Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phát minh, sáng chế (2024) HAY NHẤT Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:
TOP 10 mẫu Giới thiệu một câu chuyện về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc (2024) HAY NHẤT
Đề bài: Giới thiệu một câu chuyện về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc.
Giới thiệu một câu chuyện về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc (mẫu 1)
Chị Võ Thị Sáu
Tuổi thơ em luôn tràn ngập những câu chuyện của bà. Đó là thế giới của những nhân vật cổ tích, của những người anh hung dũng cảm hy sinh về đất nước. Trong đó, em luôn nhớ câu chuyện về người nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Võ Thị Sáu sinh ra ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, một miền quê với truyền thống yêu nước. Từ nhỏ chị Sáu đã chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào. Bởi vậy 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Chị đã lập nhiều chiến tích vang dội, diệt trừ tên ác ôn và nhiều lần phát hiện gian tế.
Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị đã ném lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng. Thế nhưng không may mắn một lần nhận nhiệm vụ ném lựu đạn chi đã bị giặc bắt. Chị bị tra tấn dã man nhưng không hề khai báo điều gì. Bọn địch đã kết án tử hình cho chị và chuyển chị ra nhà tù Côn Đảo.
Trên đường ra chiến trường, chị không hề sợ hãi, ngắt một bông hoa ven đường và tặng cho người lính hành hình chị. Trước cái chết, chị kiên quyết không quỳ xuống, từ chối bịt mắt, đối diện với cái chết của mình rất bình tĩnh. Điều ân hận nhất của chị là chưa diệt hết được bọn thức dân Pháp. Trước khi chết, Chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Chị đã ngã xuống nhưng chắc chắn tấm gương của chị vẫn còn sáng mãi.
Giới thiệu một câu chuyện về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc (mẫu 2)
Em sinh ra và lớn lên ở Hội An – một thành phố cổ khá nổi tiếng. Nhưng không vì thế mà ở đây không có chiến tranh. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đã có một người phụ nữ từng dũng cảm đứng dậy đấu tranh. Đó là chị Huỳnh Thị Lựu.
Huỳnh Thị Lựu sinh ra ở vùng đất Cẩm Thanh. Từ khi còn nhỏ, chị đã có tinh thần yêu nước và tấm lòng căm thù giặc nồng nàn. Chị đã tham gia vào đội du kích quê nhà khi còn rất nhỏ. Lúc đầu làm giao liên, sau chị chuyển qua y tá. Mặc dù phải thức khuya dậy sớm, chị vẫn rất nỗ lực và luôn hoàn thành công việc được giao một cách xuất sắc. Khi thì đi chuyển công văn, khi thì đi đưa đón cán bộ, có khi chị còn giả trang đi diệt những tên ác ôn. Cũng bởi vì thế nên mọi người trong đội ai cũng yêu mến chị.
Sau đó, chị được chuyển qua bộ đội địa phương và làm Y tá trưởng Đại đội 2 đặc công của thị xã Hội An. Hơn 2 năm, Lựu đã đi tung hoành khắp nơi để chống trả các cuộc càn quét. Trận nào chị cũng có mặt, vừa chiến đấu vừa chữa trị cho thương binh.
Đầu năm 1969, chị theo đơn vị đánh chiếm nội ô thị xã. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 ngày đơn vị đã chiếm được toàn bộ trận địa. Riêng chị Lựu không chỉ băng bó cho các anh em bị thương mà còn tự tay cầm súng chiến đấu. Trong một trận phản kích của địch, sau 3 lần đánh trả, Lựu bị thương rất nặng, máu ra nhiều, sức lực giảm, súng hết đạn, địch lại tăng quân bao vây chặt nơi Lựu đang ẩn nấp. Tuy đã rất nguy ngập, chị vẫn không muốn rơi vào tay địch. Đợi giặc đến thật đông, chị dùng hết sức lực cuối cùng của mình đập gãy khẩu súng rồi tung quả pháo cuối cùng. Hàng chục tên địch chết nhưng chị cũng đã anh dũng hi sinh.
Hiện nay, thành phố Hội An để ghi nhớ công lao của chị đã đặt tên một trường học theo tên chị, Huỳnh Thị Lựu. Và em chắc chắn rằng, hôm nay và mãi về sau, mọi người sẽ luôn nhớ đến chị – một người con gái gan dạ của vùng đất phố cổ đã từng một thời chiến tranh…
Giới thiệu một câu chuyện về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc (mẫu 3)
Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.
Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...
Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:
Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.
Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...
Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.
Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...
Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...
Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:
- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...
Bác phải giục:
- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn “thọ” lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...
Giới thiệu một câu chuyện về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc (mẫu 4)
BA CHIẾC BA LÔ
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
Bài học kinh nghiệm
Thông qua câu chuyện ngắn Ba chiếc ba lô, chúng ta rút ra được bài học là, trong cuộc sống cần phải biết san sẻ cùng nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, đừng dựa vào quyền cao chức rộng mà đàn áp kẻ yếu thế. Sống phải công bằng mới khiến lòng người khâm phục và nể trọng.
Giới thiệu một câu chuyện về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc (mẫu 5)
ÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ NGƯỜI DÂN TỘC
Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.
Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột... Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: "Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.
Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:
- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?
Tôi thưa:
- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...Bác nói:
- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi".
Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.
Bài học kinh nghiệm
Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn... Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.
Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về ước mơ
Giới thiệu một câu chuyện mà em đã đọc về những người tài năng
Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về lòng dũng cảm
Giới thiệu một câu chuyện đã đọc về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe
Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.