Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Đọc đoạn thông tin và hoàn thành bảng dưới đây. Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà

82

Với giải câu 3 trang 35 SBT Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Đọc đoạn thông tin và hoàn thành bảng dưới đây. Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà

Câu 3 trang 35 SBT Lịch Sử 11: Đọc đoạn thông tin và hoàn thành bảng dưới đây.

Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 156, 157)

1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:…………..

………………………………………………….

2. Trong cuộc sống hiện nay, em có thể học hỏi được điều gì từ nhân vật lịch sử này?

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”.

(Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, trang 51)

1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:…………..

………………………………………………….

2. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bà? Theo em, câu nói này có còn giá trị ở thời hiện đại hay không?

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

“Nam đế nhà (Tiền) Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này...”.

(Quốc Sử quán Triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 164, 165)

1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: …………..

………………………………………………….

2. Nêu công lao nổi bật và ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc của nhân vật lịch sử trên.

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

“Vị thế của người anh hùng Phùng Hưng không chỉ ở chỗ là người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ nhà Đường, mà còn ở chỗ là người mở đầu cho xu thế Việt trong lãnh đạo đất nước, là một vị “vua cha mẹ”.

(Trương Hữu Quýnh, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, trang 24)

1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:…………..

………………………………………………….

2. Theo em, việc nhân dân suy tôn nhân vật lịch sử này là vị “vua cha mẹ” có ý nghĩa như thế nào?

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

Lời giải:

Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 156, 157)

1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:

Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị)

2. Trong cuộc sống hiện nay, em có thể học hỏi được điều gì từ nhân vật lịch sử này?

- Tinh thần yêu nước, thương dân

- Tình thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất đấu tranh chống quân xâm lược…

Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”.

(Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, trang 51)

1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:

Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)

2. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bà? Theo em, câu nói này có còn giá trị ở thời hiện đại hay không?

- Suy nghĩ: câu nói trên cho thấy tinh thần yêu nước, thương dân; ý chí bất khuất đấu tranh, không cam chịu làm thân phận nô lệ của Bà Triệu…

- Câu này vẫn còn giá trị ở thời hiện đại.

“Nam đế nhà (Tiền) Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này...”.

(Quốc Sử quán Triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 164, 165)

1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: Lý Bí

2. Nêu công lao nổi bật và ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc của nhân vật lịch sử trên.

- Lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược Lương, giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn.

- Lập triều Tiền Lý và nhà nước Vạn Xuân, chùa Khai quốc…

“Vị thế của người anh hùng Phùng Hưng không chỉ ở chỗ là người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ nhà Đường, mà còn ở chỗ là người mở đầu cho xu thế Việt trong lãnh đạo đất nước, là một vị “vua cha mẹ”.

(Trương Hữu Quýnh, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, trang 24)

1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: Phùng Hưng

2. Theo em, việc nhân dân suy tôn nhân vật lịch sử này là vị “vua cha mẹ” có ý nghĩa như thế nào?

- Ý nghĩa:

+ Tri ân công lao của Phùng Hưng đối với nhân dân và dân tộc.

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá