Sách bài tập GDQP AN 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân | Giải SBT GDQP AN 11 Kết nối tri thức

347

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập GDQP AN 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân | Giải SBT GDQP AN 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Giáo dục quốc phòng an ninh 11 Bài 5 từ đó học tốt môn Giáo dục quốc phòng an ninh 11.

Sách bài tập GDQP AN 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân | Giải SBT GDQP AN 11 Kết nối tri thức

Câu 5.1 trang 33 SBT Giáo dục quốc phòng 11Cho thông tin sau: “Phòng không nhân dân là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không (.....), giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm về phòng không nhân dân là:

A. để bảo vệ an toàn tính mạng, của cải của nhân dân

B. để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân

C. để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân

D. để bảo vệ an toàn cuộc sống, tính mạng, tài sản của nhân dân

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5.2 trang 33 SBT Giáo dục quốc phòng 11Cho thông tin sau: “Thế trận phòng không nhân dân là tổng thể (.....), bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ”. Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm về thế trận phòng không nhân dân là:

A. các yếu tố, các lợi thế về địa hình

B. các yếu tố, các lợi thế về lực lượng

C. các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng

D. các yếu tố, các lợi thế về địa hình, địa vật, lực lượng

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5.3 trang 34 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Địa bàn phòng không nhân dân là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong

A. hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh.

B. hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.

C. hệ thống phòng thủ của cấp quân khu.

D. hệ thống phòng thủ của cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quân khu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5.4 trang 34 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, (....) trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh địch và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh nội dung về vị trí, chức năng của phòng không nhân dân là:

A. là một bộ phận thuộc địa bàn phòng không nhân dân

B. là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân

C. là một bộ phận của thế trận phòng không nhân dân

D. là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân và phòng không nhân dân

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5.5 trang 34 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự chỉ huy và hướng dẫn của

A. Bộ Quốc phòng.

B. Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp Trung ương.

D. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5.6 trang 35 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm: (.....); lực lượng nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh; lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không; lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân; lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hoả, cứu thương, cứu sập”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh quy định về lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân là:

A. lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, truyền tin liên lạc, báo động phòng không

B. lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không

C. lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo phòng không

D. lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, báo động phòng không

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5.7 trang 35 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam, địch tập trung vào các mục tiêu chính sau: Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch; các đài phát thanh, truyền hình; các khu công nghiệp quốc phòng và công nghiệp lớn, các nhà máy; (....); lực lượng phòng không, không quân, hải quân, các khu vực tập trung quân và vũ khí trang bị của ta”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh nội dung về mục tiêu tiến công đường không của địch là:

A. các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật

B. các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng

C. các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng

D. các đầu mối giao thông, sân bay, kho tàng

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5.8 trang 35 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Thủ đoạn của địch tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam gồm: Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công; bí mật, bất ngờ thời điểm tiến công. Tiến công từ nhiều hướng, từ xa; (....); giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển; tiêu diệt, phá huỷ tiềm lực quốc phòng của ta; phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh nội dung về thủ đoạn tiến công đường không của địch là:

A. tiến hành đánh phá ác liệt, liên tục cả ngày đêm, trong mọi thời tiết

B. tiến hành đánh phá đồng loạt, ác liệt cả ngày đêm

C. tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày đêm

D. tiến hành đánh phá đồng loạt, ác liệt, liên tục ngày đêm, trong mọi thời tiết

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5.9 trang 36 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin trong hai cột dưới đây:

Tổ hợp nối thông tin cột A với thông tin cột B để được kết quả đúng là:

A. 1-a, b; 2-c, d

B. 1-a, c, d; 2-a, b, c, d, e

C. 1-a, b, c; 2-b, c, d

D. 1-a, b, d; 2-b, c

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5.10 trang 36 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trong các hoạt động phòng không nhân dân sau, hoạt động nào có cả trong thời bình và thời chiến?

A. Sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định

B. Sơ tán, phân tán trong tình huống khẩn cấp

C. Sơ tán, phân tán tại chỗ

D. Xây dựng khu vực sơ tán, phân tán ở từng cấp

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 5.11 trang 37 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào không phải là hoạt động phòng không nhân dân thời bình?

A. Xây dựng hệ thống trận địa đánh địch tiến công đường không thể

B. Xây dựng hệ thống đài quan sát phòng không

C. Tổ chức lực lượng cứu thương, cứu sập

D. Xây dựng hệ thống thông báo, báo động

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5.12 trang 37 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào không phải là hoạt động phòng không nhân dân thời bình?

A. Huấn luyện lực lượng phòng không nhân dân đánh địch tiến công đường không

B. Tiếp tục sản xuất ở nơi sơ tán để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của nhân dân

C. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dẫn đến gia

D. Xây dựng công trình phòng tránh, trú ẩn dành cho cá nhân

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5.13 trang 37 SBT Giáo dục quốc phòng 11: a) Tìm các ô chữ ở 17 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc (18) trong hình 5.1, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 5 SGK và thông tin sau:

Tìm các ô chữ ở 17 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc (18) trong hình 5.1

- Hàng 1: Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về quốc phòng. Bộ trưởng cơ quan này là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.

- Hàng 2: Lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn địa phương, cùng với Dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

- Hàng 3: Từ chỉ việc tự bảo vệ, chống trả lại sự tiến công của đối phương để giữ vững vị trí, trận địa của mình.

- Hàng 4: Từ chỉ việc phục kích, đón đường, chờ đối phương vào trong

- Hàng 5: Từ chỉ việc báo cho mọi người biết tình hình, tin tức bằng lời nói hoặc văn bản.

- Hàng 6: Một trong 4 cấp cần thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân theo quy định

- Hàng 7: Từ chỉ bề mặt của một vùng, với sự phân bố của các yếu tố như núi, đồi, đồng bằng...

- Hàng 8: Đây là phương thức tiến công mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trên bầu trời Thủ đô Hà Nội năm 1972.

- Hàng 9: Động từ chỉ việc che phủ bên ngoài nhằm làm cho đối phương không phát hiện ra được.

- Hàng 10: Hành động nhằm đánh lừa đối phương trong chiến đấu.

- Hàng 11: Việc dùng tín hiệu hoặc hiệu lệnh báo cho mọi người biết có việc nguy cấp đang xảy ra để sẵn sàng ứng phó.

- Hàng 12: Từ chỉ việc cứu chữa tại chỗ cho người bị thương.

- Hàng 13: Từ chỉ hành động đi vào một cách trái phép, thường gây ra tác hại.

- Hàng 14: Từ chỉ việc di chuyển người và của cải tạm thời ra khỏi khu vực không an toàn để tránh tai nạn, thường là tai nạn chiến tranh.

- Hàng 15: Từ chỉ việc tập luyện tổng hợp với các tình huống như thật. Đây cũng là một trong những hoạt động phòng không nhân dân thời bình và thời chiến.

- Hàng 16: Một trong ba thành phần của vũ trang nhân dân Việt Nam.

- Hàng 17: Danh từ chung chỉ những người dân bình thường trong xã hội.

b) Nêu thông điệp của hình 5.1 sau khi tìm được các ô chữ.

Lời giải:

♦ a) Các ô chữ cần tìm là:

Tìm các ô chữ ở 17 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc (18) trong hình 5.1

♦ b) Thông điệp hình 5.1: Công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng an ninh 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá