SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 10 Kết nối tri thức

516

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 10 trong Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên Sách bài tập KHTNlớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 10.

GIẢI SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 10 Tập 1

Bài 2.15 trang 10 sách bài tập KHTN 7Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là

A. 2.

B. 5.

C. 7.

D. 8.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử fluorine có số electron = số proton = 9.

Lớp electron bên trong gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 9 -2 = 7 electron.

Bài 2.16 trang 10 sách bài tập KHTN 7Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là

A. 2.

B. 10.

C. 18.

D. 20.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Calcium có số proton = số electron = 20.

Bài 2.17 trang 10 sách bài tập KHTN 7Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là

A. 2.

B. 8.

C. 10.

D. 18.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm (aluminium) là 2.

Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ

Bài 2.18 trang 10 sách bài tập KHTN 7Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là natri (sodium) và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử natri và chlorine lần lượt là

A. 1 và 7.

B. 3 và 9.

C. 9 và 15.

D. 3 và 7.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Nguyên tử natri có số electron = số proton = 11.

Lớp electron bên trong gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.

Lớp ngoài cùng có: 11 – 8 – 2 = 1 electron.

- Nguyên tử chlorine có số electron = số proton = 17.

Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.

Lớp ngoài cùng có: 17 – 8 – 2 = 7 electron.

Bài 2.19 trang 10 sách bài tập KHTN 7Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 2, 10, 6.

B. 2, 6, 8.

C. 2, 8, 6.

D. 2, 9, 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có số electron = số proton = 16.

Lớp electron trong cùng, gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.

Lớp ngoài cùng có: 16 – 8 – 2 = 6 electron.

Bài 2.20 trang 10 sách bài tập KHTN 7Trong hạt nhân của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Hãy hoàn thiện Hình 2.4 để mô tả mô hình một nguyên tử silicon.

Trong hạt nhân của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron

Lời giải:

Mô tả cấu tạo của một nguyên tử silicon:

Trong hạt nhân của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron

Bài 2.21 trang 10 sách bài tập KHTN 7Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng

A. 9 amu.

B. 10 amu.

C. 19 amu.

D. 28amu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của hạt nhân.

Khối lượng của nguyên tử fluorine = 9.1 + 10.1 = 19 (amu).

Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 7

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 8

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 9

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 11

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá