TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (2024) HAY NHẤT

173

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

 

TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc.

Nghị luận về thơ ca hay nhất (4 Mẫu) - Văn 12

Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (mẫu 1)

Với em, thơ là tiếng lòng. Mỗi một bài thơ ra đời, đều ẩn chứa nội dung, ý nghĩa mà người làm thơ gửi gắm. Thơ hiện diện trong cuộc sống chúng ta hằng ngày, thường xuyên. Có loại thơ gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu song cũng có những bài thơ khiến mình phải “vắt óc’ ra để hiểu và cảm. Để thơ lưu truyền và tồn tại lâu dài, thơ phải hấp dẫn về hình thức lẫn nội dung. Thơ như nàng tiên xinh. Thơ cô đọng, súc tích, vậy nên, thi sĩ cũng chẳng dễ dàng gì để cho ra đời một bài thơ nhanh. Họ phải đắn đo, suy nghĩ, lựa chọn câu từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, vần – nhịp… làm sao để kết hợp ra đứa con tinh thần hoàn chỉnh. Nhờ hình thức, thơ đến với độc giả dễ dàng hơn. Khi đọc thơ, ta thấy được điều gì thú vị? Là một bài thơ hay về nội dung, thông điệp, tư tưởng được gợi mở? Hay là một bài thơ ngắn gọn, dễ học? Có chăng là một bài thơ có nhan đề gây sức hút? Cũng có thể là hình thức thơ biểu đạt hấp dẫn?... Mỗi người, sẽ có những cảm nhận khác nhau về sự thu hút của thơ. Còn với em, hấp dẫn nhất, đấy chính là cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm. Không có một bài thơ nào gọi là nhảm, hay gọi là viết cho hay cả. Làm một bài thơ, quả thực không dễ dàng. Khi cảm xúc trào nén, không thể thổ lộ hết bằng lời, người ta tìm đến thơ để bày tỏ. Bởi thơ là ý!

Bàn về vai trò, tác dụng của thơ ca đối với cuộc sống con người

Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (mẫu 2)

Thơ là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật được coi là xuất hiện gần như sớm nhất trong đời sống của loài người. Đã có hàng ngàn định nghĩa nhưng chưa có một định nghĩa nào có thể diễn đạt được một cách toàn diện và sâu sắc về thơ. Do đó người ta hiểu rằng định nghĩa về thơ là rất khó. Chỉ có thể thừa nhận rằng thơ là thể loại tiêu biểu cho sự tinh tuý của nghệ thuật ngôn từ. Khi đọc một bài thơ bất kì, ta thường bị hấp dẫn bởi hình thức, nghệ thuật, rồi mới đến nội dung của bài thơ. Thơ là một sản phẩm của sáng tạo in đậm dấu ấn chủ quan của người làm thơ, do đó, khi đọc thơ cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng. Nhưng các yếu tố quan trọng này lại được thể hiện qua những rung động, xúc cảm được diễn đạt bằng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ. Cho nên, chỉ có thể bằng cách liên tưởng, đối chiếu, so sánh giữa bài thơ đang đọc với các bài thơ khác của chính tác giả; giữa thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời hoặc trước đó cùng chung đề tài. Thí dụ: Đọc bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu trong sự liên tưởng so sánh với Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, Cảm thu, Tiễn thu của Tản Đà hoặc so sánh giữa Đây mùa thu tới với Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Tỳ Bà của Bích Khê… Một bài thơ là một thế giới khép kín, muốn hiểu và làm chủ được thế giới ấy cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp. Đó là khi tâm hồn người đọc có nhu cầu chia sẻ, thưởng thức cái đẹp, hay đơn giản chỉ muốn thấu hiểu con người và cuộc đời.

Thơ ca có thể thắp sáng những khoảnh khắc đen tối trong đời bạn | ELLE

Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (mẫu 3)

Qua một số tác phẩm được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca", điều em cảm thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ chính là hình ảnh thơ. Khi bàn về hình ảnh thơ, Lưu Trọng Lư đã nhận xét rằng: "Hình ảnh thơ là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy". Thực vậy, hình ảnh thơ xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, trạng thái trong đời sống, nhà thơ đã quan sát và tái tạo chúng vào tác phẩm một cách sinh động thông qua ngôn từ. Hình ảnh xuất hiện trong thơ có thể là hình ảnh gắn liền với thiên nhiên như cỏ, cây, mặt trăng, mặt trời, dòng sông, bến nước,... cũng có thể là hình ảnh con người với sự xuất hiện của người thiếu nữ, tiếng hát, con đò,... Hình ảnh thơ không chỉ khơi dậy cho người đọc những ấn tượng về mặt thị giác mà còn gợi ra được những ý nghĩa và giá trị về mặt tinh thần nhất định đối với người đọc. Qua hình ảnh thơ, thi nhân bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy tư trước cuộc đời.

Thơ ca có thể thắp sáng những khoảnh khắc đen tối trong đời bạn | ELLE

Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (mẫu 4)

Qua một số tác phẩm được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca", điều em cảm thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ chính là hình ảnh thơ. Khi bàn về hình ảnh thơ, Lưu Trọng Lư đã nhận xét rằng: "Hình ảnh thơ là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy". Thực vậy, hình ảnh thơ xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, trạng thái trong đời sống, nhà thơ đã quan sát và tái tạo chúng vào tác phẩm một cách sinh động thông qua ngôn từ. Hình ảnh xuất hiện trong thơ có thể là hình ảnh gắn liền với thiên nhiên như cỏ, cây, mặt trăng, mặt trời, dòng sông, bến nước,... cũng có thể là hình ảnh con người với sự xuất hiện của người thiếu nữ, tiếng hát, con đò,... Hình ảnh thơ không chỉ khơi dậy cho người đọc những ấn tượng về mặt thị giác mà còn gợi ra được những ý nghĩa và giá trị về mặt tinh thần nhất định đối với người đọc. Qua hình ảnh thơ, thi nhân bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy tư trước cuộc đời.

Thơ ca có thể thắp sáng những khoảnh khắc đen tối trong đời bạn | ELLE

Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (mẫu 5)

Nhạc điệu chính là yếu tố khiến em cảm thấy hấp dẫn và thú vị khi đọc một số tác phẩm được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca". Nhạc điệu được hiểu là cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn mang dáng dấp của âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu).Nhạc điệu trong thơ đến từ cách gieo vần, ngắt nhịp, điệp, phối hợp thanh điệu bằng - trắc,... Đây chính là yếu tố dẫn đến sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong văn xuôi và sự tương đồng giữa thơ với nhạc. Nhạc điệu trong thơ không chỉ khơi dậy được những ấn tượng về mặt thính giác mà còn khơi dậy được những cảm xúc đối với độc giả. Thế giới âm thanh đã biểu đạt một cách đầy đủ và sinh động những biến chuyển trong tâm hồn, cảm xúc của thi sĩ. Chính vì vậy, nhà triết học Vôn-te mới khẳng định: "Thơ là ca nhạc của tâm hồn".

Tóm tắt về bài Một thời đại trong thơ ca của Hoài Thanh một nhà phê bình  văn học

Trao đổi với bạn về một điều thú vị trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc (mẫu 6)

Khi đọc những tác phẩm thơ được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca", em đặc biệt ấn tượng với tính hàm súc của ngôn ngữ thơ. Khác với ngôn ngữ trong văn xuôi, ngôn ngữ thơ thiên nhiều về gợi hơn miêu tả trực tiếp. Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ thể hiện cao độ tính hàm súc. Dung lượng trong thơ khá khiêm tốn nên mỗi nhà thơ đều phải lao động chữ nghĩa vô cùng "vất vả" mới có thể tạo nên một bài thơ hay. Mỗi ngôn từ trong thơ đều là kết quả của quá trình chắt lọc công phủ của người nghệ sĩ để phản ánh lại thế giới hiện thực đa chiều và thế giới tâm hồn phức tạp của con người. Sức sống và sự lôi cuốn của thơ nằm ở chỗ hạn chế về mặt số từ mà vẫn gợi được nhiều cảm xúc, suy tưởng.

Sóng Hồng đã từng nói: "Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời". Bên cạnh những đoạn văn mẫu bên trên, điều gì khiến các em cảm thấy thú vị khi đọc thơ? Các em hãy viết và chia sẻ điều đó tới mọi người xung quanh nhé!

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền

Những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn

Trao đổi với bạn về những hiểu biết của em về công việc của một thủy thủ

Nội dung chính và những điều em thấy xúc động trong câu chuyện về lòng biết ơn

Trao đổi với bạn: Bầu trời đẹp nhất vào lúc nào ? Vì sao

 

Đánh giá

0

0 đánh giá