thằn Lằn. Thằn Lằn nói rằng tìm nhà nghỉ ở xóm này rất khó, nếu không chê thì mời Cánh Cứng vô nhà mình nghỉ. Nhưng Cánh Cứng rất sợ những không gian tối tăm như cái bình, cái lọ vì đã mấy lần ông bị bọn trẻ bắt cóc làm đồ chơi. Cuối cùng, Cánh Cứng quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn bảo Cánh Cứng cho xin quý danh để báo với trưởng thôn là cụ giáo Cóc. Cụ giáo thông thái đoán đúng ra vị khách là loài Bọ Dừa. Sáng hôm sau Bọ Dừa quyết định về quê vì đêm qua ông rất nhớ quê nhà sau bao năm đi xa biền biệt.

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 10)

Bọ Dừa bay đến xóm Bờ Giậu đã khi đêm đã đến. Khi gặp Thằn Lằn, ông đã hỏi xem có xóm trọ nào để nghỉ ngơi. Nhưng Thằn Lằn nói rằng không có xóm trọ nào hết, và còn mời ông vào nhà mình nghỉ. Nhưng Bọ Dừa rất sợ những không gian tối tăm do ông bị ám ảnh từ những lần bị bọn trẻ bắt cóc làm đồ chơi. Cuối cùng, Bọ Dừa quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn đến cho cụ giáo Cóc biết chuyện. Sáng hôm sau, Bọ Dừa quyết định về quê vì đêm qua ông rất nhớ quê nhà.

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 11)

Ông khách Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Thằn Lằn đã mời Bọ Dừa vào ở trong chiếc bình - nhà của mình. Khi nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, bị ám ảnh bởi những không gian tối tăm, ông đã từ chối. Bọ Dừa quyết định sẽ ngủ dưới vòm trúc ở phía xa kia. Nghe xong, Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Đêm hôm đó, khi đang ngủ thì bỗng một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Ông kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê sau nhiều năm xa cách.

 Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 12)

Ông khách Bọ Dừa tình cờ đi qua xóm Bờ Giậu. Khi gặp Thằn Lằn liền hỏi xem có xóm trọ nào để nghỉ lại một đêm. Thằn Lằn đã đề nghị ông ngủ trong chiếc bình - căn nhà của Thằn Lằn. Nhưng ông đã từ chối vì bị ám ảnh bởi những không gian tối, chật hẹp. Bọ Dừa nói sẽ ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi chạy đến báo tin cho ông giáo Cóc nghe. Ông giáo lo lắng vì đêm nay trời nhiều mây lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả mãi một điệu buồn nên khó mà Bọ Dừa ngủ ngon cho được. Nửa đêm Bọ Dừa tỉnh dậy vì một giọt sương đêm. Sáng hôm sau, Bọ Dừa từ biệt xóm Bờ Giậu để trở về quê hương.

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 13)

Người khách Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để xin nghỉ lại một đêm. Vì không muốn chui vào căn nhà của Thằn Lằn vì sợ bóng tối, chật hẹp. Anh ta đã xin cho mình ngủ tạm dưới vòm trúc. Ông trưởng thôn Cóc lo lắng vì đêm nay trời nhiều mây lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả mãi một điệu buồn nên khó mà Bọ Dừa ngủ ngon cho được. Đúng thật vậy nửa đêm Bọ Dừa tỉnh dậy vì một giọt sương đêm. Những cũng chính giọt sương và xóm Bờ Giậu này đã khiến Bọ Dừa đến quê nhà mình sau bao năm xa quê, mải làm ăn, mưu sinh. Và cuối cùng Bọ Dừa quyết định khoác ba lô hành lý lên vai về quê.

