Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 mẫu Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch Covid-19 (hay nhất) chọn lọc giúp học sinh lớp 12 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:
Top 50 mẫu Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch Covid-19 (hay nhất)
Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch Covid-19 (mẫu 1)
Kỳ thị là cụm từ chẳng xa lạ với chúng ta, qua đài báo ta được nghe về kỳ thị màu da, kỳ thị HIV... Giờ đây, trong tình hình bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ta nghe đâu đó những câu chuyện về kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hay tiếp xúc với người bị bệnh. Một thực trạng đáng buồn và cần lên án xóa bỏ. Kỳ thị là xa lánh, là định kiến không tốt về cá nhân, tập thể hay hành vi nào đó. Có kỳ thị khi sự ích kỷ lên ngôi, sự thiếu hiểu biết của bản thân bộc lộ rõ nhất. Tổn thương nhiều nhất vẫn là những người bị kỳ thị. Họ không dám đối mặt với bệnh, không dám đối mặt với sự thật vậy sẽ là nguyên nhân virus bùng phát mạnh hơn. Họ chịu nhiều sức ép của định kiến tác động mạnh vào tâm lý dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, chủ tịch UBND Hà Nội nhấn mạnh cần xử phạt nặng những hành vi kỳ thị người từ vùng dịch hay người tiếp xúc với người bệnh. Chúng ta cần nhận thức đúng, hiểu rõ vấn đề và chung tay đoàn kết chống dịch như chống giặc. Hơn thế nữa, chúng cần cần đặt niềm tin vào chính phủ, các cơ quan chức năng và Bộ y tế bởi chỉ như vậy nước ta mới nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, xóa bỏ định kiến và sự kỳ thị của xã hội.
Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch Covid-19 (mẫu 2)
Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới. Việt Nam hiện đã xuất hiện ca mắc Covid-19 thứ 39 và số người nghi nhiễm cũng đang được kiểm soát chặt chẽ. Số lượng người cách ly cũng dần tăng khiến cho công tác phòng chống dịch phải căng mình hết sức mới mong ngăn chặn được dịch bệnh.
Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch Covid-19 (mẫu 3)
Việt Nam hiện đã xuất hiện ca mắc Covid-19 thứ 39 và số người nghi nhiễm cũng đang được kiểm soát chặt chẽ. Số lượng người cách ly cũng dần tăng khiến cho công tác phòng chống dịch phải căng mình hết sức mới mong ngăn chặn được dịch bệnh. Để chung tay cùng cộng đồng, chia sẻ với những gian nan, vất vả của đội ngũ y bác sĩ, công an, bộ đội nơi cách ly và các cán bộ đang làm việc tại các cửa khẩu, hải quan, nhập cảnh… thì mỗi người dân cần cần có ý thức hơn trong việc thông tin, kiểm chứng thông tin và cách hành xử phù hợp nơi công cộng cũng như với cộng đồng. Đáng tiếc hiện nay trên mạng xã hội, rất nhiều thông tin thiếu kiểm chứng được đăng tải, copy và share với tốc độ chóng mặt làm nhiễu loạn dư luận. Đặc biệt, những tin tức giật gân câu views theo kiểu xâm phạm đời tư của những người nhiễm bệnh bị đào bới, thọc mạch và tung hê một cách thiếu ý thức và vi phạm nghiêm trọng. Trước hết, phải thấy rằng, người nhiễm virus SARS-CoVid-19 là những bệnh nhân. Vì lý do này hay lý do khác, họ cũng chỉ là nạn nhân của bệnh dịch toàn cầu. Khi họ mắc bệnh thì cũng như bao người bệnh khác phải chịu tổn hại về sức khỏe, tâm lý. Trong khi cả hệ thống y tế đang ra sức chữa trị thì cộng đồng đừng vì thế mà “đeo vào cổ họ” thêm căn bệnh tinh thần không đáng có. Việc kỳ thị, bới móc đời tư, thóa mạ người bệnh là hành vi đáng lên án. Làm như vậy sẽ gieo rắc tâm lý sợ hãi đến cộng đồng, khiến người nghi mình nhiễm bệnh cũng không dám hé răng, không đi khai báo. Người bị bệnh sợ hãi không muốn công khai đến các cơ sở y tế. Điều này thật vô cùng nguy hiểm! Đừng vô tình biến mình thành đồng minh của virus vô cảm, virus thiếu trách nhiệm, vô minh.
Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch Covid-19 (mẫu 4)
Sự kỳ thị dù ở mức nào, khi đọc cũng đem lại cảm giác buồn bã, có khi ở một số người đã bộc phát trạng thái phẫn nộ. Dịch bệnh, nhìn ở khía cạnh kỳ thị đã xóa nhòa đi ranh giới tốt đẹp của sự chan hòa, thân ái. Và trước sinh mệnh của con người, những chiếc barie ngăn chặn được lập ra, lúc này không chỉ ở những khu vực phong tỏa, cách ly về thân thể để ngăn ngừa dịch bệnh, mà nó đã trở thành rào cản về quan điểm tự trong trí não mỗi người. Với cách nhìn về một sự việc, không ít “trường phái”, không ít dòng-trạng - thái cho rằng mình thuộc phía chủ lưu để bình luận cay độc, phê phán, câu móc quan điểm của một nhóm khác. Sự tranh cãi bất tận ấy, đã khiến cho con người tự phân ra cái gọi là “trào lưu” khác nhau, mà họ cho rằng ấy là “chính kiến” của nhóm mình, giữa mùa dịch bệnh. Một định nghĩa về sự kỳ thị, được nhiều người công nhận, đó là sự phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, định kiến đối với một nhóm khác. Đặc biệt, trong đó có dẫn một câu giải thích xem như “tuyên ngôn” rất sắc bén của Liên hiệp quốc, với ám chỉ rộng ra khi đặt vấn đề này mang tính toàn cầu: “Những hành vi phân biệt đối xử có nhiều hình thức, nhưng tất cả chúng đều có liên quan đến một số hình thức loại trừ và từ chối”. Vậy thì, khi một người hay một nhóm người nào đó có cách ứng xử mang tính kỳ thị, thì xin hãy tỉnh táo để nghĩ suy và hành động: thay vì kỳ thị, nên tìm cách nào đó giúp đỡ nhau trong khả năng có thể, để hóa giải tình thế tạm thời lúc này, để cùng nhau vui hơn, lạc quan hơn chống lại dịch bệnh. Hoặc ngược lại, đối với một người (hay một nhóm người nào đó) có ý thức cho rằng mình đang bị kỳ thị, cũng xin hãy bình tâm nhìn nhận và thông cảm, nỗ lực hơn nữa, “bắt tay” nhau vì mình và vì đồng loại, chứ không nên phẫn uất, mặc cảm để rồi tạo ra những hố sâu chia rẽ, khiến cho cộng đồng suy yếu đi, giữa lúc đang rất cần sức mạnh đề kháng để chống dịch.
Xem thêm các bài văn Nghị luận xã hội khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.