TOP 10 mẫu Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) HAY NHẤT

356

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

 

TOP 10 mẫu Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người.

Khám phá chùa Yên Tử - Địa danh tâm linh nổi tiếng Quảng Ninh

Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 1)

Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.

Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.

Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.

Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.

Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.

Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.

Lý Thường Kiệt – nhà quân sự kiệt xuất

Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 2)

Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.

Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.

Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.

Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:

"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,

Vằng vặc sách trời chia xứ sở.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

Chúng mày nhất định phải tan vỡ".

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN | THCS Trần Hưng Đạo

Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 3)

Trần Hưng Đạo có tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và lần 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300).

Chiến sĩ Đỗ Đức Việt hy sinh với lời hẹn dang dở đưa bà ngoại đi du lịch

Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 4)

Cách đây 6 tháng, mạng xã hội tràn ngập lời chia sẻ, thương tiếc và tri ân 3 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy dũng cảm, lao mình vào biển lửa để dập tắt đám cháy tại quán karaoke trên đường Quan Hoa (Hà Nội) làm lòng em lại nao nức những điều tri ân, biết ơn vô cùng. Và hôm nay, em muốn nói về nghề lính cứu hỏa.

Chiều 1/8/2022, nhận được tin báo cháy tại Quan hoa, ít ai nghĩ, đó là lần làm nhiệm vụ cuối cùng của ba người chiến sĩ anh hùng. Đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc. Sau khi giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra. Sáng cùng ngày, cũng chính các anh, đã giải cứu 2 nạn nhân trong một vụ cháy nhà dân gần đó. Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống. Nhưng lòng em lại nghẹn ngào làm sao về nghề lính cứu hỏa. Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người. Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.

Chi tiết kinh nghiệm viếng thăm mộ Cô Sáu ở Côn Đảo

Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 5)

Đồng chí Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo giàu truyền thống cách mạng, ở xã Phước Lợi, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đồng chí tham gia cách mạng từ nhỏ, năm 1947, đồng chí được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ và làm liên lạc cho Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ. Do chưa đến tuổi thành niên nên đồng chí có điều kiện đi lại giữa hai vùng ta và địch. Công an quận Đất Đỏ đã huấn luyện Võ Thị Sáu sử dụng mìn, súng và lựu đạn để vào vùng địch phá tề, trừ gian. Với vóc dáng nhỏ bé cùng với sự thông minh, nhanh nhẹn và can đảm của mình trong các vai người buôn bán, người làm công, đồng chí luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm thu thập nhiều tin tức quan trọng phục vụ công tác.

Với trí thông minh và năng khiếu trinh sát, đầu năm 1948, đồng chí đã phát hiện tên Sáu Thoại làm gián điệp cho Pháp và tên Sơn phản hội, âm mưu đưa Pháp về đánh úp căn cứ của đội Công an xung phong ở Ruộng Rừng. Những tin tức đó đã giúp Công an quận Đất Đỏ có kế hoạch chủ động đề phòng và tiến công địch. Nhờ đó lực lượng Công an nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm và kịp thời bắt giữ, xử lý đối tượng tránh tổn thất cho ta.

Anh hùng chiến tranh Việt Nam Bùi Thị Cúc

Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 6)

 Liệt sĩ CAND Bùi Thị Cúc tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1930 tại làng Vân Mạc, xã Quang Trung, huyện Ân Thi, nay là thôn Vân Mạc, xã Vân Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng giàu truyền thống cách mạng, nhà có 7 anh chị em, chị là con thứ 5. Bố mất khi chị còn nhỏ, do nhà nghèo nên từ khi 9 tuổi chị đã phải đi làm con nuôi - thực chất là con ở trừ nợ cho gia đình địa chủ trong làng. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, được chia ruộng đất, chị được trở về đoàn tụ với gia đình. Trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, lại sẵn có lòng yêu nước và tính cần cù, chị giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Được các đồng chí đảng viên tin tưởng giao nhiệm vụ và rèn luyện, thử thách, nên mọi nhiệm vụ được giao, dù bất kỳ hoàn cảnh nào chị đều hoàn thành xuất sắc. Cuối năm 1947 chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam- là nữ Đảng viên trẻ nhất xã, làm cán bộ phụ nữ xã, rồi làm cán sự Hội Phụ nữ huyện Ân thi.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tưởng tượng em được đến thăm một vườn cây ăn quả lâu năm, chia sẻ cảm xúc của em

Viết 1 - 2 câu giới thiệu về cô bé Bua Kham và chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu

Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm mà em yêu thích

Viết 1 – 2 câu văn tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em

Viết 2 - 3 chia sẻ cách hiểu của em về Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy

 

Đánh giá

0

0 đánh giá