Top 50 bài Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 9 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Dàn ý Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

a. Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác: Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài Chạy giặc.

- Dẫn đề (ghi lại bài thơ).

- Chuyển mạch: phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

b. Thân bài:

- Hai câu đề:

+ Từ chính xác, gợi tả, hình ảnh thực, sinh động: tan chợ, vừa, tiếng súng Tây, cờ thế, phút sa tay.

+ Tiếng súng của giặc Pháp đột ngột nổ vang, phá tan cuộc sống yên lành của nhân dân ta và đẩy nước nhà đến chỗ nguy nan, thất bại hoàn toàn.

+ Cảm xúc mở đầu bài thơ: bàng hoàng, tuyệt vọng.

- Hai câu thực:

+ Biện pháp ẩn dụ, đảo ngữ, những trạng từ gợi hình ảnh loạn li, tan tác của nhân dân ta: lơ xơ, dáo dác.

+ Cách ngắt nhịp chẵn - lẻ của thơ Đường luật thể hiện lời than thở xót xa:

Bỏ nhà/ lũ trẻ/ lơ xơ chạy,
Mất ổ/ đàn chim/ dáo dác bay

+ Nỗi khổ của nhân dân ta trong cảnh chạy giặc.

- Hai câu luận:

+ Biện pháp đảo ngữ được tiếp tục sử dụng, hình ảnh gợi tả: quê hương thân yêu Bến Nghé, Đồng Nai, bị giặc thiêu huỷ, cướp bóc, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây.

+ Sự tố cáo tội ác của giặc vừa cụ thể vừa khái quát bằng giọng thơ u uất, căm hờn.

+ Tội ác dã man của giặc xâm lược.

- Hai câu kết:

+ Ngôn ngữ châm biếm sắc cạnh (rày đâu lắng, nỡ để dân đen), than oán triều đình nhà Nguyễn sợ giặc, bỏ mặc dân tình khổ ải.

+ Nỗi cảm khái trước cảnh điêu linh của nhân dân.

c. Kết bài:

- Giá trị hiện thực: tái hiện cảnh chạy giặc của người dân trong những ngày thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ.

- Giá trị tư tưởng, tình cảm: biểu lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc xâm lược bạo tàn.

Video Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Video Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tác phẩm "Chạy giặc"

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông là gương mặt tiêu biểu của nhân dân Nam Bọ trong phong trào thơ ca yêu nước chống quân xâm lược. Những tác phẩm của ông thường có tính đấu tranh vô cùng mạnh mẽ. Phê phán và lên án sự tàn bạo của quân thực dân xâm lược. Bài thơ “Chạy giặc” là một tác phẩm điển hình cho phong cách thơ của ông. Bài thơ dường như đã tái hiện được khung cảnh xã hộ Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, với những sự hoang tàn, bi đát. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích và nghị luận bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu. "Chạy giặc" là bài thơ mang giá trị lịch sử to lớn. Nó ghi lại sự kiện đau thương của đất nước ta cuối thế kỉ XIX. Nó là bài ca yêu nước căm thù giặc sống dậy và hướng tới chúng ta khát vọng độc lập, tự do.

Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ "Chạy giặc" là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy. Năm 1859, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Trước họa xâm lăng, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc". Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, phản ánh nỗi đau thương của dân tộc, căm thù lên án tội ác quân Pháp xâm lược và thể hiện lòng thương xót nhân dân.

Hai câu đề nói lên một cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ. Giặc Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định. Trận đánh diễn ra như "một bàn cờ thế" phút chốc thay đổi bất ngờ “phút sa tay". Thành Gia Định thất thủ, Đồng Nai, Bến Nghé rơi vào tay giặc. Hai câu thơ đầu bài thơ đã mở ra hiện thực đất nước đầy đau thương:

"Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay"

Thời điểm bắt đầu cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Gia Định là thời điểm "tan chợ". Mọi người trong phiên chợ vừa mới bước chân ra về thì tiếng súng bắt đầu nổ. Chắc hẳn nơi ấy đã diễn ra trận càn quét của quân địch. Tiếng súng vang lên như xé tan cuộc sống yên ổn nơi đây vốn có, thay vào đó là sự lo sợ bởi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. "Tiếng súng Tây" là tiếng súng của thực dân Pháp. Phép ẩn dụ bàn cờ phút "sa tay" ám chỉ triều đình đã để thành Gia Định rơi vào tay giặc. Nói cách khác, quân thực dân đã xâm chiếm được đất Gia Định. Không chỉ con người mà ngay cả những loài vật cũng hoảng loạn, tìm đường chạy chốn, ẩn náu:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay”

Đó là cảnh những đứa trẻ vì bị tiếng súng dọa cho giật mình, sợ hãi mà bỏ nhà chạy toán loạn. Muốn chạy trốn tiếng súng cũng như sự hủy diệt đáng sợ ấy “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”, chúng mới chỉ là những đứa con nít. Hàng ngày phải sống trong khung cảnh dữ dội, hủy diệt của bom đạn quả thực vô cùng đáng thương. Chúng đang ở tuổi hồn nhiên nhất của cuộc đời, là những lúc vô lo, vô nghĩ nhất nhưng lại sinh ra trong giai đoạn đất nước đầy biến động, bạo loạn.

Không chỉ có lũ trẻ sợ hãi, mà ngay cả những loài vật trong tự nhiên cũng bị sự hủy diệt của kẻ thù mà mất đi nơi sinh sống. Hoảng loạn mà bay dáo dác khắp nơi để tìm chỗ trú ẩn. Không khí mà nhà thơ gợi ra ở đây thật hỗ loạn, bi thương. Hiện lên trước mắt người đọc còn là cảnh tượng chết chóc, điêu tàn:

"Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"

Miền Nam đang chìm trong khói lửa nghi ngút. Thành Gia Định và miền Đông Nam Bộ đã chìm trong ngọn lửa. Đi đến đâu, quân địch thực hiện càn quét, cướp bóc, giết hại dân lành đến đấy. Hành động của chúng vô cùng tàn ác, gây bao thiệt hại cho nhân dân ta. Bến Nghé hay Đồng Nai đều rơi vào tình trạng tiền của, tài sản tan nhanh chóng như bọt nước. Những tội ác của thực dân Pháp đã được diễn đạt qua hai câu thơ có sức khái quát lớn. Nhưng những tang tóc, đau thương nhân dân ta phải gánh chịu còn nhiều hơn thế gấp nhiều lần. Đến cả những gì vô tri vô giác như con rạch, con sông cũng có chí căm thù. Các ngôi nhà đổ vỡ, ngập chìm trong lửa đốt. Phải chứng kiến cảnh tượng những mái nhà bị thiêu cháy, tiền bạc của mình bỗng chốc tiêu tan có mấy ai không xót xa?

Trong hơn một thế kỉ qua, có biết bao xương máu của nhân dân đã đổ xuống vì bom đạn lũ xâm lược. Cho nên tiếng nói căm thù là cảm xúc chủ đạo của các bài thơ yêu nước. Trở lại hai câu kết trong bài Chạy giặc, ta xúc động trước câu hỏi của nhà thơ:

"Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?"

Trang dẹp loạn cũng là trang anh hùng hào kiệt. Rày đâu vắng: hôm nay, bữa nay đi đâu mà không thấy xuất hiện? Nhà thơ vừa trách móc quan quân triều đình hèn yếu, thất trận để giặc chiếm đóng quê hương, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than. Câu kết chứa đựng biết bao tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc! Chạy giặc là bài ca yêu nước mở đầu cho thơ văn yêu nước của dân tộc ta từ cuối thế kỉ XIX.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có kết cấu đề - thực - luận - kết chặt chẽ. Là một người con của đất Gia Định nên ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc Nam Bộ. Bút pháp hiện thực - trữ tình được tác giả vận dụng rất triệt để và đạt hiệu quả cao. Ẩn chứa đằng sau bức tranh "Chạy giặc" là tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng.

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Văn mẫu
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
537 1 0
TOP 10 mẫu Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
165 1 0
TOP 10 mẫu Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
209 1 0
TOP 10 mẫu Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
126 1 0
Tải xuống