TOP 10 mẫu Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (2024) HAY NHẤT

387

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (2024) HAY NHẤT Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em

Buổi tham quan dã ngoại bổ ích của học sinh trường Tiểu học Tô Hiến Thành |  Trường Tiểu Học Tô Hiến Thành

Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (mẫu 1)

Chiều hôm qua, lớp em đã có một chuyến tham quan vô cùng đặc biệt. Đó chính là chuyến tham quan doanh trại của các chú bộ đội.

Khi biết tin về chuyến tham quan này, em đã rất háo hức. Sáng hôm qua, em thức dậy từ sớm để chuẩn bị cho một hành trình tuyệt vời. Doanh trại nằm ở ngoài thành phố, nên lớp em di chuyển bằng xe hơn 30 phút mới đến nơi. Từ xa, em đã nhìn thấy cổng doanh trại màu vàng với lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Xuống xe, chúng em được chào đón bởi hai chú bộ đội rất hiền hòa. Các chú mỉm cười thân thiện và hỏi thăm về tình hình học tập của chúng em.

Sau màn chào hỏi, lớp em được các chú dẫn vào tham quan doanh trại. Em được đến xem khu tập luyện của các chú. Ở đó, từng tốp các chú bộ đội đang chạy bộ, tập võ rất nhiệt huyết. Sau đó, chúng em đến xem phòng học, phòng sinh hoạt chung và căn-tin của các chú. Em rất may mắn, khi được cùng các bạn ăn cơm trưa với các chú. Vừa ăn, vừa nghe các chú bộ đội kể về những câu chuyện thú vị về lịch sử của doanh trại. Buổi chiều, lớp em được theo các chú ra vườn rau của bộ đội. Khu vườn ấy rộng lắm, trồng đủ loại rau và nhiều loại cây ăn quả. Các chú còn nuôi gà và lợn nữa. Em đã xin phép được theo chú bộ đội đi hái rau lang để cho lợn ăn. Nhìn đàn lợn béo mập, em biết rằng các chú đã chăm sóc chúng rất tốt.

Kết thúc chuyến tham quan, em và các bạn trở về nhà với nhiều câu chuyện thú vị nói mãi không hết. Ai trong chúng em cũng phấn khởi và hào hứng vô cùng khi được tham quan nơi sinh hoạt của các chú bộ đội cụ Hồ đáng kính.

Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (mẫu 2)

Kì nghỉ hè vừa qua, nhà trường đã tổ chức cho học sinh chúng em đi thăm quan lăng Bác. Đây cũng là lần đầu đầu tiên chúng em được ra Hà Nội và đến thăm lăng nên chúng em ai cũng háo hức. Trên xe chúng em đã đồng thanh hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng", không khí vô cùng hào hứng và vui vẻ. Khi đặt chân đến lăng Bác em đã rất bất ngờ, nơi đây rộng lớn và uy nghiêm hơn rất nhiều so với hình ảnh em đã xem trên báo đài, ti vi. Với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, chúng em được xếp thành hai hàng rồi lần lượt đi vào trong lăng. Chuyến đi đã mang đến cho em rất nhiều những trải nghiệm thú vị, chúng em thêm yêu mến, biết ơn Bác Hồ hơn vì những công lao to lớn của Bác dành cho non sông, dân tộc.

Chương trình dã ngoại trải nghiệm thú vị cho học sinh dịp hè

Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (mẫu 3)

Để khen thưởng cho những nỗ lực học tập, trường cấp hai của em đã tổ chức một buổi tham quan cho các bạn học sinh giỏi. Đây là một chuyến đi vô cùng bổ ích đối với chúng em.

Điểm đến của chuyến tham quan là Lăng Bác. Hôm đó là ngày thứ bảy. Đúng sáu giờ sáng, chúng em đã phải có mặt ở trường. Đây là lần đầu tiên em được đi tham quan lăng Bác. Em cảm thấy rất háo hức. Sáu giờ ba mươi phút, chuyến xe xuất phát đứa chúng em đến với mảnh đất thủ đô.

Khoảng một tiếng ba mươi phút thì xe đến nơi. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi lăng Bác. Từ ngay đường đi dẫn vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác. Tuy nhiên những chú bộ đội gác lăng không phải mặc những bộ quân phục màu xanh như ta vẫn thấy, các chú khoác lên mình bộ quân phục màu trắng, chiếc mũ màu trắng nên càng tạo ra sự trang nghiêm, thành kính cho lăng Bác.

Hôm ấy không chỉ có thầy cô và các bạn học sinh đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc, đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài, họ được người hướng dẫn viên giới thiệu về lăng Bác cũng như những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào, vì Bác Hồ không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một danh nhân văn hóa được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, cảm phục.

Nơi chúng em đứng đây chính là quảng trường Ba Đình lịch sử, theo như lời của thầy trưởng đoàn thì đây chính là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu quốc dân đồng bào, tuyên bố với nhân dân cũng là lời tuyên cáo với Thế giới nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức ra đời. Đây là một dấu son lịch sử vì nó đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ngay trước quảng trường là cột cờ, trên đó có treo lá cờ đỏ sao vàng rất lớn bay phấp phới trong gió. Khi chuẩn bị đến giờ mở cửa lăng Bác để tiếp đón đoàn người vào viếng thì đã diễn ra một nghi thức duyệt binh vô cùng đồng đều và nghiêm trang của các chú bộ đội. Khi ấy thì ánh nhìn của mọi người đều tập trung ở đoàn diễu hành ấy.

Sau lễ duyệt binh, cửa lăng được mở, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Vì khách tham quan rất đông nên hàng người vào viếng cũng rất dài. Dù phải đợi rất lâu dưới trời nắng để đợi đến lượt vào viếng, nhưng chúng em cũng như tất cả mọi người có mặt ở đây đều rất nghiêm trang, tỏ thái độ thành kính, tuyệt nhiên không hề có tiếng nói chuyện hay kêu ca gì cả. Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng chúng em cũng được vào lăng, không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng, chúng em đi theo hàng và lần lượt đi qua nơi Bác nghỉ, Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười đầy hiền từ. Trong sự quan sát của em, Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa uy nghi, vừa gần gũi, thiêng liêng.

Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị, lần đầu tiên em được đến thăm Bác, được tỏ lòng thành kính, sự yêu thương vô bờ dành cho Bác, người cha già của dân tộc Việt Nam. Cũng qua chuyến đi này em cũng được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, về lịch sử Việt Nam, về công lao trời bể của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (mẫu 4)

Tuần trước, tôi đã có một chuyến tham quan vô cùng bổ ích cùng với các bạn trong lớp. Chúng tôi được đến thăm kinh thành Huế. Tôi cảm thấy vô cùng háo hức và mong đợi về chuyến đi này.

Đúng sáu giờ, toàn bộ học sinh trong lớp phải tập hợp ở sân trường. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu lớp trưởng điểm danh sĩ số. Chúng tôi xếp thành hàng để lên xe. Khoảng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Bác hội trưởng và hội phó của hội phụ huynh học sinh cũng đi cùng chúng tôi. Từ Đà Nẵng vào Huế phải đi mất gần hai tiếng mới đến nơi. Trên đường đi, chúng tôi vừa ngắm nhìn đường phố, vừa trò chuyện vui vẻ. Chị hướng dẫn viên còn tổ chức một số trò chơi để bầu không khí thêm sôi động. Quãng đường tuy xa nhưng lại không hề buồn chán.

Đến nơi, cả lớp háo hức xuống xe. Chúng tôi xếp thành hai hàng, sau đó đi tham quan theo sự hướng dẫn của chị hướng dẫn viên. Đi đến đâu, chúng tôi cũng được dừng lại, nghe chị thuyết trình về nơi đó. Nhiều bạn còn đặt ra những câu hỏi thú vị và được chị hướng dẫn viên giải đáp khá chi tiết. Tôi cảm thấy thích thú vì được tìm hiểu nhiều kiến thức bổ ích.

Theo lời chị hướng dẫn viên, kinh Thành Huế được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long và được kéo dài gần ba mươi năm năm đến thời vua Minh Mạng. Thành gồm có mười cửa chính. Bên trong kinh thành bao gồm: Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 - 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao… Và cả những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 - 1820) lăng Minh Mạng (1820 - 1840), lăng Tự Đức (1864 -1867) rất uy nghi, tráng lệ.

