Với giải Câu 1 trang 22 SBT Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Trình bày về nguồn gốc của Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn
Câu 1 trang 22 SBT Lịch Sử 8: Trình bày về nguồn gốc của Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn.
Lời giải:
- Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội tại xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để sung vào hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Các dân binh thuộc hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải sẽ ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực thi nhiệm vụ: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm hải sản quý và từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm) trên biển đầy rủi ro bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi ra Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải chuẩn bị sẵn cho mình: 1 đôi chiếu, mấy sợi dây mây, 7 cái đòn tre và 1 thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để bó xác, đòn tre dùng để làm nẹp và lấy dây mây bó lại. Chiếc thẻ tre ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm về với quê hương bản quán.
- Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã có hàng nghìn dân binh, vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và không phải ai cũng có may mắn trở về.
- Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người dân đảo Lý Sơn đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn - đó là Lễ Khao lề thế lính - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an, sớm trở về quê hương. Nghi lễ này được tổ chức vào khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm (trước khi những người lính lên đường).
- Trong buổi tế, người ta làm những hình người bằng giấy, hoặc bằng bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền giả kia sẽ chịu mọi rủi ro thay cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin và ý chí cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.
- Lễ Khao lề là ngày hội lớn không chỉ riêng Quảng Ngãi mà từ lâu đã thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước như một "bằng chứng sống" về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2 trang 20 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu dưới đây: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng. Đoạn tư liệu trên mô tả về
Câu 2 trang 21 SBT Lịch Sử 8: Nội dung của phần chú giải trên bản đồ cho biết điều gì?
Câu 1 trang 22 SBT Lịch Sử 8: Trình bày về nguồn gốc của Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn.
Câu 2 trang 22 SBT Lịch Sử 8: Cho biết Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì.
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn
Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.