Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

179

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Bài giảng Bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

A. Lý thuyết Áp suất chất lỏng và chất khí

I. Áp suất chất lỏng

1. Chất lỏng gây ra áp suất gì lên thành bình, đáy bình và vật ở trong nó

- Áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình và các vật trong nó tăng theo độ sâu.

- Khi vật nặng được đặt trên bề mặt, nó tạo ra áp suất lên mặt đó.

- Một khối chất lỏng trong bình cũng tạo ra áp suất lên đáy bình tăng theo độ sâu.

- Chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và các vật trong nó.

- Chất lỏng trong bình chứa cũng gây áp suất lên đáy bình.

- Áp suất chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

2. Sự truyền áp suất chất lỏng

-  Áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

- Thí nghiệm với xilanh chứa nước và khối kim loại cho thấy áp suất tác dụng vào chất lỏng đã được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

II. Áp suất chất khí

1. Áp suất khí quyển

- Chất khi tác dụng áp suất lên vật và thành bình.

- Áp suất khí quyển là áp suất không khí nảy trên các vật và Trái Đất.

2. Áp suất không khí trong đời sống

Tai

- Tai là cơ quan phức tạp bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.

- Áp suất không khí ở tai giữa cân bằng với áp suất ở ống tai ngoài.

- Màng nhĩ ngăn cách tai giữa và ống tai ngoài. Vòi nhĩ có tác dụng điều chỉnh áp suất ở tai trong.

- Hiện tượng đau tai khi bay hoặc lên vùng núi cao: do mất cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài khi áp suất khí quyển giảm đột ngột.

Giác mút: làm giảm áp suất khí trong nó để dẫn đến sự dính chặt vào bề mặt. Không sử dụng được với tưởng nhám.

Bình xịt: áp suất khi trong bình lớn hơn áp suất khí quyển, đẩy chất lỏng qua vòi xịt ra ngoài.

Tàu đệm khí: tàu khi nâng lên bởi lớp đệm khí giảm ma sát.

Bơm khí vào dưới đáy tàu bằng bom công suất lớn, vành chắn khi giảm lượng khí thoát ra ngoài. Áp suất khí trong không gian dưới đáy tàu cao hơn áp suất khí quyển, tạo áp lực đẩy tàu lên. Tàu có động cơ.

Tàu đệm khí di chuyển trên nhiều loại bề mặt và được sử dụng phổ biến trong tuần tra, cứu hộ...

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 17 (có đáp án)

Câu 1: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

Đáp án đúng: B

Câu 2: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A. p = d/h      

B. p = d.h      

C. p = d.V       

D. p = h/d

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Công thức tính áp suất chất lỏng là: p = d.h, trong đó: 

+ p là áp suất khí quyển. 

+ d là trọng lượng riêng của dòng chất lỏng đang tính. 

+ h là độ sâu được tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm đang xét.

Câu 3: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.

C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.

D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Đáp án đúng: D

Câu 4: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không đổi

D. Không xác định được

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Khi thả một cục nước đá vào trong một bình nước, mực nước trong bình sẽ không thay đổi khi cục nước đá tan hết vì thể tích của cục đá trong dạng rắn và dạng lỏng đều như nhau.

Câu 5: Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.

A. 10 cm       

B. 20 cm       

C. 30 cm       

D. 40 cm

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là s, ống lớn là 2s (vì gấp đôi ống nhỏ).

Do thể tích nước trong bình thông nhau là không đổi nên ta có:

2s.30 = s.h + 2s.h

⇒ h = 20 cm

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 19: Đòn bẩy

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 18: Lực có thể làm quay vật

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 20: Sự nhiễm điện

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 21: Mạch điện

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá