Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 45: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 45: Môi trường và các nhân tố sinh thái
A. Lý thuyết Môi trường và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống của sinh vật
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Các loại môi trường sống gồm: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
* Các nhóm nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh: Áng sáng, nước, nhiệt độ…
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: Thực vật, động vật…
* Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Nhân tố
|
Ảnh hưởng |
Ví dụ |
Ánh sáng |
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các loài sinh vật, điều khiển nhịp sinh học của sinh vật, ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa trong tế bào và hoạt động sinh lí của cơ thể. |
- Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc. |
Nhiệt độ |
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố, hình thái, quá trình trao đổi chất của sinh vật. Hầu hết các loài sinh vật có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 50oC, nếu nhiệt độ môi trường nằm ngoài giới hạn này thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh vật sẽ bị ngừng trệ và sinh vật sẽ chết. |
- Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày nhằm hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. |
Nước |
Nước là thành phần chủ yếu của tế bào, là môi trường và nguyên liệu của các phản ứng sinh hóa trong tế bào, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, tham gia điều hòa nhiệt độ môi trường và cơ thể. Do đó, nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và có vai trò rất quan trọng trong đời sống của các loài sinh vật. |
- Sa mạc có số lượng loài thực vật và động vật rất ít. |
Độ ẩm |
Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, quyết định sự phân bố của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, độ ẩm còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí của cơ thể (thoát hơi nước,…); qua đó, tác động đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. |
- Độ ẩm cao giúp hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tích tiếp xúc với đất làm cho quá trình hút nước và chất khoáng được tăng cường. |
Nhân tố sinh thái hữu sinh |
Tạo nên các mối quan hệ hỗ trợ, đối kháng giữa các cá thể cùng loài hoặc giữa các loài sinh vật với nhau, đảm bảo sự tồn tại của sinh vật và cân bằng tự nhiên. |
- Các con ngựa vằn sống thành đàn có thể hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ các con già yếu và các con non khỏi bị kẻ thù tấn công. |
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nếu nằm ngoài khoảng giới hạn này thì sinh vật sẽ yếu dần và chết.
+ Ví dụ: Cá rô phi ở Việt Nam có thể sống trong điều kiện nhiệt độ từ 5,6 - 42 °C; các loài thuỷ sinh vật thường sống ở môi trường có độ pH từ 6,5 - 8,5.
B. Bài tập Môi trường và các nhân tố sinh thái
Đang cập nhật…
Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 43: Da và điều hòa thân nhiệt
Lý thuyết Bài 44: Hệ sinh dục ở người và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên
Lý thuyết Bài 46: Quần thể sinh vật
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.