Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (2024) HAY NHẤT

171

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

 

TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích

Sáo Trúc NT5

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 1)

Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời. Cây sáo nói chung được người ta biết như một loại nhạc cụ có từ thời cổ đại, được bắt nguồn từ những tiếng kêu của những cây lau, sậy khi gió thổi qua. Chính từ cảm hứng này mà một nhạc cụ âm nhạc diễn tấu được những âm thanh trên của thiên nhiên đã được ra đời. Rất nhiều nước trên thế giới có sử dụng sáo với hình dáng và cấu tạo khác nhau.

Thông thường, sáo được làm bằng ống trúc, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm sao nhanh bằng kim loại hoặc bằng gỗ, tất cả đều có thể sử dụng được. Trên sáo, người ta đục các lỗ tương ứng với các âm cơ bản và lỗ để người sử dụng thổi tạo âm thanh, ngoài ra, cũng có thể đục thêm lỗ để buộc dây treo hay là đồ trang trí ở phần đầu. Khi biểu diễn, các nghệ sĩ thường sử dụng kĩ thuật đánh lưỡi, nhấn hơi, luyến hơi… để tạo nên những bản nhạc hấp dẫn, lạ tai, độc đáo.

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 2)

Đàn đá là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước to nhỏ và độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa.

Đàn đá cũng là một trong những nhạc cụ dân tộc thuộc vùng núi Tây Nguyên. Cũng giống như đàn T’rưng, mỗi dân tộc, bộ lạc lại có một cách chơi sáng tạo khác nhau. Như người M’nông họ buộc dây ở hai đầu đá thành chuỗi dài như đàn T’rưng và dùng gùi gõ như cách chơi đàn T’rưng. Nhưng đối với người Mạ họ lại ngồi chơi đàn đá, hai chân duỗi, một viên đá được đặt lên đùi, mỗi người đánh một âm, họ chơi tập thể giống như chơi cồng chiêng. Nhờ sự trường tồn với thời gian mà vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc văn hóa mà đàn đá được UNESCO công nhận là nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

Cồng chiêng – Wikipedia tiếng Việt

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 3)

Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng.Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thanh âm của riêng mình.Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 4)

Đàn nhị là một loại đàn mang tính dân tộc cao, đàn nhị có có từ rất sớm (khoảng từ thế kỉ thứ mười) tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Đàn nhị là loại nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ. Khác với các loại đàn khác như: đàn nguyệt, đàn tranh … có rất nhiều dây thì đàn nhị chỉ có hai dây duy nhất. Cũng có lẽ vì đặc điểm của dây đàn khá đặc biệt mà người ta gọi nó với cái tên là đàn Nhị.

Hình dáng của đàn nhị cũng khá đặc biệt, nó nhỏ và gọn hơn rất nhiều so với các nhạc cụ dân tộc khác. Đàn có hai dây,và khi chơi nhạc thì người ta sẽ dùng một thanh kéo, vừa ma sát với dây đàn, vừa ma sát với nhựa thông được đính ở thân đàn để tạo ra những âm thanh độc đáo.

Đàn thường được những người nghệ sĩ để trên chính đôi chân của mình khi tấu nhạc.Vì vậy khi chơi nhạc thì người nghệ sĩ thường ngồi, có thể là trên một mảnh chiếu, cũng có thể là ngồi trên ghế. Dây kéo của đàn nhị cũng khá đặc biệt, nó được cấu tạo bởi những sợi tơ rất mảnh và mềm mại, sau đó được kết nối với thanh tre mỏng, uốn thành một hình cung mềm mại. Khi dây kéo của đàn nhị được cọ sát với dây đàn để phát ra âm thanh trong tương đối giống thanh kéo của đàn vĩ cầm.

Đàn Tam - Việt Nam - Đất nước Con người - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 5)

Đàn tam có thiết kế mặt bầu vàng, được bít da trăn, ngày trước đàn tam được chơi với dàn nhạc bát âm. Bây giờ, đan tam có nhiều kích cỡ khác nhau, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Âm thanh của đàn tam có âm vang, sáng ấp. ở các quãng thấp thì đàn tam có âm hơi đục. Vì thế đàn thường được dùng để chơi những giai điệu nhạc khỏe khoắn.

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 6)

Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc có mặt phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc của Việt Nam. Đàn bầu hay còn có tên gọi khác là độc huyền cầm. Loại đàn này khá đặc biệt, nó chỉ gồm có một dây. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh gảy để tạo ra những âm thanh, giai điệu trầm bổng khác nhau.

Bảo tồn và khai thác giá trị đàn đá Khánh Sơn | Báo Dân tộc và Phát triển

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 7)

Đàn đá là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước to nhỏ và độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa. Đàn đá cũng là một trong những nhạc cụ dân tộc thuộc vùng núi Tây Nguyên. Cũng giống như đàn T’rưng, mỗi dân tộc, bộ lạc lại có một cách chơi sáng tạo khác nhau. Như người M’nông họ buộc dây ở hai đầu đá thành chuỗi dài như đàn T’rưng và dùng gùi gõ như cách chơi đàn T’rưng. Nhưng đối với người Mạ họ lại ngồi chơi đàn đá, hai chân duỗi, một viên đá được đặt lên đùi, mỗi người đánh một âm, họ chơi tập thể giống như chơi cồng chiêng. Nhờ sự trường tồn với thời gian mà vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc văn hóa mà đàn đá được UNESCO công nhận là nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

 

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 8)

Nhạc cụ sáo trúc đã được biết đến từ văn thơ, âm nhạc dân gian cổ xưa của người Việt Nam. Từ trước tới nay, hình ảnh cây sáo truc đã gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt. Vật liệu tạo thành sáo trúc thường là trúc hoặc tre. Sáo có kích thước đường kính 1,5cm và dài 30cm. Sáo trúc có thể truyền tải âm nhạc một cách nhẹ nhàng đầy cảm xúc. Âm vực của sáo trúc rộng hai quãng tám. Âm thanh trong sáng réo rắt vui tươi, Sáo trúc thường được dùng để độc tấu hoặc hòa tấu cùng dàn nhạc giao hưởng, cổ truyền, thính phòng thậm trí sử dụng trong nhạc hiện đại.

Nhạc cụ cổ truyền VN – Đàn Đáy | Đọt Chuối Non

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 9)

Được ra đời vào thời nhà Lê từ thế kỷ XV-XVlll, là cây đàn có kích thước dài nhất do người Việt Sáng tạo ra. Tên gọi cũ được gọi là Vô để cầm nghĩa là đàn không đáy. Đàn đáy được dùng trong hát ca trù, hát ả đào trình diễn chung với phách và trống đế. Chất âm của đàn đáy có chút buồn, hiu hiu. Đàn đáy được gắn với 7 cung đều nên khi hát xuống thấp hoặc lên cao. Người nghệ sĩ không cần vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm là xong. Đàn đáy có khả năng tạo ra các ngón chùn, khi bấm tạo thành nét độc đáo của đàn.

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích (mẫu 10)

Đàn nguyệt còn được gọi là đàn kìm. Là dòng nhạc cụ được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc cung đình. Nhạc cổ được ra đời và phát triển từ thế kỷ Xl. Tới ngày nay, đàn nguyệt vẫn là một loại nhạc cụ quan trọng trong âm nhạc Việt Nam. Cần đàn dài phím đàn cao, có thể tạo ra âm thanh mềm mại, nhấn nhá. Âm thanh đàn vang và tươi, sâu lắng phong phú, lúc sâu lắng lúc réo rắt. Chính nhờ vậy, đàn nguyệt được sử dụng trong hòa tấu, nhạc lễ và hát văn. Cách chơi cũng phong phú có thể độc tấu, hòa tấu, hoặc đệm hát.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trao đổi với bạn về loài cây em yêu thích

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật

Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc

Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền

Những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn

 

Đánh giá

0

0 đánh giá