Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo

204

Với giải Luyện tập 3 trang 110 KTPL 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KTPL lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo

Luyện tập 3 trang 110 KTPL 11: Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo.

Lời giải:

♦ Giống nhau:

- Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

♦ Khác nhau:

- Luật điều chỉnh:

+ Khiếu nại: Luật khiếu nại 2011

+ Tố cáo: Luật tố cáo 2018

- Khái niệm:

+ Khiếu nại: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của mình.

+ Tố cáo: Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Chủ thể thực hiện:

+ Khiếu nại: Công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại.

+ Tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.

- Đối tượng bị khiếu nại, tố cáo:

+ Khiếu nại:

▪ Quyết định hành chính.

▪ Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

▪ Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

+ Tố cáo:

▪ Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

▪ Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

- Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo:

+ Khiếu nại: Không có quy định.

+ Tố cáo: Người tố cáo phải:

▪ Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

▪ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

▪ Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015.

- Thời hiệu:

+ Khiếu nại:

▪ Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

▪ Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định; Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

▪ Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ Tố cáo: Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo.

- Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo:

+ Khiếu nại:

▪ Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

▪ Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn

+ Tố cáo:

▪ Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.

▪ Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá