SBT Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 13: Biểu diễn dữ liệu

213

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 13: Biểu diễn dữ liệu hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Tin học 8 Bài 13 từ đó học tốt môn Tin học 8.

SBT Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 13: Biểu diễn dữ liệu

Câu 13.1 trang 61 SBT Tin học 8: Biểu thức tính chỉ số BMI của cơ thể là Biểu thức tính chỉ số BMI của cơ thể Câu 13.1 trang 61 SBT Tin học 8 Biểu thức này trả lại giá trị thuộc kiểu dữ liệu nào?

A. Kiểu số.

B. Kiểu xâu kí tự.

C. Kiểu lôgic.

D. Không xác định.

Lời giải:

A. Kiểu số.

Câu 13.2 trang 61 SBT Tin học 8: Hãy xác định kiểu dữ liệu kết quả của mỗi phép toán sau:

Hãy xác định kiểu dữ liệu kết quả của mỗi phép toán sau

Lời giải:

a) Kiểu lôgic;

b) Kiểu số;

c) Kiểu số;

d) Kiểu xâu kí tự.

Câu 13.3 trang 61 SBT Tin học 8: Giả sử Cân nặng và Chiều cao là hai biến lưu cân nặng (kg) và chiều cao (m) của một người. Em hãy cho biết giá trị trả lại của các biểu thức sau và kiểu dữ liệu của chúng trong ngôn ngữ lập trình Scratch với trường hợp một người có cân nặng 50 kg và chiều cao 1,55 m.

Giả sử Cân nặng và Chiều cao là hai biến lưu cân nặng

Lời giải:

a) 21, kiểu số;

b) “Chỉ số BMI của bạn là 21”, kiểu xâu kí tự;

c) False, kiểu lôgic.

Câu 13.4 trang 61 SBT Tin học 8: Bạn Khoa muốn tạo chương trình tính quãng đường đi của một phương tiện dựa trên vận tốc và thời gian theo công thức s = v × t. Bạn cần sử dụng các biến nào?

A. Sử dụng hai biến v và t để lưu giá trị vận tốc và thời gian.

B. Sử dụng hai biến s và t để lưu giá trị quãng đường và thời gian.

C. Sử dụng hai biến s và v để lưu giá trị quãng đường và vận tốc.

D. Sử dụng ba biến s, v, t để lưu giá trị quãng đường, vận tốc và thời gian.

Lời giải:

A. Sử dụng hai biến v và t để lưu giá trị vận tốc và thời gian.

Câu 13.5 trang 61 SBT Tin học 8: Thực hành: Em hãy tạo chương trình Scratch tính quãng đường đi của một phương tiện dựa trên vận tốc và thời gian theo công thức s = v × t

Lời giải:

Chương trình Scratch tính quãng đường đi của một phương tiện dựa trên vận tốc và thời gian theo công thức s = v × t.

Thực hành: Em hãy tạo chương trình Scratch tính quãng đường đi của một phương tiện

Câu 13.6 trang 62 SBT Tin học 8: Cho sơ đồ thuật toán như minh hoạ ở Hình 13.1.

Cho sơ đồ thuật toán như minh hoạ ở Hình 13.1 Câu 13.6 trang 62 SBT Tin học 8

a) Thuật toán giải quyết nhiệm vụ gì?

b) Xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán.

c) Xác định hằng, biến, biểu thức trong thuật toán và kiểu dữ liệu của chúng.

Lời giải:

a) Thuật toán tính diện tích tam giác.

b) Đầu vào: Cạnh đáy, Chiều cao. Đầu ra: Diện tích tam giác.

c) Hằng số: 1/2.

Biến kiểu số: Cạnh đáy, Chiều cao.

Biểu thức kiểu số: 1/2 × Cạnh đáy × Chiều cao.

Câu 13.7 trang 62 SBT Tin học 8: Hãy chọn khối lệnh đúng thực hiện thuật toán trong Hình 13.1.

A.Hãy chọn khối lệnh đúng thực hiện thuật toán trong Hình 13.1

B.Hãy chọn khối lệnh đúng thực hiện thuật toán trong Hình 13.1

C.Hãy chọn khối lệnh đúng thực hiện thuật toán trong Hình 13.1

D.Hãy chọn khối lệnh đúng thực hiện thuật toán trong Hình 13.1

Lời giải:

B

Câu 13.8 trang 63 SBT Tin học 8: Các biến được sử dụng trong Câu 13.6 là gì? Các biến này lưu trữ giá trị nào? Hãy cho các biến đó một bộ giá trị cụ thể và cho biết kết quả hiển thị trên màn hình sau khi thực hiện khối lệnh.

Lời giải:

Các biến được sử dụng trong Câu 13.6 là hai biến x, y. Biến x lưu giá trị chiều cao tam giác, biến y lưu giá trị độ dài cạnh đáy tam giác.

Giả sử cho x = 4, y = 5.

Kết quả hiển thị trên màn hình sau khi thực hiện khối lệnh là “Diện tích tam giác là 10".

Câu 13.9 trang 63 SBT Tin học 8: Biến Điểm được sử dụng trong một trò chơi. Khối lệnh sau đây thực hiện trò chơi:

Biến Điểm được sử dụng trong một trò chơi. Khối lệnh sau đây thực hiện trò chơ

Khi chơi, phím trắng (phím dấu cách) được bấm 4 lần, sau đó là phím Enter. Giá trị cuối cùng của biến Điểm là gì?

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Lời giải:

A. 5

Câu 13.10 trang 64 SBT Tin học 8: Cho sơ đồ khối thuật toán tính tiền phạt đối với hàng hoá quá hạn như Hình 13.2.

Cho sơ đồ khối thuật toán tính tiền phạt đối với hàng hoá quá hạn

a) Xác định biến, hằng, biểu thức và kiểu dữ liệu tương ứng được sử dụng trong thuật toán.

b) Tạo chương trình Scratch thực hiện thuật toán.

Lời giải:

a) Biến: Ngày hiện tại; Ngày đến hạn.

Hằng số: 0,3; Đơn giá (có giá trị cho trước bằng 10).

Biểu thức: 0,3 × Số ngày quá hạn × Đơn giá.

b) Chương trình Scratch thực hiện thuật toán:

Cho sơ đồ khối thuật toán tính tiền phạt đối với hàng hoá quá hạn

Xem thêm các bài giải sách bài tập Tin học 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá