Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 trường THPT Sông Công (Thái Nguyên) (có đáp án)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 trường THPT Sông Công (Thái Nguyên) đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh nắm được cấu trúc, các dạng bài có trong đề thi, từ đó có kế hoạch ôn thi vào 10 môn Ngữ văn hiệu quả.

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zaloVietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 trường THPT Sông Công (Thái Nguyên) (có đáp án)

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 trường THPT Sông Công (Thái Nguyên) (có đáp án) (ảnh 1)

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 trường THPT Sông Công (Thái Nguyên) (có đáp án) (ảnh 2)

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. 

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Nghị luận

(Hoặc: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận)

Câu 2. Theo tác giả, những lời nói nhẹ nhàng và ấm áp được phát ra từ cõi lòng bình yên và thái độ kính trọng không những tạo nên cảm giác dễ chịu, mà còn có thể xoa dịu và nâng đỡ người nghe rất nhiều.

(Hoặc trích dẫn Những lời nói nhẹ nhàng và ấm áp được phát ra từ cõi lòng bình yên và thái độ kính trọng, không những tạo nên cảm giác dễ chịu, mà còn có thể xoa dịu và nâng đỡ người nghe rất nhiều.)

Câu 3. 

- Nội dung chính của đoạn trích trên là:

+ Ý nghĩa và tác dụng của lời nói đẹp, chân thành.

+ Tác giả nhắn nhủ mọi người hãy sử dụng lời nói tốt đẹp, “dễ thương” để cho cuộc sống của ta và những người xung quanh trở nên vui vẻ, hạnh phúc.

Câu 4.  

- Thí sinh chủ động đưa ra bài học/thông điệp cá nhân rút ra từ văn bản hợp lý.

- Bàn luận ngắn gọn/ nêu lí do lựa chọn về bài học/thông điệp đó: 0,5 điểm.

Dưới đây là một số gợi ý : cân nhắc, cẩn trọng lời nói khi giao tiếp/ trau dồi vốn ngôn ngữ của bản thân/ không nói những lời làm tổn thương người khác….

II. LÀM VĂN

Câu 1. 

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn

b. Xác định đúng nội dung cần trình bày trong đoạn văn: về sự cần thiết phải giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt.

c. Triển khai nội dung đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, lập luận tốt. Câu trả lời phải hợp lí và thuyết phục.

Có thể theo hướng: Tiếng nói dân tộc là sợi dây gắn bó xuyên suốt cả quá trình hình thành nhân cách, tâm hồn con người; tiếng nói là linh hồn, là bộ mặt riêng biệt và niềm tự hào sâu sắc của một quốc gia, dân tộc, việc giữ gìn tiếng nói dân tộc là bảo tồn lịch sử, lan tỏa và quảng bá vẻ đẹp của văn hóa dân tộc rộng khắp thế giới; giữ gìn và luôn thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc với bạn bè quốc tế chính là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng tự tôn dân tộc chính đáng; giữ gìn được tiếng nói dân tộc tạo cơ sở và nền tảng vững chắc để tiến xa hơn đến sứ mệnh bảo vệ chủ quyền văn hóa, lãnh thổ đất nước…..

d. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa

Câu 2. 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài được tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Phân tích nhân vật ông Sáu trong đoạn trích trên (…)

Từ đó, liên hệ với đoạn thơ dưới đây(…) để làm rõ tình yêu thương của những người cha dành cho con

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó; biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý:

 

c1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà,  nhân vật và vị trí đoạn trích.

c2. Phân tích nhân vật ông Sáu:

* Khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương của ông Sáu dành cho con

- Đất nước có chiến tranh, ông Sáu đi chiến đấu khi con gái ( Bé Thu) chưa đầy một tuổi. Hai cha con chưa một lần được gặp mặt.

- Sau tám năm trời vào sinh ra tử, ông Sáu được về thăm nhà. Hạnh phúc và khao khát được ôm con vào lòng, nhưng vết thẹo dài trên mặt khiến bé Thu ngây thơ, hồn nhiên một mực không nhận cha. Đến khi bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải chia tay con và gia đình để trở lại chiến trường. Ông Sáu ra đi với niềm xúc động và mang theo ước nguyện của con là một cây lược nhỏ …

* Nội dung đoạn trích: Vẻ đẹp của tình phụ tử

- Niềm hạnh phúc của người cha khi làm chiếc lược tặng con.

+ Luôn ghi nhớ lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.

+ Không giấu được niềm vui, hạnh phúc khi tìm được khúc ngà (anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà)

+ Tỉ mỉ làm chiếc lược bằng tất cả tình yêu thương (Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc)

+ Khắc lên chiếc lược tình yêu và nỗi nhớ con không nguôi (anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt)

- Sự hi sinh của ông Sáu:

+ Ông mất khi chưa kịp trao chiếc lược cho con, khi mới chỉ được gặp con duy nhất một lần trong đời.

+ Giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông không dành cho mình mà cho con (Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.)

- Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà

+ Là tình yêu, nỗi nhớ và cả sự ân hận vì đã lỡ đánh con của ông Sáu.

+ Kỷ vật thiêng liêng, cầu nối giữa cha con ông.

+ Biểu tượng của tình cha con.

* Nghệ thuật.

- Ngôi kể thứ nhất, lời kể của một người đồng chí của ông Sáu, vì thế câu chuyện trở nên khách quan, chân thành, tự nhiên

- Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác.

- Tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác liệt của chiến tranh.

- Lời văn cảm xúc, ngôn ngữ kể chuyện truyền cảm mang đậm chất địa phương Nam Bộ.

- Hình ảnh có tính biểu tượng.

* Đánh giá chung

- Đoạn trích thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh.

- Khơi gợi trong lòng bạn đọc tình cảm gia đình yêu thương và những bài học về lòng hiếu thảo.

c3. Liên hệ với đoạn thơ dưới đây để làm rõ tình yêu thương của những người cha dành cho con

- Liên hệ đoạn thơ trong bài Nói với con của Y Phương: Là lời dặn dò của người cha, mong con tin tưởng và vững bước trên con đường đời. Mong con sau này lớn khôn trưởng thành làm được những điều lớn lao, phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Nhận xét:

+ Cả hai đoạn trích đều thể hiện tình cảm yêu thương, tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao cả một đời vì con của những người cha

+ Vẻ đẹp của tình cha con trong hai đoạn trích nói riêng và hai tác phẩm nói chung đã khẳng định tình cảm gia đình được hòa quyện, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước.

d. Sáng tạo

Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Xem thêm đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn hay, có đáp án chi tiết:

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 2023 trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên)

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 2023 trường THPT Lê Hồng Phong (Thái Nguyên)

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 2023 trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá)

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 Sóc Trăng (có đáp án) Giang Đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 Sóc Trăng (có đáp án) - Tuyển chọn bộ đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi vào 10.
706 6 0
Đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 Bình Định (có đáp án) Giang Đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 Bình Định (có đáp án) - Tuyển chọn bộ đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi vào 10.
463 9 1
Đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 Bình Phước (có đáp án) Giang Đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 Bình Phước (có đáp án) - Tuyển chọn bộ đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi vào 10.
456 7 1
Đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 An Giang (có đáp án) Giang Đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 An Giang (có đáp án) - Tuyển chọn bộ đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2022 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi vào 10.
517 7 1
Tải xuống