Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

TOP 10 mẫu Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (2024) HAY NHẤT

154

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (2024) HAY NHẤT Chân trời sáng tạo gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

 

TOP 10 mẫu Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái.

Chương trình “Áo ấm đến trường” cho giáo viên, học sinh tại Tiên Yên - Báo  Quảng Ninh điện tử

Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (mẫu 1)

Chương trình "Áo ấm đến trường" thường được trường em tổ chức vào mỗi giúp đầu đông. Những tấm áo khoác ấm áp sẽ được trao tặng cho các bạn học sinh nghèo. Từ đó, các bạn có thể an tâm đến trường, không còn sợ cái lạnh mùa đông nữa. Em rất thích chương trình ý nghĩa này. Em mong rằng năm nào nhà trường cũng tổ chức hoạt động này để các bạn có được tấm áo mới mỗi mùa gió đông về.

Tây Ninh: Phát động phong trào thiếu nhi “Nuôi heo đất - Chống dịch  Covid-19”

Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (mẫu 2)

Phong trào "Nuôi heo đất" là một hoạt động cực kì ý nghĩa. Mỗi lớp đều được nhà trường phát một chú heo để nuôi. Chúng em thường tiết kiệm tiền quà bánh, ăn sáng của mình để bỏ vào heo. Cuối năm, nhà trường sẽ lấy số tiền mà các lớp tiết kiệm được trao lại cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm này giúp các bạn có thể tiếp tục được đi học, có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Mỗi tuần, em vẫn thường tiết kiệm khoảng mười nghìn đồng để nuôi heo, giúp đỡ các bạn.

Công tác xã hội – Nụ Cười Hồng 2017 – Khoa Công nghệ Thông tin Kinh doanh

Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (mẫu 3)

Phong trào "Nụ cười hồng" là hoạt động được tổ chức hàng năm. Dưới sự quyên góp của các bạn học sinh trong trường, những đội viên, thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ trong học tập. Hoạt động này giúp các bạn có thêm động lực để cố gắng sinh hoạt và rèn luyện tốt. Những học sinh khác cũng sẽ có cho mình tấm lòng nhân ái, tinh thần tương thân tương ái, biết giúp đỡ bạn bè.

Ngân hàng bò” - Ngân hàng của lòng nhân ái

Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (mẫu 4)

Mục đích của chương trình "Ngân hàng bò” là giúp những hộ nghèo ở vùng khó khăn vươn lên thoát nghèo, đồng thời nhân lên hy vọng cho các gia đình khác. Đây là mô hình sáng tạo, hiệu quả, các hộ nghèo nhận bò giống về nuôi, nếu đẻ lứa đầu là cái tiếp tục chăm sóc bê con thêm 6 tháng tuổi, sau đó chuyển giao con bê này cho hộ nghèo khác trên địa bàn nuôi. Sau khi trao lứa bê đầu tiên, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu bò giống. Cứ như vậy, số lượng bò giống sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều hộ nghèo được trợ giúp. 

Khao khát “Ngôi nhà mơ ước

Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (mẫu 5)

Xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người “lá lành đùm lá rách” và trước những khó khăn chung của cả đất nước đang phải đối mặt trước những thiên tai bệnh dịch và đói nghèo, giữa một thế giới luôn đổi thay và biến động. Còn quá nhiều người dân trên khắp miền đang phải sống trong đói nghèo, không nhà cửa, không nơi nương tựa, phải sống lang thang, cơ cực. Từ xuất phát điểm trên, chương trình “Ngôi Nhà Mơ Ước” được bắt đầu kể thật mộc mạc, bình dị về những con người thật đang phải đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Quanh năm họ chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thế nhưng cuộc sống túng quẫn luôn đeo đuổi họ.

Tiền Giang tổ chức chương trình “Nhịp Cầu Ước Mơ”

Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (mẫu 6)

Chương trình "Nhịp cầu mơ ước" góp phần thực hiện niềm ao ước của đông đảo người dân nông thôn nghèo về những cây cầu kiên cố phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu, sinh hoạt, học tập. Đây là chương trình truyền hình thực tế mang đậm ý nghĩa nhân văn, kêu gọi sự chung tay vì cộng đồng, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Bếp Yêu thương - nơi vì người bệnh

Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái (mẫu 7)

Bếp Yêu Thương đã đi qua 39 tỉnh thành từ Nam chí Bắc để đến chung tay với 127 bếp ăn từ thiện, phục vụ hàng chục ngàn người cần được giúp đỡ. Được sự ủng hộ rộng rãi của quý vị khán giả, nghệ sĩ và những nhà hảo tâm, Bếp Yêu Thương năm 2014 tiếp tục lên đường vì chúng ta đều tin rằng, giúp đỡ 1 bếp ăn từ thiện là giúp đỡ hàng vạn người đang khó khăn. Họ cần lắm những bữa ăn để nuôi thân, và cũng cần lắm những chia sẻ chân tình để nuôi dưỡng lòng tin vào tình người.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trao đổi với bạn về lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc

Trao đổi với bạn về ý nghĩa của một bài thơ hoặc một bài hát về Bác Hồ

Trao đổi, em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa

Trao đổi: Nếu có phép lạ em sẽ làm gì?

Bài văn tả một con vật có ích mà em biết

Đánh giá

0

0 đánh giá