Chuyên đề Dạng toán trồng cây lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) MỚI NHẤT 2024

Toptailieu.vn trân trọng giới thiệu Chuyên đề cơ bản và nâng cao Toán lớp 4 hay nhất, được biên soạn theo chuẩn chương trình mới của Bộ Giáo dục. Giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn luyện, từ đó học tốt môn Toán lớp 4. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ từ 500k mua trọn bộ 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (lý thuyết + bài tập) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 50k cho 1 chuyên đề bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Chuyên đề Dạng toán trồng cây lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) MỚI NHẤT 2024

A- LÝ THUYẾT

1. Dạng 1: Trồng cây 2 đầu :

1.1. Kiến thức cần nhớ:

- Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây + 1.

Chuyên đề Dạng toán trồng cây lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) (ảnh 1)

- Độ dài đoạn đường = (Số cây − 1) × Khoảng cách giữa các cây.

- Khoảng cách giữa các cây = Độ dài đoạn đường : (Số cây – 1).

1.2. Ví dụ:

Bài toán 1: Người ta trồng cây ở hai bên đường của một đoạn đường dài 1500m. Biết khoảng cách giữa các cây đều nhau là 2m và ở cả 2 đầu của đoạn đường đều có trồng cây. Tính số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đỏ.

Phân tích: Để tính số cây phải trồng ở cả 2 bên đường ta cần tính số cây trồng ở 1 bên đường. Từ khoảng cách giữa các cây và độ dài của đoạn đường ta có thể áp dụng công thức tính số cây khi trồng ở cả 2 đầu đường và tìm được số cây trồng ở 1 bên đường. Ta có thể giải bài toán như sau:

Bài giải

Số cây phải trồng ở 1 bên của đoạn đường đó là:

1500 : 2 + 1 = 751 (cây)

Số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đó là

751 × 2 = 1502 (cây)

Đáp số: 1502 cây.

1.3 Bài tập tự luyện

Bài 1. Người ta trồng cây ở hai bên của một quãng đường dài 900m. Biết rằng cây nọ cách cây kia 15m và mỗi đầu đường đều có cây. Tính số cây trồng được.

Bài 2. Trên một bên đoạn đường dài 10km người ta trồng cây lấy bóng mát, mỗi cây cách nhau 5m. Hỏi phải trồng tất cả bao nhiều cây, biết rằng hai đầu đường đều có cây?

Bài 3. Người ta trồng cây xanh hai bên đường trên một đoạn đường dài 1km 17m. Hỏi trên đoạn đường đó người ta trồng tất cả bao nhiêu cây xanh, biết hai cây liền nhau cách nhau 9m và các đầu đường đều trồng cây?

2. Dạng 2: Trồng cây 1 đầu:

2.1. Kiến thức cần nhớ

Số cây = Độ dải đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây.

Chuyên đề Dạng toán trồng cây lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) (ảnh 1)

Hoặc

Chuyên đề Dạng toán trồng cây lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) (ảnh 1)

Độ dài đoạn đường = Số cây × Khoảng cách giữa các cây.

Khoảng cách giữa các cây = Độ dài đoạn đường : Số cây.

2.2. Ví dụ:

Bài toán 1: Đoạn đường từ nhà Huy đến cầu trường dài 1500m. Người ta trồng cây ở cả hai bên đường của đoạn đường đó. Biết khoảng cách giữa các cây là 2m và ở ngay chỗ nhà Huy có trồng cây còn ở cầu trường thì không có cây trồng, tính số cây đã trồng trên đoạn đường đó.

Phân tích: Bài toán yêu cầu tính số cây phải trồng trên đoạn đường đó chính là số cây ở cả 2 bên đường. Từ khoảng cách giữa các cây, độ dài của đoạn đường và vì chỉ trồng cây ở chỗ nhà Huy mà không trồng cây ở cầu trường nên ta có thể tìm được số cây trồng ở 1 bên đường như sau:

Bài giải

Số cây phải trồng ở 1 bên của đoạn đường đó là

1500 : 2 = 750 (cây)

Số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đó là

750 × 2 = 1500 (cây)

Đáp số: 1500 cây.

3. Dạng 3: Không trồng cây ở 2 đầu:

3.1. Kiến thức cần nhớ:

Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây – 1

Chuyên đề Dạng toán trồng cây lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) (ảnh 1)Độ dài đoạn đường = (Số cây +1) × Khoảng cách giữa các cây.

Khoảng cách giữa các cây = Độ dài đoạn đường : (Số cây + 1).

3.2. Ví dụ:

Bài toán: Đoạn tường giậu nhà Huy dài 15m, trên đó có trồng các cây bằng sứ với khoảng cách là 15cm. Hỏi có tất cả bao nhiều cây sứ trên đoạn tường giậu đó, biết rằng ở 2 đầu tường đều không có cây sứ.

Phân tích: Vì 2 đầu tường đều không trồng cây sứ nên từ khoảng cách giữa các cây sứ và độ dài của đoạn tường ta có thể áp dụng công thức tính số cây khi không trồng ở cả 2 đầu đường và tìm được số cây sứ trên đoạn tường giậu đó như sau:

Bài giải

Đổi: 15m = 1500cm

Số cây sứ có trên đoạn tưởng giậu đó là:

1500 : 15 – 1 = 99 (cây)

Đáp số: 99 cây.

4. Dạng 4:

4.1. Kiến thức cần nhớ:

- Trồng cây khép kín. Số cây = số khoảng.

MỚI NHẤT 2024 (ảnh 1)

4.2. Ví dụ:

Một miếng đất hình chữ nhật có trồng bạch đàn xung quanh được tất cả là 64 cây. Biết hai cây liền nhau cách nhau 2m, chiều dài hơn chiều rộng 8m. Tính diện tích miếng đất?

Phân tích: Vì số cây được trồng theo một hình kép kín nên ta có thể áp dụng công thức: số cây = số khoảng; Mỗi khoảng cách giữa hai cây là 2m. Vậy bài toán được giải như sau:

Bài giải

Chu vi miếng đất hình chữ nhật: 2 × 64 = 128 (m)

Nửa chu vi miếng đất: 28 : 2 = 64 (m)

Ta có sơ đồ:

Chuyên đề Dạng toán trồng cây lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) (ảnh 1)

Hai lần chiều rộng miếng đất: 64 – 8 = 56 (m)

Chiều rộng miếng đất: 56 : 2 = 28(m)

Chiều dài miếng đất: 64 – 28 = 36(m)

Diện tích miếng đất: 36 × 28 = 1008(m2)

Đáp số: 1008m2

4.3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Một khu đất hình bình hành ABCD có cạnh AB dài 90m, cạnh BC dài 60m. Người ta làm hàng rào bao quanh khu đất đó. Biết rằng cứ 3m đóng một cọc rào. Hỏi người ta đã đóng bao nhiêu cái cọc tất cả?

Bài 2. Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 240m. Người ta rào xung quanh vườn bằng kẽm gai và các cọc bằng xi măng. Nếu nhìn theo chiều rộng ta thấy có 10 cọc, nếu nhìn theo chiều dài ta thấy có 16 cọc. Tính diện tích khu vườn biết các cọc được trồng cách đều nhau và 4 góc vườn đều có cọc. Trả lời: Diện tích khu vườn hình chữ nhật đó là ......... m2

Bài 3. Một khu vườn hình chữ nhật có diện tích bằng 120m2, chiều dài 15m. Người ta làm hàng rào bao quanh khu đất đó. Biết rằng cứ 50cm đóng một cọc vào. Hỏi người ta đã đóng tất cả bao nhiêu cái cọc?

Bài 4. Một cái hồ có chu vi là 1017m. Xung quanh hồ người ta trồng toàn nhãn lồng, biết cây nọ cách cây kia 9m. Hỏi xung quanh hồ có bao nhiêu cây nhãn?

Bài 5. Người ta trồng cột điện xung quanh 1 sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng bằng cạnh hình vuông; chu vi hình vuông là 128m, chiều rộng hình chữ nhật bằng nửa chiều dài, cứ 16 m thì trồng 3 cột. Số cột trồng là: ....... cột.

Bài 6. Người ta đóng cọc xung quanh 1 mảnh vườn hình vuông có chu vi bằng chu vi một hình chữ nhật có chiều dài 36m, chiều rộng bằng nửa chiều dài, cứ 2m thì đóng 1 cọc. Số cọc là : .....

Bài 7. Có một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng 15m, chiều dài 24m. Người ta dựng cọc để làm hàng rào, hai cọc liên tiếp cách nhau 3m. Hỏi để vào hết miếng đất thì cần phải có bao nhiêu cọc?

Bài 8. Người ta mắc bóng đèn màu xung quanh một bảng hiệu hình chữ nhật có chiều dài 25dm, rộng 12dm, hai bóng đèn liên tiếp cách nhau 2cm. Hỏi phải mắc tất cả bao nhiêu bóng đèn.

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm Chuyên đề Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá