Top 50 mẫu Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (hay nhất)

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 mẫu Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (hay nhất) chọn lọc giúp học sinh lớp 12 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

Top 50 mẫu Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (hay nhất)

Dàn ý Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

b. Hậu quả

Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.

Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

c. Giải pháp

Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.

Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.

Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.

Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (mẫu 1)

Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân. Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chèo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn… Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn. Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.

Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (mẫu 2)

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (mẫu 3)

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (mẫu 4)

Để có thể đưa đất nước Việt Nam giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” thì bên cạnh việc phát triển kinh tế, chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

“Bản sắc văn hóa dân tộc” - một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu hiểu đơn giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của một dân tộc. Văn hóa có thể hiện hữu bằng sản phẩm thuộc về vật chất như những món ăn của dân tộc, trang phục truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Và cũng có thể vô hình qua những giá trị tinh thần: tiếng nói, truyền thống của dân tộc (yêu nước, hiếu học, thủy chung…), tác phẩm văn học, những nét đẹp trong phong tục tập quán… Quả thật, với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa.

Bản sắc văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn hóa mới có thể giữ được đất nước. Vì thế mà suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn tìm cách đồng hóa nhân dân Đại Việt để biến nước ta thuộc quyền sở hữu của chúng. Cũng vì thế mà người Pháp đã gọi dân tộc ta là “An Nam mít” và chúng là “nước mẹ vĩ đại” sang khai thông văn hóa cho người dân của ta. Sau đó, văn hóa còn đem lại những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử chẳng phải là những địa điểm du lịch thu hút khách nước ngoài. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc nổi tiếng ở nước ngoài đã đem đến lòng tự hào, cùng lợi ích kinh tế to lớn… Cuối cùng, trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác.

Với tầm quan trọng to lớn như vậy, cần phải có những biện pháp nào để giữ gìn bản sắc văn hóa. Có lẽ đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau đó, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần… Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước… Tuy hành động đó là nhỏ bé, nhưng lại vô cùng ý nghĩa.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay - những con người luôn dễ dàng tiếp thu với cái mới, hãy sống có ý thức bảo vệ những nét đẹp chân quý của đất nước.

Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (mẫu 5)

Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn" như: lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt", đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mình lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách học tập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần.

Xem thêm các bài văn Nghị luận xã hội khác:

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
753 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
830 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
658 1 0
Tải xuống