Lý thuyết GDCD 8 (Cánh diều) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

310

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết GDCD 8 (Cánh diều) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết GDCD 8 (Cánh diều) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Bài giảng Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

A. Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1. Tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người

Lao động là hoạt động của con người nhằm tạo ra tài sản vật chất và tinh thần cho xã hội. Nó mang lại thu nhập và sản phẩm cho con người, và là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

2. Pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên

a. Một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân

- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để lựa chọn việc làm, nơi làm việc; lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Mọi công dân có quyền nâng cao trình độ, được hưởng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, có quyền từ chối các công việc có nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng.

- Mỗi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và góp phần duy trì, phát triển xã hội.

b. Một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên

- Lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi và được bảo vệ bởi các quy định đặc biệt về lao động. 

- Lao động chưa thành niên có quyền được quan tâm và chăm sóc về các mặt lao động, sức khỏe và học tập trong quá trình làm việc. Họ cũng có quyền được học văn hoá, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng kĩ năng nghề để phát triển bản thân. Ngoài ra, họ còn được làm việc theo đúng thời gian quy định để bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của bản thân. 

- Lao động chưa thành niên cũng có nghĩa vụ thực hiện các công việc phù hợp với độ tuổi của mình để bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực và nhân cách. Điều này giúp cho họ tránh được các rủi ro về sức khỏe và sự phát triển tâm lý.

3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và nội dung của hợp đồng lao động

a. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động

- Người lao động khi tham gia hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

+ Quyền: Người lao động được thoả thuận các nội dung của hợp đồng lao động, không bị phân biệt đối xử hoặc cưỡng bức lao động. Họ cũng được hưởng lương phù hợp với trình độ, bảo vệ lao động và làm việc trong môi trường đảm bảo về an toàn và vệ sinh lao động. Ngoài ra, họ có quyền nghỉ theo chế độ và từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ tính mạng hoặc sức khoẻ.

+ Nghĩa vụ: Người lao động có nghĩa vụ cung cấp các thông tin và thực hiện hợp đồng lao động. Họ cũng phải tuân thủ kỉ luật và nội quy lao động, đồng thời tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động khi tham gia hợp đồng lao động cũng có quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

+ Quyền: Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành và giám sát lao động. Họ cũng có quyền khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

+ Nghĩa vụ: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động. Họ cũng phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ và kĩ năng nghề để duy trì và cải tiến việc làm cho người lao động.

b. Một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là một tài liệu quan trọng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là một số nội dung chủ yếu cần có trong hợp đồng lao động:

1. Thông tin về bên sử dụng lao động và người lao động

2. Thời hạn và địa điểm làm việc

3. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi và nghỉ phép

4. Mức lương và hình thức thanh toán

5. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

6. Điều khoản về chấm dứt hợp đồng lao động

7. Các cam kết và quy định khác liên quan đến công việc

Ngoài ra, hợp đồng lao động cần được lập theo đúng quy định của pháp luật và các quy định của doanh nghiệp.

4. Trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động

Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động học tập, học sinh cần: 

- Nỗ lực chăm chỉ học tập, cải thiện kiến thức và kỹ năng của mình. 

- Hỗ trợ gia đình trong việc thực hiện các công việc nhà. 

- Tích cực tham gia vào các hoạt động lao động tại lớp, trường và trong cộng đồng. • Tôn trọng bản thân và đồng thời tôn trọng các công việc và lao động của người khác.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Câu 1: Nghĩa vụ của người công dân là ?

A. Chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra.

B. Đi làm đúng giờ.

C. Không đánh nhau cãi nhau trong công ty.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng: D

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?

A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.

B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.

C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.

D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Theo Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 1 Điều 10. Quyền làm việc của người lao động : “Công dân có quyền làm việc, tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Câu 3: Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là ?

A. Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

B. Tự giác làm bài tập về nhà, không cần phải nhắc nhở.

C. Đi làm đúng giờ.

D. Cả A,B,C.

Đáp án đúng: D

Câu 4: Quyền của người lao động là gì?

A. Được hưởng tất cả các chế độ của người lao động theo đúng quy luật.

B. Bị cắt các ngày nghỉ theo quy định.

C.Được tham gia bảo hiểm đầy đủ.

D. Cả A, C.

Đáp án đúng: D

Câu 5: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, hành vi bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Câu 6: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?

A. Lao động.

B. Sản xuất.

C. Hoạt động.

D. Cả A, B ,C.

Đáp án đúng: A

Câu 7: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?

A. 15 tuổi.

B. Từ đủ 15 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019: Độ tuổi lao động của nam là từ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi. Độ tuổi lao động của nữ là từ 15 tuổi đến đủ 56 tuổi. Tuy nhiên, với những lao động chưa thành niên, cần phải có người đại diện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động.

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Quyền tự do kinh doanh: Tự do lựa chọn nghành nghề kinh doanh, mô hình kinh doanh

+ Quyền sở hữu tài sản: Bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản

+ Quyền được tuyển dụng lao động: Tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động

+ Quyền bóc lột sức lao động: Hành vi sử dụng quyền lực hoặc dựa trên quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, địa vị để bóc lột sức lao động của con người. Đây là một hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm.

Câu 9: Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?

A. Nhân tố quyết định.

B. Là điều kiện.

C. Là tiền đề.

D. Là động lực.

Đáp án đúng: A

Câu 10: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Theo Luật Lao động 2019, mọi công dân có quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm, ngành nghề phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh kinh tế.

C. Sơ đồ tư duy Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết GDCD 8 Bài 10 (Cánh diều): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (ảnh 1)

Xem thêm các bài lý thuyết GDCD 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:

Lý thuyết GDCD 8 (Cánh diều) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết GDCD 8 (Cánh diều) Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết GDCD 8 (Cánh diều) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Lý thuyết GDCD 8 (Cánh diều) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá