Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 48: Hệ sinh thái và sinh quyển. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 48: Hệ sinh thái và sinh quyển
A. Lý thuyết Hệ sinh thái và sinh quyển
1. Hệ sinh thái và cấu trúc của hệ sinh thái
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã, trong đó, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Trong quần xã, các loài sinh vật được chia thành: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
+ Sinh vật sản xuất: là những loài sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo và một số vi sinh vật tự dưỡng)…
+ Sinh vật tiêu thụ: là những loài sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, chúng lấy chất hữu cơ từ các loài sinh vật khác. (Gồm các loài động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và động vật ăn tạp…)
+ Sinh vật phân giải: là những loài sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ có sẵn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. (Vi khuẩn dị dưỡng, nấm, ...)
- Hệ sinh thái trên cạn: Gồm các hệ sinh thái rừng, sa mạc, hoang mạc và đồng cỏ.
- Hệ sinh thái dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước mặn gồm có các hệ sinh thái vùng ven bờ (các rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, ...) và hệ sinh thái vùng biển khơi.
+ Hệ sinh thái nước ngọt được chia thành hệ sinh thái nước chảy (sông, suối) và hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ, ...).
- Hệ sinh thái nhân tạo: Do con người tạo ra (bể cá cảnh, đồng ruộng, đô thị…)
3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái
a. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- Chuỗi thức ăn gồm các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
b. Tháp sinh thái
- Có ba dạng tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng:
+ Tháp số lượng: được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
+ Tháp năng lượng: được xây dựng dựa trên mức năng lượng được tích luỹ ở mỗi bậc dinh dưỡng.
c. Vòng tuần hoàn các chất trong hệ sinh thái
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái được thể hiện qua vòng tuần hoàn các chất. Trong đó, vật chất và năng lượng được truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
4. Tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái
- Sinh quyển là một phần của lớp vỏ Trái Đất bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.
- Các khu sinh học chủ yếu trên Trái Đất gồm: các khu sinh học trên cạn và các khu sinh học dưới nước.
+ Các khu sinh học nước ngọt gồm hai nhóm chính là hệ sinh thái nước chảy và hệ sinh thái nước đứng.
+ Các khu sinh học nước mặn gồm hệ sinh thái ven bờ và các khu sinh học biển.
B. Bài tập Hệ sinh thái và sinh quyển
Đang cập nhật…
Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 45: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Lý thuyết Bài 46: Quần thể sinh vật
Lý thuyết Bài 47: Quần xã sinh vật
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.