TOP 10 đề thi Học kì 1 Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

244

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Học kì 1 Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 11 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem: 

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 đề thi Học kì 1 Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề số 1

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng?

A. Nhiệt độ môi trường.

B. Độ dày, mỏng của lớp cutin.

C. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.

D. Nồng độ ion khoáng trong tế bào khí khổng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch gỗ?

A. Mạch gỗ được tạo thành do các tế bào hình ống không có thành tế bào nối liền với nhau.

B. Mạch gỗ vận chuyển nước, các chất khoáng hoà tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ lên thân và lá.

C. Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là do sự chênh lệch gradient nồng độ của các chất vận chuyển.

D. Trong mạch gỗ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn có tác dụng kéo nước từ rễ lên lá.

Câu 3: Hệ sắc tố thực vật có thể hấp thụ ánh sáng ở những vùng nào trong phổ ánh sáng nhìn thấy?

A. Vàng cam.

B. Đỏ và xanh tím.

C. Đỏ và xanh lục.

D. Cam và tím.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không được dùng để điều khiển quang hợp nhằm tăng năng suất cây trồng?

A. Tăng diện tích bề mặt lá bằng các kĩ thuật chăm sóc phù hợp.

B. Dùng đèn LED để chiếu sáng.

C. Bón thật nhiều phân bón và tưới thật nhiều nước cho cây.

D. Tuyển chọn các giống cây trồng có sự tích luỹ tối đa sản phẩm quang hợp vào các cơ quan có giá trị kinh tế.

Câu 5: Kết thúc giai đoạn đường phân, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP từ một phân tử glucose?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là

A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.

B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.

C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.

D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp.

Câu 7: Các động vật thuộc ngành Thân lỗ có hình thức tiêu hoá

A. ngoại bào.

B. nội bào.

C. ngoài cơ thể.

D. trong cơ thể.

Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá?

A. Thức ăn chủ yếu được tiêu hoá ngoại bào.

B. Gồm các quá trình: tiêu hoá hoá học, tiêu hoá cơ học và tiêu hoá vi sinh vật.

C. Tiêu hoá cơ học nhờ sự co bóp của dạ dày, nhu động ruột và gan.

D. Tiêu hoá cơ học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá hoá học thức ăn.

Câu 9: Tốc độ khuếch tán khí O2 và CO2 qua bề mặt trao đổi

A. tỉ lệ nghịch với độ dày của bề mặt trao đổi khí.

B. tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi khí.

C. không phụ thuộc vào bề mặt trao đổi khí.

D. phụ thuộc vào nồng độ khí nitrogen ở bề mặt trao đổi khí.

Câu 10: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình hô hấp ở động vật?

A. Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí.

B. Chim có hệ thống 8 túi khí hỗ trợ cho quá trình thông khí ở phổi diễn ra hiệu quả.

C. Ở người, khi hít vào, phổi dãn rộng, áp suất không khí trong phổi cao hơn áp suất không khí bên ngoài.

D. Ở côn trùng, sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của hệ thống ống khí.

Câu 11: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A. Cá rô phi.

B. Cá sấu.

C. Châu chấu.

D. Giun đất.

Câu 12: Bộ phận nào sau đây giữ chức năng điều khiển hoạt động điều hoà tim mạch?

A. Tim.

B. Mạch máu.

C. Hành não.

D. Tuyến trên thận.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo tim của người và thú?

A. Tim người và thú là một khối cơ đặc được bao bọc bởi một xoang bao tim.

B. Tim có vách ngăn để chia tim làm hai nửa (nửa trên và nửa dưới).

C. Mỗi nửa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới.

D. Giữa các tâm nhĩ, các tâm thất, giữa tâm thất và động mạch có các van tim.

Câu 14: Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để đo huyết áp?

A. Nhiệt kế.

B. Ống nghe tim phổi.

C. Huyết áp kế điện tử.

D. Máy kích thích điện.

Câu 15: Khi có kích thích (dòng điện) phù hợp gây hưng phấn, khi đó hệ thần kinh giao cảm – đối giao cảm xuất hiện xung thần kinh tới tim làm cho

A. tim ngừng hoạt động.

B. tim hoạt động chậm hơn lúc bình thường.

C. tim hoạt động nhanh hơn lúc bình thường.

D. tim không thay đổi hoạt động so với lúc bình thường.

Câu 16: Dị ứng là

A. phản ứng quá mức của cơ thể với kháng nguyên của bản thân.

B. phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân của môi trường.

C. phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

D. phản ứng của cơ thể khi mắc bệnh.

Câu 17: Tiêm hoặc uống vaccine là

A. đưa kháng nguyên vào cơ thể.

B. đưa chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.

C. đưa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.

D. đưa kháng nguyên và kháng thể vào cơ thể.

Câu 18: Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại là

A. miễn dịch dịch thể và miễn dịch tự nhiên.

B. miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

C. miễn dịch tự nhiên và miễn dịch qua trung gian tế bào.

D. miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thực bào.

Câu 19: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra.

C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.

D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Câu 20: Trong điều kiện bình thường, chất nào sau đây được cơ thể bài tiết ra ngoài cơ thể?

A. CO2.

B. Urea.

C. Bilirubin.

D. Cả 3 chất trên.

Câu 21: Cơ quan nào sau đây giữ chức năng điều hoà nồng độ glucose trong huyết tương?

A. Thận.

B. Gan.

C. Phổi.

D. Mật.

Câu 22: Ví dụ sau đây không thể hiện cơ chế cân bằng nội môi?

A. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, thận tăng cường tái hấp thụ nước và tăng uống nước.

B. Ở người, pH máu được duy trì khoảng 7,35 – 7,45 nhờ hoạt động của hệ đệm, phổi và thận.

C. Hoạt động của các tế bào bạch cầu làm giảm số lượng tác nhân gây bệnh trong cơ thể.

D. Nồng độ glucose trong máu người được duy trì ở mức 3,9 – 6,4 mmol/L.

Câu 23: Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng chịu đựng những tác động từ môi trường xung quanh của cơ thể sinh vật.

B. sự thu nhận các kích thích từ môi trường của cơ thể sinh vật.

C. sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

D. khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 24: Cảm ứng của sinh vật không có vai trò nào sau đây?

A. Đảm bảo cho sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại.

C. Đảm bảo cho sinh vật phát triển.

D. Nâng cao năng suất cho cây trồng, vật nuôi.

Câu 25: Hướng tiếp xúc là

A. phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.

B. sự sinh trưởng của rễ để tăng diện tích tiếp xúc với đất.

C. sự sinh trưởng của thân để tránh tiếp xúc với đất.

D. sự vận động của thân (cành) để lá tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

Câu 26: Bộ phận nào của cây hướng trọng lực dương?

A. Đỉnh rễ.

B. Đỉnh thân.

C. Lá.

D. Chồi bên.

Câu 27: Ví dụ nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?

A. Cây đóng khí khổng khi nhiệt độ tăng quá cao.

B. Hiện tượng “thức và ngủ” của lá cây họ Đậu theo đồng hồ sinh học.

C. Các loài cây như trầu bà, bầu, bí,... có thân quấn quanh giá thể.

D. Ngọn cây uốn cong về phía có ánh sáng.

Câu 28: Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước ở thực vật, việc sử dụng hộp nhựa trong suốt để trồng cây có tác dụng

A. giúp dễ quan sát được sự sinh trưởng của rễ.

B. giúp cây thu nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

C. giúp dễ quan sát được sự sinh trưởng của thân.

D. giúp cây dễ thoát hơi nước.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Uống rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH, tại sao uống rượu gây khát nước và thải nhiều nước tiểu?

Câu 2 (1 điểm): Hiện tượng “nở hoa của cây mười giờ” thuộc kiểu cảm ứng nào. Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Một người được chẩn đoán bị hở van giữa tâm thất và động mạch chủ. Lượng máu cung cấp cho cơ thể hoạt động trong một chu kì tim của người đó có bị thay đổi không? Tại sao?

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm

1. B

2. B

3. B

4. C

5. B

6. A

7. B

8. C

9. A

10. A

11. B

12. C

13. C

14. C

15. C

16. C

17. C

18. B

19. D

20. D

21. B

22. C

23. C

24. D

25. A

26. A

27. A

28. A

.................................

.................................

.................................

Để xem trọn bộ Đề thi Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, có đáp án chi tiết:

TOP 10 đề thi Học kì 1 Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Hóa 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Đánh giá

0

0 đánh giá