Giáo án Địa lí 8 (Cánh diều) Bài 11: Phạm vi biển Đông. Các vùng biển của việt nam ở biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Địa lí 8 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Địa lí 8.

Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 8 (Cánh diều) Bài 11: Phạm vi biển Đông. Các vùng biển của việt nam ở biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

1.1. Năng lực đặc thù môn Địa lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được phạm vi của biển Đông.

+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

+ Trình bày được các bộ phận của vùng biển của Việt Nam ở biển Đông

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Xác định được trên bản đồ hình 11.1 phạm vi biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung biển Đông với Việt Nam

+ Xác định được trên bản đồ hình 11.3; 11.4 các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam, Trung Quốc; các đảo lớn của nước ta.

+ Xác định được trên sơ đồ hình 11.2 khái quát các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam

+ Xác định được trên lược đồ hình 11.5 các dòng biển hoạt động trên biển Đông.

+ Phát hiện được nội dung kiến thức địa lí từ văn bản, tranh ảnh.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm hiểu và giới thiệu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của một trong số các đảo là mốc các định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao

+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia các hoạt động học tập, hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Giải quyết được các nhiệm vụ học tập do GV giao

+ Tìm kiếm và thu thập thông tin giới thiệu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của quần đảo Trường Sa hoặc quần đảo Hoàng Sa

2. Về phẩm chất

Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:

+ Chăm chỉ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.

+ Trách nhiệm: Xác định được phạm vi lãnh thổ vùng biển Việt Nam. Từ đó, HS có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, chống lại các luồng thông tin không chính xác về phạm vi lãnh thổ vùng biển nước ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK Lịch sử và Địa lí 8 (Bộ Cánh diều)

- Phiếu KWL, phiếu học tập

- Bảng HS/bảng nhóm

- Bản đồ vị trí biển Đông

- Bản đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam

- Bản đồ đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam – Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ

- Tranh ảnh về một số đảo của Việt Nam.

- Bảng nhiệt độ trung bình năm của một số đảo, quần đảo nước ta.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu/ khởi động

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được những hiểu biết và mong muốn tìm hiểu của bản thân đối với chủ đề bài học mới.

b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu thông tin KWL

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện.

Bước 1: GV phát phiếu hoặc hướng dẫn HS kẻ phiếu KWL vào vở.

Giáo án Địa lí 8 Bài 11 (Cánh diều 2023): Phạm vi biển Đông. Các vùng biển của việt nam ở biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (ảnh 1)

Bước 2: HS suy nghĩ, hoàn thành thông tin cột KW vào phiếu.

Bước 3: GV mời 2-3 HS chia sẻ thông tin. GV có thể gọi thêm HS chia sẻ thông tin nếu HS có thông tin khác với thông tin các HS trước đã chia sẻ.

Bước 4: GV tổng hợp ý kiến và kết nối vào bài học: Việt Nam là một quốc gia biển, từ bao đời nay cuộc sống của dân tộc ta đã gắn bó với biển. Vùng biển rộng lớn của nước ta là một bộ phận của biển Đông. Vậy vùng biển nước ta trong biển Đông được xác định như thế nào? Có đặc điểm tự nhiên là gì? => Bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phạm vi biển Đông

a. Mục tiêu:

- Xác định được trên bản đồ hình 11.1 phạm vi biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung biển Đông với Việt Nam

- Nêu được diện tích và đặc điểm của biển Đông – là biển tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa

b. Nội dung: HS đọc bản đồ, hoàn thành phiếu học tập cá nhân.

c. Sản phẩm:

I. Phạm vi biển Đông

- Diện tích: 3,447 triệu km(lớn thứ 2 trong Thái Bình Dương, lớn thứ 3 thế giới)

- Tọa độ địa lí:

+ Vĩ độ: khoảng từ vĩ độ 30N - 260B

+ Kinh độ: khoảng từ kinh độ 1000Đ - 1210Đ

- Các quốc gia có chung biển Đông với Việt Nam: Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Thái Lan, Mailaixia, Singapo, Indonexia, Brunay

=> Biển Đông là biển tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa

d. Tổ chức thực hiện.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ: Đọc nội dung SGK/136-137, quan sát hình 11.1 hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ Thời gian: 3 phút

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ và tên:…………………………… Thời gian: 3 phút

Nhiệm vụ: Đọc nội dung SGK/136-137, quan sát hình 11.1 hoàn thành các thông tin sau về phạm vi và đặc điểm của biển Đông.

Yêu cầu

Thông tin

Biển Đông thuộc đại dương

 

Diện tích biển Đông

 

Tọa độ địa lí của biển Đông

 

Các đảo và quần đảo lớn trên biển Đông

 

Các quốc gia có chung biển Đông với Việt Nam

 

=> Kết luận về đặc điểm của biển Đông:

 

Bước 2: HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập

Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 1 HS lên chia sẻ kết quả và xác định phạm vi của biển Đông và các quốc gia có chung biển Đông với Việt Nam trên bản đồ.

Các HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ và chiếu thông tin để HS đối chiếu.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Địa lí 8 Bài 11 Cánh diều.

Để mua Giáo án Địa lí 8 Bài 11 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Địa lí 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Giáo án Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Giáo án Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Giáo án Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Giáo án Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Đánh giá

0

0 đánh giá