Top 50 mẫu Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (hay nhất)

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 mẫu Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (hay nhất) chọn lọc giúp học sinh lớp 12 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

Top 50 mẫu Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (hay nhất)

Dàn ý Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm.

(Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Trách nhiệm: là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người.

Vô trách nhiệm: trái ngược trách nhiệm, là việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình.

b. Phân tích

• Biểu hiện của người có trách nhiệm và người vô trách nhiệm:

- Người có trách nhiệm: luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục.

- Người vô trách nhiệm: không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình.

• Lợi ích và tác hại:

Lợi ích của trách nhiệm: giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng.

Tác hại của việc vô trách nhiệm: mất lòng tin ở mọi người, khó thành công trong công việc và cuộc sống…

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho người có trách nhiệm và người vô trách nhiệm trong bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Mở rộng

Cuộc sống của mỗi người do mỗi người tự lựa chọn và định hướng, hãy trở thành một người để người khác học tập theo.

Khi chúng ta rèn luyện được đức tính “trách nhiệm”, ta sẽ rèn luyện được nhiều đức tính quý báu khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tinh thần trách nhiệm và vô trách nhiệm; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm ( mẫu 1)

Câu chuyện về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay khiến cho chúng ta có nhiều quan tâm. Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người. Còn ngược lại, việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình, đó là biểu hiện của thói vô trách nhiệm. Nói về tinh thần trách nhiệm, đây là vấn đề thuộc về đạo lý của con người. Sống trong đời này, trách nhiệm với gia đình, bạn bè, xã hội và công việc là điều tất yếu. Nó khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và tâm hồn cao đẹp của chúng ta. Con cái có trách nhiệm với gia đình, công dân có trách nhiệm với xã hội, đó là đạo lý muôn đời. Nhưng trên hết, con người còn phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Vì nếu không sống tốt với chính mình thì chẳng thể sống tốt với ai. Bởi vậy, xã hội ngày nay những con người sống có trách nhiệm thực sự đáng ca ngợi và trân trọng. Những người con dù tuổi đã cao vẫn chăm sóc mẹ già, dù bệnh tật, tật nguyền vẫn cố gắng nuôi bản thân, thậm chí nuôi cả bố mẹ… Hay có rất nhiều bạn trẻ, nhận thức được sứ mệnh của mình nên sống cống hiến, sống vì cộng đồng từ những việc làm nhỏ như đi tình nguyện, giúp đỡ người nghèo, thu gom rác thải… Sống có trách nhiệm mang đến sức lan tỏa rộng lớn cho mọi người trong xã hội. Ngược lại, thói vô trách nhiệm lại gây nhiều mối nguy hại lớn. Cứ nghĩ chỉ cần vứt một chút rác thôi chảng ảnh hưởng gì đến môi trường đâu; tiêu một chút tiền thôi, bố mẹ không nghèo đi đâu; lười học một hôm thôi chắc không học dốt đi đâu; chơi hôm nay thôi không ảnh hưởng gì đến tương lai đâu… Chỉ cần mỗi thứ một chút, một chút thôi, chúng ta không ngờ thành thói quen, mà lâu dần thành thói vô trách nhiệm lúc nào không hay vậy. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, xã hội và quan trọng nhất là bản thân. Chỉ cần một hành động nhỏ hôm nay bạn có thể biến mình thành người có trách nhiệm hay vô trách nhiệm ngày mai!

Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (mẫu 2)

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

……..

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời…”

 Không hiểu sao mỗi lần đọc những câu thơ này của Xuân Diệu tôi lại thấy day dứt khôn nguôi. Thời gian không ngừng chảy trôi con người ta xuất hiện một lần trong đời rồi lại ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Trong cái ngắn ngủi của tuổi xuân cái hữu hạn mỏng manh của đời người, đã bao giờ bạn tự hỏi. Ta sống hay đang tồn tại? Ta sống có trách nhiệm hay vô trách nhiệm với cuộc đời này? Và khi trả lời được câu hỏi đó thì cũng có nghĩa là bạn đã chọn được cho mình một cuộc sống đẹp, có ý nghĩa.

Chúng ta đều biết tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức, chúng đối lập nhau, thể hiện cách sống, lối sống của mỗi người trong mối quan hệ với cộng đồng. Nếu tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt những phận sự của mình đối với gia đình, xã hội thì thói vô trách nhiệm lại là ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Tinh thần trách nhiệm được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản. Trước hết là trách nhiệm của cá nhân với gia đình. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con…trong gia đình. Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành công dân tốt, con cháu phải có hiếu kính trọng ông, bà, cha, mẹ. mỗi cá nhân phải biết yêu thương, sẻ chia gắng sức xây dựng gia đình hạnh phúc. Đó là trách nhiệm của cá nhân với xã hội: phải làm tròn trách nhiệm của công đân với đất nước, trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, phải biết đặt quyền lợi tập thể lên trên lợi ích cá nhân, phải biết cống hiến, hi sinh…Đó là trách nhiệm của cá nhân với bản thân, thực hiện các hành vi của mình theo các chuẩn mực xã hội, có lối sống lành mạnh, không ngừng phấn đấu học hỏi rèn luyện bản thân.

Trong cuộc sống đã có biết bao tấm gương được người người ngưỡng mộ vì cách sống đầy tinh thần trách nhiệm với đời. Cảm ơn những người nổi tiếng trên thế giới như Các Mác, Ăng Ghen, Ê Đi Sơn, Niu Tơn, Đác Uyn …vì nhờ có họ mà thế giới này không chìm trong bóng tối của bất công và lạc hậu. Ta khâm phục biết máy hình ảnh giáo sư Ngô Bảo Châu lặng lẽ nghiên cứu toán học để chứng minh “Bồ đề cơ bản chương trình Lang lands” bồ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà chưa ai có thể chứng minh được. Sự cống hiến không mệt mỏi ấy đã đưa giáo sư tới thềm vinh quang, đạt được giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới. Ta cảm phục biết bao trước Mik Vujicic “người không chân không tay” đã truyền cảm hứng sống, nghị lực sống cho triệu triệu người trên thế giới với câu nói nỏi tiếng “Tôi không có tay để chạm vào người khác nhưng trái tim tôi có thể chạm vào người tôi yêu”. Đó quả là những con người sống thật đáng sống!

Như vậy tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, là thước đo giá trị con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc. Đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp thúc đẩy sự tiến bộ. Tinh thần trách nhiệm là biểu hiện của lối sống đẹp rất đáng ca ngợi!

Nhưng cũng thật đáng sợ biết bao trước thực tế trong xã hội đó là không ít người đánh mất hai từ “trách nhiệm” Phải chăng vì lối sống vị kỉ chạy theo vòng xoáy của đồng tiền, của danh lợi mà họ đã đánh mất mình, trở thành cái bóng lay lắt trên dòng thời gian. Vô trách nhiệm là không dành tình thương trách nhiệm cho gia đình, không làm tròn những bổn phận của mình trong gia đình. Vô trách nhiệm là sống ích kỉ, bàng quan, chỉ ‘nhận’ mà không biết “cho”, không có ý thức dựng xây một xã hội phồn vinh. Vô trách nhiệm còn là nghiêm khắc với bản thân, sống hoài, sống phí, buông thả theo những cám dỗ cuộc sống. Trong gia dình một người chồng thiếu tinh thần trách nhiệm thì chác chắn gia đình ấy không hạnh phúc. Ngoài xã hội nhiều người vô trách nhiệm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ai là người đứng sau vụ việc xả nước thải ra sông Thị Vải ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân? Ai là người có trách nhiệm với sự “ồn ào” của VinaSinh? Vì sự tắc trách, vô trách nhiệm của bác sĩ đã dẫn đến cái chết đau thương tức tưởi của bốn sản phụ ở Quảng Ngãi? Đó phải chăng là : “Những điều trông thây mà đau đớn lòng” sao?

Những con người ấy lành lặn về thể xác nhưng lại có “trái tim tật nguyền”.

Bởi thế cho nên, thói vô trách nhiệm chính là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức. Lối sống ấy làm băng hoại đạo đức con người, gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đúng là như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm của cá nhân có thể ăn mòn cả xã hội.  Đây là lối sống đáng lên án, phê phán.

Mỗi chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng: Tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người. Từ đó mà không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bên cạnh đó cũng cần ý thức rõ tác hại của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống. Đó cũng là thái độ sống có trách nhiệm của mọi người trong xã hội văn minh.

Hãy nhớ rằng, thói vô trách nhiệm ở đâu cũng là một điều đáng sợ “ Như một thứ “a xít” vô hình, thói vô trách nhiệm của cá nhân có thể “ăn mòn” cả một xã hội. Đừng để thứ a xít đó ăn mòn chúng ta, biến chúng ta thành “đời thừa”, “ sống mòn” trong cuộc đời này bởi : “Con người ta sinh ra trên đời không phải để là hạt cát vô danh tan biến vào cõi hư vô. Người ta sinh ra là để in dấu trên mặt đất và in dấu trong trái tim mỗi người” (Xu – khôm – lin – xki).

Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (mẫu 3)

Con người muốn hoàn thiện bản thân thì cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp, một trong số đó chính là sống có trách nhiệm và đẩy thói vô trách nhiệm ra xa bản thân. Trách nhiệm là việc mỗi người ý thức được công việc, nhiệm vụ của bản thân mình và cố gắng hoàn thiện chúng một cách trọn vẹn và nhanh nhất mà không để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Vô trách nhiệm trái ngược trách nhiệm, là việc mỗi người không có ý thức hoàn thành công việc, nghĩa vụ của mình một cách đúng hạn mà dửng dưng, để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Khi chúng ta tích cực học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn sống không có trách nhiệm với bản thân mình cũng như với những người xung quanh. Những người này sẽ khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm và sớm bị xã hội đào thải. Mỗi người chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, có đạo đức, trách nhiệm, tránh xa thói vô trách nhiệm vàbiết sống vì mọi người nhiều hơn.

Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (mẫu 4)

Mỗi người sinh ra đều mang một sứ mệnh riêng. Có người biết vươn lên nhưng cũng có người trì trệ cũng như việc có người sống với tinh thần trách nhiệm còn có những người lại sống vô trách nhiệm. Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn việc được giao hoặc là việc giữ đúng lời hứa, thực hiện đúng với những gì bản thân mình đã nói ra hoặc đã cam kết. Người sống có tinh thần trách nhiệm luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những lỗi lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng. Vô trách nhiệm chính là không chịu trách nhiệm về bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt mà luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận họ cũng chỉ giải quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến trách nhiệm của mình. Một người vô trách nhiệm sẽ không quan tâm tới chính bản thân mình về tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Họ không có ý thức chăm sóc cho bản thân, vun vén cho công việc, ngược lại làm việc gì cũng cẩu thả, qua loa, thái độ miễn cưỡng cho xong chuyện, với bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng buông thả, luôn có suy nghĩ "tới đâu hay tới đó". Chúng ta không được lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng được tự do lựa chọn cuộc sống và định hướng cá nhân. Chính vì vậy, chúng ta hãy trở thành một công dân tốt, góp phần làm cho đất nước, xã hội thêm giàu đẹp, văn minh và vững mạnh hơn.

Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (mẫu 5)

Mỗi con người sinh ra đều mang một sứ mệnh riêng. Chúng ta được lựa chọn mục tiêu, lựa chọn lí tưởng sống, lựa chọn cách rèn luyện trí tuệ, nhân phẩm cho bản thân mình. Nhưng hơn tất cả, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình một tinh thần trách nhiệm và nhận thức đúng đắn, tránh xa thói vô trách nhiệm.

Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm chính là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn công việc, nhiệm vụ được giao, có lý tưởng, mục đích sống, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Còn thói vô trách nhiệm trái ngược trách nhiệm, đó là việc không có ý thức hoàn thành đúng công việc được giao cũng như vươn lên trên mà buông bỏ, phó mặc cho hoàn cảnh, chỉ chạy theo sở thích cá nhân của mình.

Dấu hiệu để nhận biết người có tinh thần trách nhiệm và người vô trách nhiệm cũng hoàn toàn khác nhau. Người có trách nhiệm là người luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những lỗi lầm đó. Ngược lại, người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình.

Sống với tinh thần trách nhiệm giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc hợp lí, biết vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng từ đó con đường đi đến thành công trở nên dễ dàng hơn. Còn thói vô trách nhiệm mang đến cho người ta nhiều tác hại, nó làm ta mất lòng tin ở mọi người, khó thành công trong công việc và cuộc sống…

Chúng ta không được lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng được tự do lựa chọn cuộc sống và định hướng cá nhân. Chính vì vậy, chúng ta hãy trở thành một công dân tốt để người khác học tập theo. Khi chúng ta rèn luyện được đức tính “trách nhiệm”, ta sẽ rèn luyện được nhiều đức tính quý báu khác.

Là một chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có trách nhiệm với chính bản thân mình cũng như có trách nhiệm xây dựng một đất nước giàu đẹp văn minh. Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta hãy cố gắng rèn luyện cho mình tinh thần trách nhiệm và đẩy xa thói vô trách nhiệm.

Xem thêm các bài văn Nghị luận xã hội khác:

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
752 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
828 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
658 1 0
Tải xuống