Sau một ngày tham quan, chúng tôi đã biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích, thêm yêu mến và tự hào về lịch sử của dân tộc. Không chỉ vậy, cả lớp còn có rất nhiều ảnh kỉ niệm. Tôi cảm thấy vô cùng sung sướng và hạnh phúc.

Chuyến tham quan đã đem đến cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi hơn nữa để học hỏi thêm những bài học bổ ích, thêm yêu mến và tự hào về đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Chương trình tham quan dã ngoại - học tập trải nghiệm đa dạng của học sinh  trường Pascal

Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (mẫu 5)

Chủ nhật tuần này, em cùng với chị Thu đã có một chuyến tham quan ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Sau chuyến tham quan, em đã biết thêm rất nhiều kiến thức bổ ích.

Hai chị em đi xe buýt mất khoảng một tiếng là đến nơi. Bước qua cánh cổng bảo tàng, em nhìn thấy một khối nhà mái vòm rất lớn. Phía trên có in một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”. Chị Thu đã đi mua vé tham quan. Sau đó, chúng em đã đi tham quan bảo tàng theo sơ đồ hướng dẫn.

Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời (Vườn Kiến trúc) và tòa Cánh diều (khu trưng bày Đông Nam Á). Em và chị Thu lần lượt tham quan các khu trưng bày. Đầu tiên là tòa nhà Trống Đồng là nơi trưng bày, giới thiệu bản sắc năm mươi tư dân tộc. Tại đây có khoảng nhiều hiện vật, thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, y phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục lệ của đồng bào dân tộc.

Sau khi ra khỏi tòa nhà Trống Đồng, chúng em nhìn thấy một khoảng sân lớn, đó chính khu trưng bày ngoài trời. Em đã được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của người nhiều dân tộc nhà rông của người Ba-na, nhà sàn dài của người Ê-đê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người H'mông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu… Em và chị Thu đã chụp khá nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng với những ngôi nhà sàn độc đáo này.

Cuối cùng là khu trưng bày Đông Nam Á. Tòa nhà này gồm có bốn tầng được mô phỏng theo hình Cánh diều. Nơi đây thường trưng bày về các văn hóa ngoài Việt Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới)...; ngoài ra còn có hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện. Đây cũng là không gian mà em thích nhất.

Kết thúc một ngày tham quan rất bổ ích. Em đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị. Em mong rằng mình sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy hơn.

Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (mẫu 6)

Cuối tuần, em đã có một chuyến đi chơi rất vui vẻ cùng với các bạn trong câu lạc bộ bơi lội. Địa điểm tham quan của chúng em là “Bảng tàng Dân tộc học Việt Nam”.

Cả nhóm hẹn nhau ở trước cổng trường, sau đó đi bộ ra bến xe buýt cách đó không xa. Chúng em đi xe mất khoảng một tiếng. Đến nơi, bạn Hòa đi mua vé, rồi cả nhóm cùng vào tham quan từng khu vực.

Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời (Vườn Kiến trúc) và tòa Cánh diều (khu trưng bày Đông Nam Á). Đầu tiên, chúng em đến thăm khu vực tòa nhà Trống Đồng. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu bản sắc năm mươi tư dân tộc. Ở đây có rất nhiều hiện vật, thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, y phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục lệ của các đồng bào dân tộc ở Việt Nam.

Ra khỏi tòa nhà Trống Đồng là khu trưng bày ngoài trời. Nơi đây có rất nhiều ngôi nhà của các đồng bào dân tộc như nhà rông của người Ba-na, nhà sàn dài của người Ê-đê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người H'mông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu… Ai cũng tỏ ra thích thú và còn chụp được rất nhiều bức ảnh đẹp. Buổi trưa, cả nhóm vừa ăn uống, vừa trò chuyện rất vui vẻ.

Điểm đến cuối cùng là khu trưng bày Đông Nam Á. Tòa nhà này gồm có bốn tầng được mô phỏng theo hình Cánh diều. Nơi đây thường trưng bày về các văn hóa ngoài Việt Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới)... Nhờ đó, em cũng hiểu thêm về văn hóa của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Chuyến đi đã kết thúc. Nhưng em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc. Em đã có thêm nhiều kiến thức, cũng như hiểu hơn về những người bạn của mình.

