TOP 10 mẫu Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (2024) HAY NHẤT

591

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

 

TOP 10 mẫu Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.

Cây bơ có trồng được ở miền Bắc không?

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (mẫu 1)

Hồi nhỏ tôi thích trái bơ tới mức cứ ăn xong một trái bơ là tôi trồng hột của nó vào trong một cái chậu nhỏ. Má tôi hỏi: "Con trồng làm gì vậy?" Tôi nói: "Trồng để mai mốt cây lớn lên con có trái ăn". Má tôi xì một tiếng.

Những hột bơ nảy mầm và xòe hai lá đầu tiên. Lá bơ non to to dài dài xanh xanh và dễ thương lắm. Tôi cứ ngồi dang đầu dưới nắng mà say sưa ngắm nghía từng chiếc lá. Màu lá đậm dần. Nó đã trở nên một chiếc lá trưởng thành và cứng cáp sẵn sàng cho những chiếc lá non khác nhú ra. Hai lá tiếp theo và tiếp theo và tiếp theo nữa… Thân cây chỉ to bằng chiếc đũa và cao dần lên cho đến một ngày…

Trưa hôm đó tôi đi học về tới trước cửa nhà tôi ngẩn ngơ nhìn một dãy chậu đất trống trơn. Những cây bơ con bị nhổ sạch hồi nào không biết. Tôi đứng dậm chân bịch bịch bịch thiếu điều muốn lủng cái nền gạch rồi òa ra khóc. Má tôi nói: "Không có ai mà trồng cây bơ ở trong chậu hết rễ nó ăn bể tường đó con!" Tôi không hiểu tại sao rễ của cây bơ lại có thể ăn bể tường. Tôi cứ đứng khóc tỉ ti hoài khiến Má tôi bực mình quát lên mấy tiếng tôi sợ hãi vội vàng nín bặt.

Khi có chồng rồi tôi vẫn chứng nào tật đó ăn trái bơ xong là trồng cái hột xuống đất (chứ không phải trong chậu). Hột bơ vẫn nảy mầm vẫn vươn lên hai lá non xanh mướt. Nhưng sau đó chồng tôi nhổ phéng những cây bơ con càu nhàu miếng đất chút xíu mà trồng cây bơ làm gì. Tôi thật sự không hiểu. Tại sao mọi người không biết rằng tôi rất muốn trồng một cây bơ trong sân? Tại sao mọi người không biết tôi rất muốn ve vuốt từng trái bơ chín thơm mọc lủng lẳng trên cành?

Mấy mươi năm sau – ngày hôm nay – tôi mới hiểu. Cây bơ nó bự như một cây me già. Cành lá của nó xòe ra um tùm còn hơn cành lá của một cây xoài cội nữa. Tôi ngẩn ngơ nhìn những trái bơ chín treo lủng lẳng trong tấm hình (mà tôi mới nhận được). Trái bơ của tôi đây. Ly sinh tố bơ của tôi đây.

Và tôi mỉm cười một mình tưởng tượng đến một ngày nào đó của tháng 5 của tháng 6 của mùa hè tôi ngồi trong một góc của quán vắng vừa nhâm nhi ly sinh tố bơ vừa nhìn ngắm những chiếc lá vàng xào xạc trong làn gió mơn man…

Những con số kỷ lục lịch sử về trái sầu riêng Việt Nam

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (mẫu 2)

Nhà ông ngoại em có một vườn sầu riêng, cây nào cây nấy sai trĩu quả. Mỗi khi sầu riêng chín, ông thường bứt cho em ăn. Vì vậy mà em đặc biệt rất thích ăn loại quả này.

Sầu riêng có mùi vị vô cùng đặc trưng. Đứng từ đằng xa em cũng có thể ngửi thấy hương vị của nó. Nếu ai để sầu riêng trong nhà hay ai vừa ăn sầu riêng thì mùi hương của nó còn lưu lại rất lâu. Đối với nhiều người, mùi hương ấy có thể gây khó chịu. Nhưng đối với em, đây chính là hương vị của tuổi thơ.

Em thích nhất là được sờ vào vỏ sầu riêng. Những chiếc gai nhọn và to của nó khi chạm vào tay mới đầu có cảm giác hơi nhói đau nhưng sau đó lại có cảm giác nhột nhột, buồn tay. Vỏ của quả sầu riêng có màu xanh nhạt và khá dày. Khi ăn, phải bổ bỏ lớp vỏ ấy đi mới nhìn thấy được phần cơm sầu bên trong. Cơm sầu có màu vàng chanh. Chúng bao bọc lấy hạt sầu. Hạt sầu riêng có màu vàng và khá to. Tuy nhìn bề ngoài quả sầu riêng hao hao giống quả mít nhưng khi ăn lại cho ta hương vị béo ngậy hơn nhiều.

Ngoài việc thưởng thức sầu riêng ngay khi vừa mới bổ, người ta còn có thể thưởng thức chúng bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như dùng làm bánh hay dùng làm kẹo. Những món ăn có hương vị sầu riêng đối với em đều rất thơm và ngon. Bên cạnh đó, vỏ của quả sầu riêng còn có công dụng là chữa ho và tiêu chảy nữa đấy.

Em rất thích quả sầu riêng vì nó gắn liền với tuổi thơ của em, gắn liền với mảnh đất nơi em đã sinh ra và lớn lên.

Quả nhót là quả gì, bán ở đâu? Quả nhót ăn như thế nào?

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (mẫu 3)

Quả nhót là loại quả hết sức quen thuộc với những bạn nhỏ giống như em. Nhưng phải đến khi được xem trên tivi, thì em mới được biết đến hình dáng và đặc điểm của cả cây nhót.

