Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

235

Với giải Câu 1 trang 36, 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu 1 trang 36, 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là

A. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.

B. các dân tộc được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.

C. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.

D. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

b) trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ở nước ta luôn có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc thiểu số tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện quyền

A. bình đẳng giữa các vùng miền.

B. bình đẳng giữa dân tộc miền núi và miền xuôi.

C. bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

c) trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý kiến nào dưới đây là sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?

A. Người dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

B. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi.

C. Người dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

D. Nhà nước đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

d) trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các dân tộc đều có quyền giữ gìn, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế.

B. Văn hoá, giáo dục.

C. Chính trị.

D. Xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

e) trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chính sách ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện

A. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.

B. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.

C. học sinh dân tộc thiểu số đều được học đại học.

D. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

g) trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục được hiểu là các dân tộc đều

A. bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục.

B. bình đẳng trong hưởng thụ một nền văn hoá.

C. được học theo nhu cầu.

D. được quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đánh giá

0

0 đánh giá