TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

168

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ văn 11 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem: 

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - (Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống!

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Tản văn

B. Tùy bút

C. Kí

D. Truyện kí

Câu 2. Bên cạnh yếu tố trữ tình (biểu cảm), văn bản trên có sử dụng thêm phương thức biểu đạt nào khác?

A. Tự sự và miêu tả

B. Miêu tả và nghị luận

C. Miêu tả và thuyết minh

D. Tự sự và thuyết minh

Câu 3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A. Bày tỏ cảm xúc yêu mến với mùa xuân của Hà Nội, mùa xuân của Bắc Việt

B. Thuật lại kỉ niệm khó quên về tết Hà Nội

C. Bày tỏ nỗi nhớ Hà Nội

D. Miêu tả không khí mùa xuân Hà Nội

Câu 4. Biện pháp tu từ được nhà văn sử dụng trong câu sau là gì?

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

A. So sánh và nhân hóa

B. So sánh và điệp từ

C. So sánh và ẩn dụ

D. So sánh và liệt kê

Câu 5. Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn sau có tác dụng gì?

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

A. Khẳng định vẻ đẹp của mùa xuân

B. Khẳng định mùa xuân là mùa của yêu thương và tình yêu

C. Khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân, những sự việc hiển nhiên không bao giờ dừng lại cũng như việc không bao giờ có người hết yêu mùa xuân

D. Khẳng định tình cảm của nhà văn với mùa xuân đất trời

Câu 6. Đọc văn bản và chỉ ra khoảng thời gian mà tác giả cảm thấy “yêu mùa xuân nhất”

A. Đầu xuân

B. Tết nguyên Đán

C. Sau rằm tháng giêng

D. Cuối mùa xuân

Câu 7. Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là:

A. Niềm hoài niệm trước những vẻ đẹp truyền thống xưa cũ

B. Tình yêu và nỗi nhớ với tết Hà Nội

C. Tình yêu và nỗi nhớ với Hà Nội mùa xuân

D. Tình yêu và nỗi nhớ với những điều bình dị nhất của mùa xuân của Bắc Việt

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Lựa chọn một biện pháp tu từ trong văn bản trên và phân tích

Câu 9. Chỉ ra những đặc điểm của tản văn xuất hiện trong văn bản

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) chia sẻ cảm nhận của em về mùa xuân (hoặc Tết) ở địa phương mà em sinh sống

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận về hình ảnh dưới đây:

TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án (ảnh 1)

Chú thích: Anh hùng Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1906 tại Bảo Ninh, Quảng Bình. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt, mẹ Nguyễn Thị Suốt đã xung phong làm nhiệm vụ kết nối đường dây liên lạc giữa Đồng Hới với Bảo Ninh. Một mình mẹ đã chèo đò giúp bộ đội qua sông, vận chuyển đạn mặc kệ máy bay càn quét, bắn phá trên đầu. Tượng đài Mẹ Suốt được nhà điêu khắc Phan Đình Tiến thiết kế với chiều cao 7 mét, bao gồm cả bệ. Tượng được tập trung đặc tả hình ảnh người mẹ tay cầm chắc mái chèo, đầu hiên ngang ngẩng cao, vai khoác tấm vải dù bay phấp phới. Một bên dưới chân tượng khắc họa hình ảnh sóng gió bom đạn, một bên là hình ảnh bộ đội, thương binh, thanh niên xung phong, dân công mà Mẹ Suốt đã đưa sang sông. Tượng đài Mẹ Suốt được đặt bên dòng sông Nhật Lệ.

-----Hết-----

- Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

A

C

A

B

C

C

D

Câu 8 ( 0.5 điểm)

HS có thể lựa chọn các biện pháp sau hoặc có thể có những biện pháp khác miễn sau HS chỉ đúng và có kiến giải phù hợp.

- Điệp cấu trúc: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. (Ai – cấm/đừng – động từ chỉ cảm xúc yêu, nhớ)

- So sánhẤy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. (Những xúc cảm mạnh mẽ trong tâm hồn khi đón nhận mùa xuân)

Câu 9: (1.0 điểm)

Đặc điểm tản văn trong văn bản:

Về yếu tố trữ tình: Cảm xúc của nhà văn về mùa xuân Hà Nội và Bắc Việt, bày tỏ niềm yêu thương, nhớ nhung về những điều bình dị nhất. (Cảm xúc yêu, mến được nhắc lại nhiều lần trong văn bản)

- Đan xen yếu tố miêu tả và thuyết minh: Miêu tả những đặc điểm của mùa xuân, thuyết minh thêm về những món ăn, những nét văn hóa đẹp của mùa xuân Bắc Việt (Các đoạn văn miêu tả về không khí, về các món ăn ngon sau rằm tháng giêng, các nghi lễ khác của mùa xuân Bắc Việt)

Lưu ý: Mỗi luận điểm HS đưa thêm các dẫn chứng thuyết phục.

Câu 10: (1.0 điểm)

- HS bày tỏ suy nghĩ về vấn đề: Mùa xuân (hoặc Tết) ở địa phương mà em sinh sống.

- Yêu cầu về hình thức: viết thành đoạn văn hoàn chỉnh (không xuống dòng, đảm bảo đủ số câu).

Gợi ý:

Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình về vấn đề theo dòng cảm xúc của cá nhân đảm bảo yêu cầu:

- Mùa xuân hoặc Tết ở địa phương nào?

- Một số nét đặc sắc: Các lễ hội, phong tục, thú vui ngày tết…

- Cảm nhận chung của em.

Mùa xuân ở Tây Bắc với làn sương khói mờ ảo, ẩn hiện sau đó là ánh hồng của rừng hoa anh đào thơm ngát, màu trắng tinh khiết của hoa mơ, hoa ban, hoa mận. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên cảnh sắc đẹp tuyệt vời, khung cảnh bình yên, giản dị, nên thơ. Đồng bào các dân tộc tại Tây Bắc vô cùng đa dạng, mỗi dân tộc sẽ có một phong tục tập quán riêng biệt tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng đa dạng màu sắc. Không những thế, Tết tại Tây Bắc luôn có những điệu múa, trò chơi dân gian đặc sắc như nhảy sạp, chơi cù, ném pao, bắn nỏ, đua ngựa, chọi trâu, đánh cỏ…Mùa xuân Tây Bắc sẽ mang đến cho bạn khoảng thời gian được trải nghiệm, hòa mình và hiểu hơn về lối sống, tập quán của các dân tộc anh em. Là khoảng thời gian giúp bạn nghỉ ngơi, thư giãn sau những tháng ngày vất vả bon chen vì cuộc sống.

II. VIẾT (điểm)

Viết bài văn nghị luận về bức tượng đài Mẹ Suốt.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

aGiới thiệu bức tượng đài Mẹ Suốt: Anh hùng Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1906 tại Bảo Ninh, Quảng Bình. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt, mẹ Nguyễn Thị Suốt đã xung phong làm nhiệm vụ kết nối đường dây liên lạc giữa Đồng Hới với Bảo Ninh. Một mình mẹ đã chèo đò giúp bộ đội qua sông, vận chuyển đạn mặc kệ máy bay càn quét, bắn phá trên đầu. Tượng đài Mẹ Suốt được nhà điêu khắc Phan Đình Tiến thiết kế với chiều cao 7 mét, bao gồm cả bệ. Tượng được tập trung đặc tả hình ảnh người mẹ tay cầm chắc mái chèo, đầu hiên ngang ngẩng cao, vai khoác tấm vải dù bay phấp phới. Một bên dưới chân tượng khắc họa hình ảnh sóng gió bom đạn, một bên là hình ảnh bộ đội, thương binh, thanh niên xung phong, dân công mà Mẹ Suốt đã đưa sang sông. Tượng đài Mẹ Suốt được đặt bên dòng sông Nhật Lệ.

bCấu trúc bức tượng: đế tượng đài vững chãi, mô phỏng những luồng sóng nước đang cuộn trào; thân tượng là hình tượng người mẹ già đang chở thuyền, cán chèo làm điểm nhấn; mặt tượng hướng về phía trước thể hiện tâm thế chủ động, phối hợp với thân tượng và đế tượng thể hiện tư thế vững chãi, hieenn ngang.

c. Ý nghĩa của tượng đài: tôn vinh Mẹ Suốt – biểu tượng cao đẹp nhất vể Mẹ Việt Nam anh hùng; tưởng nhớ, tri ân thể hệ cha ông có công với đất nước; niểm tự hào dân tộc.

d. Đánh giá giá trị của bức tượng đài: Bức tượng đài Mẹ Suốt có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và giá trị nghệ thuật.

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - (Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Đọc văn bản sau:

Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ…Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui của ngày trước, buồn cái buồn của ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại. “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt…các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi…cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…”. Mấy câu nói xô bồ, liều lĩnh mà tha thiết của ông Lưu Trọng Lư ở nhà Học hội Qui Nhơn hồi tháng 6 – 1943 đã vạch rõ tâm lý cả lớp thanh niên chúng ta.

Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm – u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn…Đã thế, không thể xem phong trào thơ mới là một chuyện lập dị do một bọn dốt nát bày đặt ra để kiếm chỗ ngồi trong làng thơ. Nó là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại bắt đầu từ hồi nước ta sát nhập đế quốc Pháp và xa hơn nữa, từ hồi Nguyễn Trịnh phân tranh, lúc người Âu mới đến. Cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã đem theo cùng với hàng hóa phương Tây, cái mầm sau này sẽ nảy thành thơ mới.

(Trích “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh Hoài Chân, NXB VH, tr 17)

* Một thời đại trong thơ ca là bài tiểu luận phê bình mở đầu cuốn thi nhân Việt Nam, cuốn sách tổng kết về phong trào thơ Mới (1930 – 1945)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản:

A. Phương thức thuyết minh

B. Phương thức nghị luận

C. Phương thức miêu tả

D. Phương thức biểu cảm

Câu 2: Trong văn bản, tác giả chỉ ra nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào thơ mới 1930 – 1945 là gì?

A. Do sở thích của người đời xưa khác người đời nay

B. Do mong muốn làm nên chuyện khác lạ của một số nhà thơ

C. Do sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào đời sống xã hội lúc bấy giờ.

D. Do người phương Tây mang theo rất nhiều hàng hóa vào xứ ta

Câu 3: Xác định chức năng của lời dẫn trong ngoặc kép (phần in đậm):

A. Luận đề

B. Luận điểm

C. Lý lẽ

D. Dẫn chứng

Câu 4: Bài viết sử dụng phương thức biểu đạt nào để hỗ trợ việc trình bày quan điểm của tác giả?

A. Thuyết minh

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 5. Hàm ý của câu văn “nó (thơ mới) là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại” là gì?

A. Sự ra đời mang tính ngẫu nhiên của phong trào Thơ mới

B. Sự ra đời mang tính tất yếu của phong trào Thơ mới

C. Sự nhường chỗ của thơ cũ đối với Thơ mới

D. Sự chiến thắng vẻ vang của phong trào Thơ mới.

Câu 6. Cái khát vọng được thành thực của Thơ mới được hiểu như thế nào?

A. Mong muốn được nói lên sự thật

B. Mong muốn nhận được sự đồng tình chấp nhận

C. Mong muốn thay đổi cách thức bộc lộ cảm xúc

D. Mong muốn được giãi bày cảm xúc nội tâm

Câu 7. Đâu là nhận xét không đúng về hiệu quả lập luận của nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản?

A. Chỉ ra quá trình đổi mới của phong trào thơ Mới

B. Giúp người đọc nhận thấy nguyên nhân ra đời của phong trào Thơ mới

C. Cho thấy sự mới mẻ của thơ mới so với thơ cũ

D. Khẳng định Thơ mới là phong trào thơ ca nghiêm túc, tích cực

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8: Nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ tương phản trong đoạn văn in đậm?

Câu 9: Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong văn bản nghị luận trên của Hoài Thanh?

Câu 10: Có ý kiến cho rằng đổi mới cần làm khác đi so với trước đó. Anh/chị có đồng ý với quan điểm nói trên không? Vì sao?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải tôn trọng sự khác biệt.

-----Hết-----

...........................................

...........................................

...........................................

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, có đáp án chi tiết:

TOP 10 đề thi Học kì 1 Hóa 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Toán lớp 11 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Đánh giá

0

0 đánh giá