SBT Ngữ văn 11 (Cánh diều) Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

172

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Ngữ văn 11 (Cánh diều) Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Ngữ văn 11 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 từ đó học tốt mô Ngữ văn 11.

SBT Ngữ văn 11 (Cánh diều) Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

I. Bài tập ôn tập

Câu 1 trang 57 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở sách Ngữ văn 11, tập hai.

Tên văn bản đã học

Thể loại và kiểu văn bản

 

Truyện ngắn

Thơ

Kí và truyện kí

Bi kịch

Văn nghị luận

1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích vở kịch Vũ Như Tô)

 

 

 

 

 

 

2. Vào chùa gặp lại

 

 

 

 

 

3. Thương nhớ mùa xuân (Trích Thương nhớ mười hai)

 

 

 

 

 

4. Tôi có một giấc mơ

 

 

 

 

 

5. Thề nguyền và vĩnh biệt (Trích vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

 

 

 

 

 

6. Trái tim Đan-kô (Trích Bà lão I-déc-ghin)

 

 

 

 

 

7. Đây mùa thu tới

 

 

 

 

 

8. Nắng đẹp miền quê ngoại

 

 

 

 

 

9. Một người Hà Nội

 

 

 

 

 

10. Bánh mì Sài Gòn

 

 

 

 

 

11. Đây thôn Vĩ Dạ

 

 

 

 

 

12. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (Trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt)

 

 

 

 

 

13. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

 

 

 

 

 

14. Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động

 

 

 

 

 

15. Sông Đáy

 

 

 

 

 

16. Tầng hai

 

 

 

 

 

17. Tràng giang

 

 

 

 

 

18. Trương Chi

 

 

 

 

 

19. Tình ca ban mai

 

 

 

 

 

20. Một thời đại trong thi ca

 

 

 

 

 

21. Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

 

 

 

 

 

Trả lời:

Tên văn bản đã học

Thể loại và kiểu văn bản

Truyện ngắn

Thơ

Kí và truyện kí

Bi kịch

Văn nghị luận

1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích vở kịch Vũ Như Tô)

 

 

 

x

 

2. Vào chùa gặp lại

 

 

x

 

 

3. Thương nhớ mùa xuân (Trích Thương nhớ mười hai)

 

 

x

 

 

4. Tôi có một giấc mơ

 

 

 

 

x

5. Thề nguyền và vĩnh biệt (Trích vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

 

 

 

x

 

6. Trái tim Đan-kô (Trích Bà lão I-déc-ghin)

x

 

 

 

 

7. Đây mùa thu tới

 

x

 

 

 

8. Nắng đẹp miền quê ngoại

x

 

 

 

 

9. Một người Hà Nội

x

 

 

 

 

10. Bánh mì Sài Gòn

 

 

x

 

 

11. Đây thôn Vĩ Dạ

 

x

 

 

 

12. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (Trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt)

 

 

 

x

 

13. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

 

 

x

 

 

14. Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động

 

 

 

 

x

15. Sông Đáy

 

x

 

 

 

16. Tầng hai

x

 

 

 

 

17. Tràng giang

 

x

 

 

 

18. Trương Chi

 

 

 

x

 

19. Tình ca ban mai

 

x

 

 

 

20. Một thời đại trong thi ca

 

 

 

 

x

21. Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

 

 

 

 

x

Câu 2 trang 58 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu tên văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 11, tập hai ở câu 1 sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau.

Tên tiểu loại / kiểu văn bản

Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1)

Truyện ngắn

 

Thơ

 

Kí và truyện kí

 

Bi kich

 

Văn bản nghị luận

 

Trả lời:

Tên tiểu loại / kiểu văn bản

Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1)

Truyện ngắn

6, 8, 9, 16

Thơ

7, 11, 15, 17, 19

Kí và truyện kí

2, 3, 10, 13

Bi kich

1, 5, 12, 18

Văn bản nghị luận

4, 14, 20, 21

Câu 3 trang 58 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 3, SGK) Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai.

Trả lời:

Một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai:

- Các văn bản là các bài thơ có chứa những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.

- Trong thơ hiện đại, về cơ bản, các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên tưởng độc đáo.

- Mặc dù bức tranh thơ vẫn dựa trên những chất liệu trong đời sống hiện thực (thời gian: buổi chiều; các sự vật: cây me, chim, lá,...) nhưng cái mà tác giả hướng tới là trạng thái vô hình ẩn giấu bên trong của tạo vật. Vì thế, chiều thành chiều mộng, nhánh cây thành nhánh duyên. Đây là những kết hợp từ bất thường gợi lên một trạng thái mơ mộng, xao xuyến của vũ trụ. Một biểu hiện khác của yếu tố tượng trưng trong khổ thơ trên là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “động tiếng huyền”. Từ động có thể hiểu là “vang động” (cảm nhận bằng thính giác) nhưng cũng có thể được hiểu là “chuyển động” (cảm nhận bằng thị giác). Theo cách hiểu thứ hai, âm thanh (vô hình) được hữu hình hoá, như cựa mình, thức dậy. Khổ thơ dày đặc những yếu tố tượng trưng và vì thế là một phát hiện mầu nhiệm về sự bí ẩn sâu xa của trời đất trong thời khắc thu về.

Câu 4 trang 58 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 4, SGK) Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tuỳ bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.

Trả lời:

* Các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai:

- Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...”

- Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

* Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:

- Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.

- Nhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.

- Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.

- Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.

* Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:

Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

Câu 5 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 5, SGK) Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bị kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.

Trả lời:

* Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bị kịch:

- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.

- Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát qua đó đã góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Trong trái tim của mỗi người đều tiềm tàng một khát vọng tình yêu, chỉ khi gặp đúng người, trái tim ta mới cảm nhận được sự rung động bùng cháy. Và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tình yêu của mình. Nhưng Rô- mê-ô và Giu-li-ét, họ đã thật sự làm được điều đó, họ đã cùng vượt qua rào cản của gia đình, của xã hội để khiến cho tình yêu của mình trở nên thăng hoa và tiến đến bất tử.

- Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.

* Một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản:

- Đi sâu phân tích nhân vật chính trong bi kịch.

- Hai kiểu chính trong xung đột trong bi kịch: Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn; Xung đột nằm trong chính nhân vật.

Câu 6 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai viết về những đề tài, chủ đề gì? Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này có ý nghĩa và tính thời sự như thế nào?

Trả lời:

- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại:

+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước.

+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống.

+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm.

- Ý nghĩa và tính thời sự:

+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể.

Câu 7 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nội dung phần Viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai có gì giống và khác nội dung phần Viết trong sách Ngữ văn 11, tập một?

Trả lời:

 

Nội dung phần Viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai

Nội dung phần Viết trong sách Ngữ văn 11, tập một

Giống nhau

- Đều là dạng bài nghị luận văn học

- Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật

- Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận

Khác nhau

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật

 

Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

- Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

- Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.

- Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.

Câu 8 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 8, SGK) Nêu và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở sách Ngữ văn 11, tập hai.

Trả lời:

* Các kỹ kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở sách Ngữ văn 11, tập hai:

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức.

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ.

- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: Rèn luyện kĩ năng trích dẫn trong bài viết.

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: Rèn luyện kĩ năng viết biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận.

- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: Rèn luyện kĩ năng phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ.

* Kỹ năng học sinh được rèn luyện:

- Phân tích tác dụng của hình thức truyện, thơ.

- Cách trích dẫn trong bài viết.

- Cách biểu cảm và sử dụng các lập luận trong văn bản nghị luận.

- Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ.

- Ý nghĩa: Rèn luyện khả năng viết, trình bày các kỹ năng, phân tích, lập luận để phục vụ cho bài viết cũng như hiểu rõ hơn về thể loại đang tìm hiểu.

Câu 9 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 9, SGK) Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng).

Trả lời:

* Giống nhau:

- Đều là dạng bài nghị luận văn học

- Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật.

- Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận

* Khác nhau:

a. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

- Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

- Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.

- Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.

b. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật

Câu 10 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 11, SGK) a) Thống kê tên các phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.

c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.

Trả lời:

a) Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là:

- Bài 5 với các bài luyện tập về quy tắc ngôn ngữ, hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ, câu rút gọn và câu đặc biệt.

- Bài 6 với các bài tập biện pháp tu từ so sánh và lặp cấu trúc, các câu hỏi tu từ.

- Bài 7 với các bài tập về ngữ cảnh, cách sắp xếp lại các tài liệu tham khảo.

- Bài 8 với các bài tập về đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.

- Bài 9 với các bài lỗi về lỗi ngữ pháp.

b) Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

c) Biện pháp tu từ mà em thích nhất trong câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" trong Đây thôn vĩ Dạ. Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Dạ tràn đầy sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vườn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

II. Bài tập tự đánh giá cuối học kì II

Câu 11 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Các câu tự luận 6, 7, 8, 9 ở SGK, phần Tự đánh giá cuối học kì II, trang 149-150).

– 6. Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích nêu trên.

– 7. Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.

– 8. Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?

– 9. Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào?

Trả lời:

– 6. Các vần trong đoạn thơ đều là vần cuối, đan xen rất hài hoà giữa vần bằng và vần trắc theo thứ tự sau:

+ Vần bằng (rơm / thơm) -> vần trắc (tượng / phượng) -> vần bằng (lâu/ sâu) -> vần trắc (ngợp / hợp) -> vần bằng (nào / dao) -> vần trắc (chứ / tự) -> văn bằng (đi / chi).

+ Cách gieo vần này mang lại cho người đọc âm hưởng nhịp nhàng, bổng trầm đan xen rất êm ái, hài hoà,... phù hợp với diễn tả tâm trạng mơ màng, thực lẫn mộng trong cảm xúc của chủ thể trữ tình.

– 7. Hình ảnh tượng trưng "đường thơm".

– 8. “đường thơm” trong đoạn trích trên vừa cụ thể như màu nắng vàng mật gieo vãi ánh sáng trên khắp mọi lối quê, vừa như mây lam đã hòa tan trong tâm hồn thành bến bờ vĩnh cửu cho mọi nỗi nhớ đổ về. Đường qua những cánh đồng mía hơi hướm ngọt lịm dẫn về quê ngoại, đường tấp nập người đứng trên bờ sông vang lừng tiếng “hò dô ta” đến vỡ giọng theo những cuộc đua ghe tưng bừng trên sông nước, đường vàng rực hoa bí hoa dưa thả giấc mơ bay lên đua với những cánh diều trên cồn bãi ven sông… Trong tất cả những con đường ấu thơ thơm ngát và vô tận ấy, thì một lối nhỏ từ ngõ nhà tôi dẫn ra bến nước sau ngôi đình làng là con đường xưa hơn hết trong mọi lối xưa.

– 9. Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan: Thị giác để quan sát cảnh vật trên đường; khứu giác để ngửi thấy mùi hương.

Câu 12 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đề 1 (SGK). Phân tích giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai.

Đề 2. Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm bi kịch thể hiện trong một văn bản đã học ở Bài 8, “Ngữ văn 11”, tập hai.

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Đề 1:

Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng sáng tác của ông. Truyện “Trái tim Đan-kô” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”. Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.

Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường. Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến. Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất cả. Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm. Và anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và dơ cao lên.

Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô đã xua tan đi mây mù và anh đã dẫn mọi người chạy ra khỏi khu rừng tối tăm này. Anh đã đưa được mọi người ra ngoài và sau đó gục xuống chết. Bằng cách đổi lấy sinh mạng của mình, anh ấy đã mang trái tim ấm áp, một lòng tốt của một trái tim dũng cảm soi sáng dẫn đường cho đoàn người. Nhưng rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.

Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm “Trái tim của Đan-kô” của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.

Đề 2

Kịch là một thể loại văn học đặc sắc của văn học Việt Nam. Nhắc đến tác phẩm kịch tiêu biểu Việt Nam, không thể không nhắc tới "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" của Lưu Quang Vũ - một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học dân tộc. Đoạn kịch "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" đã để lại trong lòng độc giả nhiều suy tư về bi kịch và khát vọng được sống là chính mình của nhân vật Hồn Trương Ba.

Điểm nổi bật gây nhiều ám ảnh đầu tiên trong đoạn kịch là bi kịch của Trương Ba. Chuỗi bi kịch khởi đầu ở cái chết oan uổng của Trương Ba do sự tắc trách của quan trời. Trương Ba là ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, giỏi đánh cờ, hiền lành, yêu thương vợ con và tâm hồn trong sạch. Chỉ vì Nam Tào vội đi dự tiệc nên đã bắt chết nhầm. Đang sống cuộc sống êm ấm với gia đình lại đột ngột chết đi, đây là một bi kịch đau lòng.

Theo lời khuyên của "tiên cờ Đế Thích", Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai", muốn trả lại công bằng cho Trương Ba bằng cách cho Trương Ba sống lại. Không phải sống hoàn toàn mà là hồn được tiếp tục sống trong thân xác của một người khác - anh hàng thịt mới chết gần nhà. Chính sự thay đổi này đã đẩy Trương Ba vào chuỗi bi kịch đầy đau khổ, dằn vặt. Con người vốn là tổng thể thống nhất giữa linh hồn và xác thịt, thế nhưng Trương Ba lại được sống mà không được là chính mình trọn vẹn.

Bời vì sống nhờ trong thân xác của người khác, ông rơi vào bi kịch bị tha hóa về nhân cách. Trước kia, Trương Ba là ông lão làm vườn chăm chỉ, khéo léo, luôn quan tâm vợ con, chăm lo cho các cháu, hòa thuận giúp đỡ xóm làng. Trong mắt những người thân yêu, ông là người chồng, người cha, người ông mẫu mực, đáng kính. Còn hiện tại, từ khi linh hồn sống lại trong thân xác của anh hàng thịt, ông trở nên thô lỗ, phàm phu. Xác thịt kia dù âm u, đui mù nhưng vẫn có sức mạnh riêng. Có lúc linh hồn nhân hậu, trong sạch phải thỏa hiệp với những đòi hỏi bản năng của xác. Đáng sợ hơn, linh hồn trong sạch ấy còn dần bị nhiễm độc bởi xác thị tầm thường của người đồ tể. Chính Trương Ba cũng nhận ra sự thay đổi của chính mình dù cố gắng phủ nhận: "Không! Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...". Song cuối cùng vẫn phải ngầm thừa nhận mình đang dần đánh mất bản thân: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta."

Không những dằn vặt bởi nhân cách dần biến chất, Trương Ba còn phải đối mặt với bi kịch không được chính gia đình của mình thừa nhận. Trở về trong thân xác một người đàn ông xa lạ, vợ ông vô cùng đau khổ, muốn tìm cách tránh mặt và định bỏ đi. Con trai hư hỏng, cô cháu gái vốn vô cùng yêu thương ông lại tỏ thái độ thù ghét, xua đuổi quyết liệt "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". Con dâu là người duy nhất cảm thông với ông, nhưng "...làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?". Không ai chia sẻ, không ai thấu hiểu cho bi kịch cuộc đời ông. Hồn Trương Ba trong da anh hàng thịt còn vô tình gây nên những xáo trộn, bất an trong gia đình, khiến những người thân đau khổ theo. Trong gia đình của chính mình, ông trở nên cô đơn, lẻ loi.

Tuy nhiên, rơi vào tấn bi kịch này, Trương Ba không dễ dàng cam chịu, buông xuôi mà có khát vọng vô cùng mãnh liệt. Khát vọng trước tiên bùng cháy lên là thoát ra khỏi nghịch cảnh phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt. Trương Ba ý thức được tình cảnh trớ trêu khi sống mà bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Ông thấm thía nỗi đau khổ và dằn vặt khi bản thân dần có xu hướng tha hóa, gia đình đau khổ, không thể chấp nhận sự vênh lệch giữa hồn và xác. Thái độ kiên quyết, dứt khoát của ông được nhấn mạnh qua một loạt các từ ngữ: không thể tiếp tục, không thể được, không thể trong lời thoại của mình.

Khát vọng mạnh mẽ nhất thiêu đốt trái tim người có tâm hồn trong sáng là khát vọng được sống là chính mình. Trương Ba muốn là mình một cách toàn vẹn, muốn là một chỉnh thể thể xác và linh hồn hòa hợp, vẻ bên trong và bên ngoài, suy nghĩ và hành động thống nhất với nhau. Trương Ba khát vọng sống, nhưng là một cuộc sống có ý nghĩa, không trộn lẫn sự dung tục, tầm thường. Khát vọng của ông được thể hiện rõ nét trong cuộc tranh cãi giữa linh hồn và thể xác. Đây là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai mặt của con người. Một bên là tiếng nói bản năng của thể xác, một bên là tiếng nói lý trí của linh hồn thanh cao, trong sạch, thể hiện khát vọng hướng thiện và khát vọng vượt lên những mong muốn tầm thường, u ám.

Không muốn tiếp tục cuộc sống nương nhờ, bị chi phối bởi xác người hàng thịt, Trương Ba dằn vặt và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Ông trả lại xác cho anh hàng thịt, lựa chọn cái chết thực sự để linh hồn được trong sạch, hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cái chết ấy là chi tiết đắt giá nhất bộc lộ khát vọng sống tốt đẹp của Trương Ba.

Có thể nói, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành cồn tình huống kịch đầy căng thẳng, đưa vở kịch đạt đến cao trào rồi giải quyết mâu thuẫn một cách logic, hợp lí. Những màn đối thoại, độc thoại được sáng tạo sắc nét không những giúp nhân vật bộc bạch suy nghĩ, tính cách mà còn giúp người đọc hiểu được những suy ngẫm, triết lý sâu sắc được gửi gắm.

Đặc biệt, tác giả khéo léo kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở như lối sống giả dối, giữa những dục vọng u ám thấp hèn với những khát khao cao cả, tốt đẹp. Qua đó tái hiện rõ nét bi kịch và nâng niu khát vọng thanh cao của nhân vật. Đồng thời gửi gắm thông điệp nhân sinh ý nghĩa: vật chất và tinh thần trong đời sống con người cần hài hòa song song, không nên kì thị những đòi hỏi vật chất tầm thường, tôn trọng quyền tự do cá nhân, sống là chính mình nhưng cũng phải cố gắng trở nên tốt đẹp hơn.

Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy, đoạn kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt xứng đáng là tác phẩm kịch xuất sắc của văn học Việt Nam. Để rồi rất nhiều năm tháng qua đi, những giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm vẫn làm rung động bao trái tim độc giả.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Truyện ngắn

Bài 6: Thơ

Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí

Bài 8: Bi kịch

Bài 9: Văn bản nghị luận

Đánh giá

0

0 đánh giá