Em hiểu như thế nào là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

203

Với giải  KTPL 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KTPL lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Em hiểu như thế nào là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Mở đầu trang 129 KTPL 11: Em hiểu như thế nào là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?

Lời giải:

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.

+ Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…)

+ Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

+ Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác (Điều 11 Luật Báo chí năm 2016)

Đánh giá

0

0 đánh giá