Top 50 mẫu Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (hay nhất)

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 mẫu Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (hay nhất) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 6 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

Top 50 mẫu Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (hay nhất)

Video Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh

Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (mẫu 1)

Trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã viết về tuổi thơ với những kí ức và hoài niệm tươi đẹp về tình bạn, tình thầy trò của tác giả trong quá khứ. Văn bản đã thành công với sự khắc họa một cách dí dỏm và chân thực các nhân vật học trò trong đó nổi bật với cậu bé Lợi. Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi,…”. Cách khắc họa đó khiến người đọc không khỏi bật cười vì sự ngộ nghĩnh của tuổi thơ và không ít người trong chúng ta thấy bóng dáng mình trong đó. Sự việc đẩy tới cao trào khi Lợi có con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám trẻ vì ghen tị nên đã bày trò và dẫn đến cái chết của dế. Cuối cùng, chúng đã cùng nhau tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Đám trẻ không còn cảm thấy ganh tị hay ghét Lợi, giờ đây trước mắt chúng không phải là hình ảnh của cậu bạn luôn tìm cách “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Đám trẻ cũng cảm thấy có lỗi và ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ. Qua việc xây dựng nhân vật Lợi với giọng văn dí dỏm, hài hước, không ít người trong chúng ta đã nhìn thấy chính bản thân mình của một thời ấu thơ với những khoảnh khắc khó quên bên bè bạn. Và cũng qua nhân vật, chúng ta học được bài học về sự cảm thông, yêu thương và trân trọng bạn bè mình nhiều hơn nữa.

Top 50 mẫu Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (hay nhất) (ảnh 1)

Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (mẫu 2)

Văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đọc, đặc biệt là nhân vật cậu bé Lợi. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp. Cậu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. Tất cả những công việc được nhờ vả, Lợi chỉ làm khi có điều kiện kèm theo: “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi…”. Hình ảnh nhân vật Lợi khiến người đọc bật cười khi nhớ đến tuổi thơ của mình. Bất cứ một đứa trẻ nào cũng đã từng có những suy nghĩ, hành động như Lợi. Việc được đẩy đến cao trào khi Lợi có con một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Tụi bạn trong lớp của “tôi” đã tìm mọi cách để đổi lấy con dế nhưng không được. Vì ghen tị nên họ đã bày trò trêu chọc và dẫn đến cái chết của dế. Cuối cùng, tất cả đã cùng với Lợi tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Trước mắt bạn bè lúc này, Lợi không còn là một cậu bạn chỉ biết “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Tất cả đều cảm thấy có lỗi nên ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ. Với giọng văn dí dỏm, hài hước mà sâu lắng, nhân vật Lợi hiện lên vô cùng chân thực. Không ít người trong chúng ta đã nhìn thấy chính bản thân mình của một thời ấu thơ với những khoảnh khắc khó quên bên bè bạn. Từ đó, người đọc cũng nhận ra bài học về sự trân trọng, yêu thương bạn bè của mình.

Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (mẫu 3)

Khi đọc tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật Lợi. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật “tôi” đang ngồi tại quán Đo Đo thì nghe thấy tiếng dế kêu. Cậu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, đặc biệt là về cậu bạn tên Lợi. Cậu được coi “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, luôn chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Mọi công việc muốn nhờ Lợi giúp đỡ đều phải có chiến lợi phẩm kèm theo. Cậu “làm giàu bằng cách đó”. Có thể thấy, hành động của Lợi khiến chúng ta như nhìn thấy chính mình. Bất cứ một ai cũng đều đã từng một tuổi thơ như vậy, với những suy nghĩ, hành động như thế. Một tình huống đặc biệt xảy ra dẫn đến cao trào của câu chuyện - Lợi có được một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Những người bạn vì ganh tị nên đã gây ra cái chết cho con dế. Điều đó khiến cho Lợi rất buồn bã, cậu khóc rưng rức. Ta có thể thấy được sự hồn nhiên, ngây thơ cũng như tấm lòng yêu quý loài vật của nhân vật này. Đến cuối truyện, Lợi đã đem chú dế tội nghiệp đi chôn. Tất cả bạn bè, cả thầy Phu - người đã vô tình làm chú dế bị chết cũng đến. Hình ảnh Lợi cẩn thận để chú dế vào “hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh những sợi lá cuối tước mảnh” khiến chúng ta thật cảm động. Cậu bé Lợi hiện lên thật hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng giàu tình cảm. Từ đó, qua nhân vật, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học về sự trân trọng giữa những người bạn.

Top 50 mẫu Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (hay nhất) (ảnh 2)

Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh (mẫu 4)

Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống. Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi,…”. Cách khắc họa đó khiến người đọc không khỏi bật cười vì sự ngộ nghĩnh của tuổi thơ và không ít người trong chúng ta thấy bóng dáng mình trong đó. Sự việc đẩy tới cao trào khi Lợi có con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám trẻ vì ghen tị nên đã bày trò và dẫn đến cái chết của dế. Cuối cùng, chúng đã cùng nhau tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Đám trẻ không còn cảm thấy ganh tị hay ghét Lợi, giờ đây trước mắt chúng không phải là hình ảnh của cậu bạn luôn tìm cách “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Đám trẻ cũng cảm thấy có lỗi và ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
752 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
829 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
658 1 0
Tải xuống