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 14)

Như mọi hôm, Bọ Dừa bay đến xóm Bờ Giậu đã khi đêm đã đến. Khi gặp Thằn Lằn, ông đã hỏi xem có xóm trọ nào để nghỉ ngơi. Nhưng Thằn Lằn nói rằng không có xóm trọ nào hết, và còn mời ông vào nhà mình nghỉ. Nhưng Bọ Dừa rất sợ những không gian tối tăm do ông bị ám ảnh từ những lần bị bọn trẻ bắt cóc làm đồ chơi. Cuối cùng, Bọ Dừa quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn đến cho cụ giáo Cóc biết chuyện. Sáng hôm sau, Bọ Dừa quyết định về quê vì đêm qua ông rất nhớ quê nhà.

Tóm tắt Giọt sương đêm (mẫu 15)

Bọ Dừa đến xóm một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Thằn Lằn đã mời Bọ Dừa vào ở trong chiếc bình - nhà của mình. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

Bố cục Giọt sương đêm

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...Thằn Lằn gật gù): Bọ Dừa đến ở trọ xóm Bờ Dậu.

- Phần 2 (Còn lại): Sau một đêm ở trọ của Bọ Dừa

Nội dung chính Giọt sương đêm

Với lối truyện đồng thoại nhân cách hóa các loài vật kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, điệp từ,…văn bản “Giọt sương đêm” đã kể câu chuyện về những loài vật và đặc biệt là Bọ Dừa. Tác giả vừa khắc họa thành công những đặc trưng của loài vật vừa thể hiện lời nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

I. Tác giả

- Nhà văn Trần Đức Tiến sinh ngày 2/5/1953. Ông quê ở làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông từng học ở trường làng rồi vào học trường chuyên Văn danh tiếng của thành phố Nam Định - Trường Lê Hồng Phong. Thời đi học, ông là học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc.

- Ông sống và làm việc ở Hà Nội từ 1970 đến 1986. Cuối 1986, ông chuyển vào sống thành phố biển Vũng Tàu cho đến nay.

- Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996, Ủy viên Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam Khóa 7 (2005 – 2010), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam Khóa 8 (2010 – 2015), Trưởng ban Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam Khóa 9 (2015 – 2020), Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam Khu vực miền Đông Nam bộ các khóa 7, 8, 9. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 1998 đến năm 2007.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Ông quan niệm: "Chất liệu của văn chương là cuộc sống quanh mình" và được đánh giá là "người chưng cất truyện ngắn nguyên chất”

+ Khi viết tác phẩm cho thiếu nhi, ông viết bằng tâm thế của một đứa trẻ nên truyện đồng thoại của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên.

- Tác phẩm chính: Linh hồn bị đánh cắp (Tiểu thuyết, 1990 - in lại 2006), Bụi trần (Tiểu thuyết, 1992 - in lại 2004, 2006), Bão đêm (Tập truyện ngắn, 1993), Mười lăm năm mưa xói (Tập truyện ngắn, 1997), Thằng Cúp (Tập truyện thiếu nhi, 2001), Làm mèo (Truyện vừa thiếu nhi, 2003), Trăng vùi trong cỏ (Tập truyện thiếu nhi, 2006),…

- Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tập truyện Lỏng và tuột; Giải nhì truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 1987 và 1990); Giải nhất truyện ngắn báo Người Hà Nội (1986); Giải nhất Cuộc thi Tiểu thuyết và truyện ngắn của Nhà xuất bản Hà Nội (1993),…

II. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện đồng thoại có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích trong tác phẩm Xóm Bờ Giậu sáng tác năm 2018.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.

5. Giá trị nội dung: Đoạn trích vừa khơi gợi lại trong lòng những người sinh ra và lớn lên ở làng quê những hình ảnh quen thuộc, thân thương thời thơ ấu, vừa giúp những bạn đọc sinh ra và lớn lên ở thành thị hình dung rõ nét về bức tranh làng quê với những bờ giậu dân dã và một thế giới loài vật phong phú, rực rỡ sắc màu và thấm đẫm thương yêu.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Hoa bìm

Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tóm tắt Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Tóm tắt Cô Gió mất tên

Tóm tắt Lao xao ngày hè

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
782 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
876 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
685 1 0
Tải xuống