CHÙM TOUR: TRẢI NGHIỆM - DÃ NGOẠI VÀ THỰC TẾ CHO HỌC SINH CẤP 1 -2

Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (mẫu 7)

Kết thúc học kì I, kết quả học tập của em rất cao. Vì vậy, bố mẹ đã thưởng cho em một chuyến đi chơi. Cuối tuần này, gia đình em sẽ ra thủ đô Hà Nội.

Trước đó, mẹ đã mua sắm và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. Sáng hôm sau, em thức dậy vào lúc sáu giờ sáng. Mọi người trong gia đình cùng nhau ăn sáng. Xe đến đón vào lúc bảy giờ.

Trên đường đi, em ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Khoảng hơn một tiếng là tới thủ đô Hà Nội. Đường phố ở đây thật đông đúc, tấp nập. Hai bên đường là những cửa hàng thật to lớn, đẹp đẽ. Đầu tiên, em sẽ được đến viếng lăng Bác. Đến nơi, em cảm thấy rất háo hức. Xung quanh lăng Bác, rất nhiều chú bộ đội mặc quân phục màu trắng đang đứng gác.

 

Rất nhiều người đang đứng xếp hàng để vào trong lắng. Em và bố mẹ cũng xếp vào dòng người đó. Khoảng mười lăm phút, em đã được vào trong lăng. Bên trong khá lạnh. Khi nhìn thấy Bác Hồ nằm đó, em vô cùng xúc động. Thật khó để diễn tả cảm xúc trong em lúc này. Khuôn mặt Bác thật hiền từ, rất giống với trong bức ảnh được treo trong lớp học. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Bác nằm đó giống như chỉ đang ngủ vậy.

Ra ngoài lăng Bác, em được đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc và bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời của Bác. Tại đây, em được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác. Nghe xong, em càng thêm cảm phục và yêu mến Bác Hồ.

Em cảm thấy chuyến tham quan này thật ý nghĩa. Em đã hiểu thêm nhiều về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em (mẫu 8)

Cuối tuần trước, em cùng các bạn trong câu lạc bộ Tiếng Anh đã có dịp đến thăm phố cổ Hà Nội. Chúng em bắt xe buýt đi từ ngoại thành mất khoảng bốn mươi phút. Cả nhóm đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị.

Chắc hẳn, ai cũng từng nghe đến ba mươi sáu phố phường của Hà Nội. Trong những bức tranh nổi tiếng về Hà Nội, hình ảnh những con phố cổ nhỏ quanh co với những ngôi nhà mái ngói ngả màu rêu phong đã trở thành một nét riêng, một phần trong tâm hồn người Hà Nội. Và chúng em đã có dịp dạo quanh khu phố cổ của Hà Nội. Phố cổ Hà Nội được đặt tên theo các mặt hàng mà con phố đó buôn bán. Nào là hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay. Ngày nay vẫn còn những tên phố vẫn còn duy trì được nét đặc trưng đó.

Không chỉ dạo quanh khu phố cổ, chúng em còn đến thăm hồ Gươm. Hồ có diện tích không rộng lắm. Nước hồ có màu xanh trong vắt. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ, mang vẻ cổ kính. Hồ còn có cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn nổi tiếng. Khi nhắc đến Hồ Gươm người ta nhớ đến “Truyền thuyết Hồ Gươm” kể về việc vua Lê Lợi được Rùa Vàng cho mượn gươm đánh giặc. Sau khi dạo quanh một vòng quanh hồ, chúng em tìm đến thưởng thức những món ăn đặc sản ở Hà Nội. Ví dụ như phở, bún chả, bánh cuốn… Cả nhóm đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp cùng nhau.

Chuyến tham quan là một trải nghiệm thú vị với em. Em mong rằng mình sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy hơn nữa.

Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích

Bài văn tả một vườn hoa (hoặc một luống hoa)

Bài văn tả một vườn rau (hoặc một luống rau)

Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm)

Đoạn văn về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta

 

Đánh giá

0

0 đánh giá