TOP 10 mẫu Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (2024) HAY NHẤT

185

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (2024) HAY NHẤT Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

 

TOP 10 mẫu Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết đoạn văn (4 - 5 câu) kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết.

Tiểu sử Hai Bà Trưng - Những nữ tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 1)

Hai Bà Trưng là một cặp chị em sống trong cảnh nước nhà loạn lạc, vô cùng bất bình trước cảnh dân thường bị áp bức. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị địch sát hại khiến cho nỗi uất ức bị đè nén đến cùng. Từ đó, hai bà dấy binh quyết đánh giặc ngoại xâm. Nhờ có sức mạnh và tài thao lược, nghĩa quân của Hai Bà Trưng ngày càng lớn mạnh, đánh khắp nơi, khiến quân thù phải khiếp sợ. Cuối cùng, Hai bà đã đánh bại kẻ thù và lên ngôi cai trị nước ta. Tuy trị vì không lâu, Hai Bà Trưng vẫn là những anh hùng vĩ đại. Đánh giấc sự bắt đầu của những năm tháng quyết chiến giành giành độc lập của nhân dân ta.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 2)

Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương là người ở Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người thông minh, mạnh mẽ, tài sắc khác thường. Khi trưởng thành bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

Nữ tướng Nguyễn Thị Định: “Linh hồn” của phong trào Đồng Khởi

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 3)

Bác Hồ đã từng nói rằng: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Thật vậy, trong suốt những năm tháng khói lửa, nhân dân ta không phân biệt già trẻ, gái trai, ai ai cũng tham gia góp sức chống giặc. Trong đó, những người phụ nữ cũng chiến đấu vô cùng anh dũng. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bà Nguyễn Thị Định - nữ tướng duy nhất ở thế kỉ XX của nước ta. Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, là con út trong gia đình có 10 người con ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà thường được người dân Bến Tre gọi bằng cái tên thân mật là “cô Ba Định”. Khi tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Năm 1960, bà được bầu làm Phó Bí thư và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre để cùng với những người yêu nước khởi xướng phong trào Đồng Khởi, mở đầu cho cuộc đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang rộng khắp miền Nam. Giai đoạn 1965 - 1974, bà được bầu là Phó Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam. Tháng 4 - 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng, trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã sống một cuộc đời trọn vẹn với non sông, đất nước. Cuộc đời dù trải qua nhiều mất mát đau thương nhưng bà đã vượt qua tất cả, luôn sống trọn vẹn nghĩa tình với đồng đội, với nhân dân, hy sinh mọi hạnh phúc riêng tư để lo toan cho hạnh phúc của mọi người.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 4)

Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương là người ở Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người thông minh, mạnh mẽ, tài sắc khác thường. Khi trưởng thành bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

NỮ TRẠNG NGUYÊN DUY NHẤT VIỆT NAM

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 5)

Nguyễn Thị Duệ sống ở thời nhà Mạc, là người ở tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng là người thông minh, xinh đẹp. Năm 1592, chúa Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh đô Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Thị Duệ cùng gia đình đi theo.

Bà Duệ là một người hiếu học, nhưng luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử. Nên bà phải giả trai để dự việc đèn sách. Khoa thi Hội năm 1594 bà mang tên giả là Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khi tuổi vừa 20. Đến khi mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ dáng vẻ mảnh mai, mặt mày thanh tú nên dò hỏi. Khi đã rõ chuyện, Nguyễn Thị Duệ không bị khép tội mà còn được vua khen ngợi là nữ nhi mà không thua kém gì nam nhi. Sau đó, vua mời bà vào cung để dạy các phi tần, công chúa học tập. Sau đó bà được tuyển làm phi, hiệu là Tinh Phi nên người ta quen gọi là Bà Chúa Sao.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 6)

Chị Võ Thị Sáu sinh ra ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ năm mười lăm tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5 năm 1950, lúc đó, chị bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người nữ chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị chúng đày ra Côn Đảo, và bị xử tử. Vào đêm trước khi ra pháp trường, người nữ tử tù ấy vẫn cất cao giọng trong trẻo hát vang những bài ca cách mạng để động viên tinh thần hàng ngàn tù nhân và tỏ rõ khí phách của một người cộng sản kiên trung. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương để em học tập.

Cuộc đời dâu bể của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 7)

Đoàn Thị Điểm là nữ tác gia tài năng của nền văn học thời trung đại, với bút pháp đa dạng, vừa giỏi văn Hán, lại cũng vừa giỏi thơ Nôm. Bà sáng tác nhiều nhưng tản mát phần lớn. Ngoài bản dịch Chinh Phụ Ngâm Bà còn là tác giả tập truyện Ký, Truyền Kỳ Tân Phả và một ít thơ văn câu đối chữ Hán, chữ Nôm được lưu giữ trong Hồng Hà phu nhân di văn. Đương nhiên, thể loại và số lượng tác phẩm cũng chưa phải là tất cả, đóng góp của Bà Đoàn Thị Điểm chính là ở những giá trị nhân văn cao cả, những tư tưởng lớn lao vì dân vì nước và những đặc sắc về nghệ thuật mà Bà đã gửi gắm và đạt được trong trước tác của mình. Bà là ngôi sao sáng trong hàng ngũ những nữ sĩ Việt Nam, một nhà giáo, một lương y tài đức vẹn toàn.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 8)

Sương Nguyệt Anh là người phụ nữ tài năng đầu tiên làm chủ bút một tờ báo ở Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (1864 – 1921), là con thứ tư của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bằng tất cả tài năng, tâm huyết, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp chung, Sương Nguyệt Anh đã để lại trong tâm trí người Việt Nam hình ảnh đẹp về một nữ chủ bút đầu tiên, một nhà thơ đa tài và một người tiên phong trong cuộc đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ nước nhà. Ngày nay, tên bà được đặt cho nhiều đường phố, trường học, hội bút, câu lạc bộ... với niềm trân trọng, tự hào sâu xa.

Nguyễn Thị Minh Khai: Người chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 9)

Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến sĩ tiền bối của phong trào cộng sản Việt Nam đồng thời cũng là người phụ nữ tài năng mà em rất kính trọng. Chị sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chị Minh Khai đã tham gia các phong trào yêu nước với tất cả nhiệt tình của tuổi thanh niên. Chị vận động nữ sinh góp tiền mua hoa, mua vải may băng tang đi dự lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh và ký tên vào bản yêu sách đòi thực dân Pháp thả Phan Bội Châu, nhà cách mạng nổi tiếng thời bấy giờ. Sau khi thoát ly khỏi gia đình, chị năng nổ tham gia hoạt động cách mạng. Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, chị bị giặc Pháp bắt năm 1940 và bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn năm 1941. Trước khi bị xử tử, chị đã khẳng khái lên án tội ác thực dân Pháp và hô to: "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!", thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của người phụ nữ Việt Nam anh hùng.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 10)

Một người phụ nữ tài năng mà em biết và luôn ngưỡng mộ, kính trọng chính là Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô là huyền thoại và là một tượng đài cao lớn trong làng bơi nữ của nước ta. Nhờ khả năng thiên bẩm và sự tập luyện chăm chỉ, bền bỉ, Ánh Viên đã đạt được những thành tíc to lớn tại Giải bơi lội Đông Nam Á, Đại hội Thể thao trẻ châu Á, SEA Games 27 và Đại hội thể thao châu Á. Lần nào tham gia thi đấu, Ánh Viên cũng đạt thành tích xuất sắc, thậm chí là xô đổ các kỉ lục trước đó. Nhờ vậy, cô đem về rất nhiều vinh quang cho tổ quốc, và ghi tên mình là trang vàng của thể thao nước nhà.

Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khoẻ

Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ

Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh

Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sáng đi học

Tả một bông hoa (hoặc một cây rau). Gạch dưới chủ ngữ ở mỗi câu

 

Đánh giá

0

0 đánh giá