Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem
TOP 10 mẫu Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (2024) HAY NHẤT
Đề bài: Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật.
Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (mẫu 1)
Hàng ngày ta vẫn thường xem TV hoặc đọc báo có đưa tin phát hiện, bắt giữ một vụ buôn bán động vật trái phép. Các con vật này thường là các loài động vật hoang dã, quý hiếm có nguồn gốc trong nước hoặc vận chuyển từ nước ngoài về. Đó có thể là hổ, một số loài linh trưởng, tê tê, rùa hoặc là sản phẩm từ động vật như sừng tê giác, nhung hươu hoặc mật gấu...Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lý do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Mỗi loài vật biến mất sẽ là những giá trị độc nhất bị mất đi vĩnh viễn, không thể phục hồi. Kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái, môi trường không thể lường trước. Thay đổi quan niệm và thay đổi hành động của mỗi cá nhân sẽ góp phần duy trì các giá trị vô giá đó cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (mẫu 2)
Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta là con người, là chủ nhân của thế giới hiện tại muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Và cũng có một số người đặt câu hỏi: về mặt nhân đạo, có khác gì giữa việc ăn thịt lợn, thịt gà và ăn một loài động vật hoang dã hay không? Đằng nào đó cũng chỉ là những con vật mà thôi, chúng cũng không có quyền gì hơn những con gia súc, gia cầm. Hơn nữa, chúng ta cũng không thấy mất nhiều lắm nếu một sinh vật nào đó trong số hơn 8 triệu sinh vật đang sống trên trái đất này biến mất vĩnh viễn.
Suy nghĩ này không sai, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay và viễn cảnh trong tương lai, chúng ta có lẽ cần phải xem xét và đặt lại vấn đề. Bài viết này chỉ muốn cung cấp cho bạn một góc nhìn không mới nhưng cần thiết để chúng ta có thể xem xét, thay đổi cách nghĩ và do đó, thay đổi hành động của mình.
Trước hết, bảo tồn động vật quý hiếm để lưu giữ và truyền lại các giá trị vô giá của tự nhiên, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đơn giản thế này, thế hệ cha ông chúng ta được nhìn thấy hổ nhiều, ngay cả trong tự nhiên. Chúng nhiều đến mức phải bắt, thuần phục hoặc thậm chí giết để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người và bào chế một số loại thuốc chữa bệnh.
Hổ trong tự nhiên không còn nhiều do đã bị bắt và khai thác quá mức. Theo đà đó, nếu không có biện pháp bảo vệ đủ mạnh và kịp thời, thế hệ con chúng ta có thể sẽ chỉ được nhìn hổ trong vườn thú. WWF dự tính cá thể hổ trong nước hiện còn chưa đến 40 con. Chúng luôn tồn tại trong tình trạng bị đe dọa bởi thợ săn, không có sinh cảnh sống, hạn chế về nguồn thức ăn và ít có cơ hội giao phối, sinh sản.
Động vật hoang dã, quý hiếm như loài hổ nêu trên, là các giá trị độc đáo và duy nhất của tự nhiên. Các giá trị này không thể quy ra theo giá trị kinh tế (hoặc nếu có thì sẽ rất cao) vì đến thế hệ sau (như tôi đặt giả thuyết ở trên với loài hổ), chúng ta có thể trả bao nhiêu tiền để được hưởng giá trị tinh thần của việc được nhìn một con hổ bằng xương bằng thịt, thay vì ngắm nó qua các hình ảnh, clip được làm từ quá khứ.
Các loài vật trong tự nhiên không chỉ đơn thuần là các sinh vật vô tri, những khối xương, khối thịt để chúng ta khai thác cạn kiệt. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, sau nhiều triệu năm tiến hóa mới tạo ra được. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Hãy thử tưởng tượng, một ngày chúng ta uống một lon beer Tiger in hình con hổ mà không biết con hổ thực như thế nào. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác mà thực tế chúng không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực.
Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.
Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lý do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Mỗi loài vật biến mất sẽ là những giá trị độc nhất bị mất đi vĩnh viễn, không thể phục hồi. Kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái, môi trường không thể lường trước. Thay đổi quan niệm và thay đổi hành động của mỗi cá nhân sẽ góp phần duy trì các giá trị vô giá đó cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (mẫu 3)
Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.
Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (mẫu 4)
Em có thể trao đổi về các biện pháp để bảo vệ động vật như:
- Đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả.
- Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới tất cả mọi hình thức.
- Tiêu hủy tất cả kho sừng tê giác và ngà voi thu giữ được.
- Đóng cửa tất cả các cơ sở nuôi hổ đồng thời chấm dứt các hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát.
- Chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.
Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (mẫu 5)
Một số giải pháp bảo vệ động vật hoang dã bao gồm: Trồng nhiều cây xanh để tạo môi trường sống cho động vật, nghiêm cấm buôn bán trái phép động vật hoang dã, nói không với việc chụp ảnh cùng động vật hoang dã, tích cực tuyên truyền về nguy cơ tuyệt chủng của các loài thú quý hiếm....
Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (mẫu 6)
- Hành động:
+ Tham gia vệ sinh khu dân cư mình sinh sống
+ Tham gia chương trình Vòng quay xanh – tuyên truyền bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác và nhặt rác trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Tham gia chương trình Giờ trái đất 60+
+ Tham gia tuyên truyền, vẽ tranh, đóng kịch về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,…
- Khi tham gia những hoạt động này, em đã góp phần sức của mình vào việc bảo vệ môi trường, vì sự phát triển chung của đất nước và nhân loại.
Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (mẫu 7)
Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định, người có các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép loài động vật; hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống, sản phẩm của loài động vật thuộc danh mục ưu tiên bảo vệ, tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 1 đến 15 năm.
Đây là những chế tài xử lý được cho là nghiêm khắc nhất từ trước tới nay, nhưng các hành vi vi phạm vẫn tiếp diễn, thậm chí có nơi còn xảy ra những vụ việc nghiêm trọng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, Quốc hội, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật về động vật hoang dã vẫn diễn ra phổ biến, nhiều trường hợp vận chuyển với số lượng lớn. Có trường hợp đối tượng người nước ngoài lợi dụng Việt Nam làm nơi trung chuyển.
Do vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường thực thi pháp luật, thông qua đó, nâng cao nhận thức của người dân, của cán bộ công chức đối với việc bảo vệ động vật hoang dã, trong đó có việc không sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã; tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra, hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm về động vật hoang dã. Chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm kêu gọi cộng đồng xã hội tiếp tục có những hành động mạnh mẽ bảo vệ các loài động vật hoang dã và môi trường sống tự nhiên của chúng; đồng thời nâng cao hiệu quả răn đe và đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm thông qua việc đấu tranh không khoan nhượng trong công tác xử lý các vụ án.
Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật (mẫu 8)
Hiện Việt Nam về cơ bản đã xây dựng được một khung pháp lý khá hoàn thiện về bảo vệ động vật hoang dã, tuy nhiên, các quy định còn chưa thật sự cụ thể để bảo đảm cơ chế quản lý hiệu quả với các cơ sở nuôi nhốt. Việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong đó phân biệt rõ ràng giữa cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và các cơ sở nuôi động vật hoang dã vì mục đích thương mại cũng như xác định cụ thể các điều kiện thành lập và cơ chế hiệu quả quản lý hoạt động tại các cơ sở này là phù hợp và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với các hoạt động gây nuôi thương mại chưa được quản lý chặt chẽ, một trong những vấn đề gây nhức nhối nữa hiện nay là việc nhập lậu các động, thực vật ngoại lai. Chỉ trong hai năm qua, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên đã ghi nhận tới gần 300 vụ vi phạm với khoảng hơn 9.700 cá thể động vật hoang dã ngoại lai bị buôn bán hoặc nuôi nhốt.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động vào cuộc và giải quyết triệt để tình trạng buôn bán các loài ngoại lai đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng, trước khi chúng bị thả tràn lan vào tự nhiên và tình trạng buôn bán những loài này vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi pháp luật cũng cần giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến loài ngoại lai và tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tại khu vực biên giới để ngăn chặn các loài ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam mà không bảo đảm nguồn gốc hợp pháp...
Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trao đổi với người thân về một tình huống cần viết đơn
Trình bày ý kiến của em về hoạt động bảo vệ động vật
Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh
Tưởng tượng em được đến thăm một vườn cây ăn quả lâu năm, chia sẻ cảm xúc của em
Viết 1 - 2 câu giới thiệu về cô bé Bua Kham và chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu