Đọc đoạn thông tin và thực hiện các yêu cầu. Phía nam của dãy Bạch Mã là vùng núi Trường Sơn

213

Với giải Câu 6 trang 25 SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Đặc điểm khí hậu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Đọc đoạn thông tin và thực hiện các yêu cầu. Phía nam của dãy Bạch Mã là vùng núi Trường Sơn

Câu 6 trang 25 SBT Địa Lí 8: Đọc đoạn thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Phía nam của dãy Bạch Mã là vùng núi Trường Sơn, nơi có những định núi khá cao và khí hậu phân hoá theo độ cao. Kon Tum, MĐrăk, Buôn Ma Thuột có nhiệt độ trung bình năm là 23 – 25°C do nằm ở độ cao dao động từ 400 – 500 m, trong khi Đà Lạt ở độ cao 1 500 m, nhiệt độ trung bình năm chỉ 18°C. Nhịp điệu mùa của khí hậu thể hiện rõ rệt, biểu hiện trong sự luân phiên giữa mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, rừng núi như bị bao phủ bởi một bức màn nước trắng xoá, với lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, số ngày mưa chiếm khoảng 130 đến 170 ngày trong năm. Một số nơi như núi Ngọc Linh và khu vực núi cao khác có lượng mưa lớn hơn, đạt từ 2 500 – 3 000 mm/năm. Mùa khô có nắng gay gắt và không khí khô, số giờ nắng trong các tháng mùa này cũng cao nhất, từ 200 – 250 giờ/tháng, trong khi độ ẩm tương đối cũng thấp nhất, khoảng 70%. Nắng nóng làm cho cao nguyên phủ lớp bụi dày, nhiều rừng cây rụng lá, đặc biệt là những rừng cây họ dầu, đó là kiểu rừng “khộp". Một số nơi không có dấu vết dòng chảy, nước ngầm ở sâu tới 30 – 60 m bên dưới mặt đất. Vào mùa khô thường xảy ra hiện tượng cháy rừng, chủ yếu do con người đốt nương làm rẫy gây ra.

1. Đoạn thông tin đề cập đến khu vực nào và thuộc miền khí hậu nào ở Việt Nam?

2. Hãy lựa chọn những từ khoá mô tả sự phân hoá khí hậu theo đại cao của khu vực này.

3. Hãy cho biết những biểu hiện của sự phân mùa khí hậu ở khu vực này.

a) Mùa mưa

b) Mùa khô

4. Theo em, khí hậu ở khu vực này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân?

Trả lời:

1. Miền khí hậu phía Nam

2. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

3.

a) Mùa mưa: rừng núi như bị bao phủ bởi một bức màn nước trắng xoá, với lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, số ngày mưa chiếm khoảng 130 đến 170 ngày trong năm. Một số nơi như núi Ngọc Linh và khu vực núi cao khác có lượng mưa lớn hơn, đạt từ 2 500 – 3 000 mm/năm

b) Mùa khô: Mùa khô có nắng gay gắt và không khí khô, số giờ nắng trong các tháng mùa này cũng cao nhất, từ 200 – 250 giờ/tháng, trong khi độ ẩm tương đối cũng thấp nhất, khoảng 70%. Nắng nóng làm cho cao nguyên phủ lớp bụi dày, nhiều rừng cây rụng lá, đặc biệt là những rừng cây họ dầu, đó là kiểu rừng “khộp". Một số nơi không có dấu vết dòng chảy, nước ngầm ở sâu tới 30 – 60 m bên dưới mặt đất. Vào mùa khô thường xảy ra hiện tượng cháy rừng, chủ yếu do con người đốt nương làm rẫy gây ra.

Đánh giá

0

0 đánh giá