Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (2024) HAY NHẤT Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:
TOP 10 mẫu Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (2024) HAY NHẤT
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết
Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (mẫu 1)
Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919 - 2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ. Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ. Theo lịch sử hình thành, tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 – 1919. Lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa trưng bày với 160 cổ vật. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp. Bảo tàng được mở rộng lần thứ nhất vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 2.000 hiện vật lớn nhỏ; trong đó, có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho. Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.
Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (mẫu 2)
Ở trung tâm thành phố có một thư viện. Diện tích của thư viện khá lớn. Hai tòa nhà được xây đối diện nhau. Một toà là khu vực đọc sách kín. Người đọc chỉ được mượn và đọc sách tại chỗ. Các phòng đọc sách được trang bị đầy đủ bàn ghế, điều hòa. Một tòa là khu vực đọc sách mở. Các phòng đọc sẽ có khu vực giá để sách. Bạn đọc có thể tự chọn sách và mượn về. Nhưng bạn đọc cần làm thẻ thư viện. Ở tầng trên cùng của tòa này còn có một quán cà phê sách. Các nhân viên làm việc ở thư viện được gọi là thủ thư. Cuối tuần, em thường đến thư viện để đọc và mượn sách.
Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (mẫu 3)
Hè năm ngoái, tôi đã cùng các bạn trong lớp có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Những hình ảnh ấn tượng tại viện bảo tàng đã để lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi. Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm ở số 02 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, bên trong sở thú về phía bên trái và đối diện với Đền thờ Vua Hùng. Trước bảo tàng là một khoảng sân rộng và luôn lộng gió. Cả tòa nhà được xây theo lối kiến trúc Đông Dương cổ, với những mái ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Đã một thế kỉ trôi qua kể từ khi được xây dựng vào năm 1929, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vẫn giữ cho mình vẻ đẹp cuốn hút, khiến bất cứ ai cũng phải say đắm. Thời gian có lẽ chỉ làm tăng thêm nét quyến rũ, đượm màu rêu phong, cổ kính cho nơi đây. Dạo bước quanh Bảo tàng, tôi như vị khách du hành xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định, chuyên đề đặc biệt. Mỗi gian phòng là một thời kỳ khác nhau, giúp cho du khách được trải nghiệm lại nước Việt Nam từ thời kỳ tiền sử cho đến hết thời nhà Nguyễn. Bên cạnh mỗi hiện vật là những chú thích vô cùng chi tiết, giúp người đến tham quan cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về lịch sử cội nguồn của những đồ vật cổ xưa này. Qua đó mà ta hiểu thêm về cuộc sống của người dân nước ta ở nhiều nhiều năm về trước. Hiện vật được trưng bày không chỉ thể hiện quá trình lịch sử phát triển mà còn tô đậm nét văn hóa của Việt Nam. Một số khu vực trưng bày những bộ xiêm y sặc sỡ và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc, tạo thành một dải rực rỡ màu sắc. Những hiện vật và khung cảnh cổ kính trong bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã níu lấy bước chân, khiến tụi học sinh chúng tôi chẳng muốn ra về. Khiến tôi thêm yêu, tự hào về lịch sử lâu đời của Việt Nam. Tôi cũng đã chụp rất nhiều bức ảnh kỉ niệm trong không gian thơ mộng và cổ kính của bảo tàng. Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi đây vào một ngày không xa.
Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (mẫu 4)
Trường em có khu vực thư viện rất rộng. Một tòa nhà gồm có bốn tầng. Mỗi tầng sẽ có khu vực để sách, phòng đọc. Tầng một là phòng mượn sách giáo khoa. Tầng hai là phòng đọc sách tham khảo. Tầng ba và tầng bốn là phòng đọc nhóm. Phía xung quanh tòa nhà là khu vực sân vườn. Ở đây trồng nhiều cây xanh và có để những chiếc ghế đá. Học sinh có thể ngồi đọc sách. Chúng em thường đến thư viện vào giờ ra chơi để đọc và mượn sách.
Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (mẫu 5)
Chuyến thăm quan do trường tổ chức năm vừa rồi chúng em đã được tới thăm Bảo tàng Phòng không - Không quân. Viện bảo tàng những “chiến sĩ thép” có khuôn viên rộng và đẹp nằm ngay trên con đường Trường Chinh, đường tàu bay, không mấy xa lạ với nhiều chiến sĩ lão thành. Bảo tàng có một không gian trưng bày ngoài sân rất rộng, đây là nơi chúng em có thể tận tay sờ vào những chiếc máy bay đã từng tung hoành trên bầu trời và làm quân xâm lược phải khiếp sợ. Từ những chiếc F11, MIC, trực thăng... cho tới những bệ pháo cao xạ... tất cả đều gợi nhớ lại một thời oanh liệt nhưng cũng rất đau thương. Em thích nhất chiếc Mic nhanh nhẹn mặc dù không đồ sộ như B52 của địch nhưng đã làm kè thù phải khiếp sợ. Mỗi chiếc máy bay đều có những câu chuyện của riêng mình, những chiến công đã được các cô các chú sĩ quan trong bảo tàng ghi lại tóm tắt trong một tấm bảng giới thiệu ngay phía bên dưới, nhưng dù có nói bao nhiêu cũng không thể đủ! Ai có thể hình dung đuợc bộ đội ta chỉ ngồi trên mâm pháo do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ đã lạc hậu mà nhờ mưu trí, sáng tạo, nhạy bén đã tính toán chính xác tọa độ để bắn rơi không biết bao nhiêu máy bay tối tân của địch khiến chúng tới giờ vẫn đi tìm câu trả lời. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ nghe kể qua những giờ học Lịch sử quả thực là chưa đủ, có sờ tận tay, có xem tận mắt những chiến tích đó mới thấy những con người Việt Nam anh dũng thế nào và giúp chúng em bổ sung vào bảo tàng tri thức của mình thêm nhiều trải nghiệm.
Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (mẫu 6)
Thư viện của trường em có diện tích rộng lớn. Nó nằm ở phía sau dãy nhà hiệu bộ. Hai tòa nhà có ba tầng. Một toà là khu vực mượn sách. Học sinh có thể đến để mượn sách. Một tòa là khu vực đọc sách. Các phòng đọc được trang bị đầy đủ bàn ghế, điều hòa. Ở tầng trên của tòa đọc sách còn có một quán cà phê sách. Cuối tuần, em thường đến thư viện để đọc và mượn sách. Em rất thích thư viện của trường mình.
Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Đoạn văn ngắn về một đội bóng (hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích
Đoạn văn tả ngoại hình của con vật mà em yêu thích
Đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.