Nhót là cây thân gỗ, rất cứng cáp và chắc chắn, nhưng nhìn qua thì khá là nhỏ bé so với các cây ăn quả khác em vẫn gặp. Nếu cây mít, cây khế lâu năm thì cái gốc phải lớn như bắp đùi, thì cây nhót khi đã ra được vài vụ trái cũng chỉ lớn bằng cổ tay. Điều em bất ngờ hơn nữa, chính là số lượng cành và nhánh của cây nhót. Chỉ từ một thân chính như vậy, cây mọc ra rất nhiều các cành con. Đã vậy, các cành này còn mọc ra rất dài rồi đẻ thêm các nhánh nhỏ khác. Nhiều đến mức, nó tạo thành một tán nhót khổng lồ, sà xuống cả mặt đất. Nhìn từ xa nó um tùm như một cây bụi khổng lồ.

Có một điều thú vị ở cây nhót, là tuy thân và cành của nó khá nhỏ và dẻo dai, thì ngược lại, lá nhót có kích thước khá to lớn. Nó có hình dáng và lớn như lá xoài, thậm chí còn nhỉnh hơn một chút. Điều đó càng thú vị hơn, khi những trái nhót dù đạt đến kích thước tối đa thì cũng chỉ bằng chừng một phần năm hay một phần sáu chiếc lá mà thôi. Đã thế, lá nhót còn mọc khá dày, chen chúc khắp cành. Có lẽ vì vậy, mà khi chín, các trái nhót nỗ lực đỏ tươi hết mình để người làm vườn có thể tìm thấy chúng.

Trước đây, em luôn nghĩ rằng quả nhót bé như thế thì cây nhót chắc cũng lớn như cây ớt mà thôi. Nhưng thật không ngờ nó lại có kích thước đồ sộ đến như vậy. Quan sát cả khu vườn lớn với rất nhiều cây nhót. Và cả những giàn đỡ cho cành nhót nằm lên, em lại càng bội phục những người làm vườn. Họ đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian để chăm sóc nên cây nhót. Với một rừng cành lá chi chít như vậy, thì việc thu hoạch nhót cũng chẳng hề dễ dàng và nhanh chóng.

Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phượng vĩ

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (mẫu 4)

Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,...Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.

Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở.Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.

Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.

Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với bao điều thú vị.

Thuyết minh về cây Đa (Dàn ý + 3 mẫu) - Những bài văn hay lớp 9

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (mẫu 5)

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao.

Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

Nhớ cây đa làng

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (mẫu 6)

Làng quê tôi không chỉ có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay mà nơi đầu làng còn có bóng cây đa cổ thụ. Đó là niềm tự hào của cả dân làng.

Cây đa lặng yên đứng đó khoảng hai trăm năm rồi, nhìn từ xa trông như cây nấm xanh khổng lồ. Những tán cây vươn rộng ra khắp khoảng không, tỏa bóng râm mát rượi. Thân chính của cây người ôm không xuể, những nhánh thân phụ cũng tua tủa mọc lên tạo cho cây thế đứng vững vàng trước mưa gió bão bùng. Bao u bướu nổi lên dọc chiếc thân nâu sạm, sần sùi, nhưng ít ai biết rằng đằng sau lớp vỏ cũ kĩ ấy một dòng nhựa nóng vẫn cuồn cuộn chảy nuôi cây. Những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất giống như hàng chục chú trăn trườn vào gốc cây hóng mát. Cây tôn thêm nét cổ kính cho cổng làng tôi. Về mùa xuân, cây trổ hoa, những chùm nụ nhỏ li ti giấu mình sau lá cành. Chẳng mấy chốc, chúng trở thành chùm quả nhỏ xinh, vàng nhạt tựa như hạt ngọc. Mùa quả chín, bao chim chóc về đây tụ hội làm náo nhiệt cả khoảng trời bình yên.

Cây sống lâu năm lặng lẽ gắn liền với cuộc sống người dân trong làng. Sau những ngày làm đồng vất vả, người dân nghỉ dưới gốc cây, trò chuyện về việc đồng áng, tình nghĩa xóm làng càng thêm thắt chặt. Chiều đến, lũ trẻ con chơi đùa đánh đu với tua rua, làm trâu lá đa, chơi ú tìm sau những hốc cây. Tiếng cười nói giòn tan làm chú chim giật mình hoảng hốt bay đi. Ngồi dưới bóng cây không một tia nắng lọt qua, em ngắm nhìn cánh đồng trải rộng bát ngát, ngắm vầng trăng tròn vằng vặc… những lúc ấy, em thấy yêu hơn quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cành đa càng ngày càng vươn dài rộng, nó trở thành dấu hiệu để những ai xa quê nhận biết được xóm làng thân thuộc mỗi khi đi xa trở về. Sức sống kiên cường, bền bỉ của cây giống như phẩm chất đáng quý của người dân quê em vậy. Cây đa gìn giữ bao kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người.

Em yêu quý cây đa cổ thụ - linh hồn của làng quê em.

Cây Bưởi – Vườn ươm cây hoa cảnh ILG

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (mẫu 7)

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, lúc lỉu trông rất đẹp mắt. Mùa Thu, là mùa bưởi chín.

Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước. Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn, không như các giống bưởi khác, khoảng tháng 8 đã chín. Nên vào dịp Trung Thu, người ta thường ăn các loại bưởi khác. Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu. Khi trẩy hết bưởi, ông nội thường rủ em ra vườn quét vôi cho từng gốc cây. Ông bảo, để năm sau bưởi ra nhiều quả hơn, và không bị sâu gốc.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè

Tả một con vật em từng nuôi hoặc từng nhìn thấy

Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ

Bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia

Viết bài văn thuật lại một sự kiện

 

Đánh giá

0

0 đánh giá