TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 11 Giữa Học kì 2 . Mời các bạn cùng đón xem: 

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài:   phút

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào dưới đây?

A. Phản ứng chậm.

B. Phản ứng khó nhận thấy.

C. Phản ứng dễ nhận thấy.

D. Hình thức phản ứng kém đa dạng.

Câu 2: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ thần kinh dạng ống? 

A. Thủy tức, san hô, sứa.

B. Giun đốt, mực, giun tròn.

C. Thủy tức, giun đốt, cá. 

D. Cá, chim, rắn.

Câu 3: Tủy sống và não bộ thuộc bộ phận nào trong một cung phản xạ?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Đường dẫn truyền li tâm.

C. Bộ phận trung ương.

D. Bộ phận đáp ứng.

Câu 4: Acetylcholinesterase ở màng sau synapse có vai trò nào sau đây? 

A. Tổng hợp acetylcholine từ acetate và choline để chuyển vào chuỳ synapse. 

B. Phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline.

C. Phân huỷ túi chứa chất trung gian hoá học.

D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholine.

Câu 5:  Cho các bộ phận sau đây:

1. Cơ ngón tay.

2. Tuỷ sống.

3. Dây thần kinh vận động.

4. Dây thần kinh cảm giác.

5. Thụ thể đau ở da.

6. Não.

Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi lỡ tay chạm vào gai nhọn là:

A. 5 → 3 → 6 → 2 → 4 → 1.

B. 5 → 3 → 2 → 4 → 1.

C. 5 → 4 → 6 → 2 → 3 → 1.

D. 5 → 4 → 2 → 3 → 1.

Câu 6: Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường ...(1)..., đảm bảo cho động vật ...(2)....

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là:

A. 1 – trong và ngoài, 2 – phát triển.

B. 1 – trong, 2 – tồn tại và phát triển.

C. 1 – ngoài, 2 – tồn tại và phát triển.

D. 1 – trong và ngoài, 2 – tồn tại và phát triển.

Câu 7: Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây ra các đáp ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài là 

A. enzyme.

B. hormone.

C. pheromone.

D. chất dẫn truyền thần kinh.

Câu 8: Ở một số loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây là dạng tập tính phổ biến nào của động vật?

A. Tập tính kiếm ăn.

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

C. Tập tính xã hội.

D. Tập tính di cư.

Câu 9: Thả một hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. Hình thức học tập nào của động vật được mô tả trong ví dụ trên?

A. Bắt chước.

B. Quen nhờn.

C. Học nhận biết không gian.

D. Học liên hệ.

Câu 10: Sinh trưởng là

A. quá trình biến đổi về chức năng cơ thể. 

B. quá trình biến đổi về cấu trúc của cơ thể.

C. quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào. 

D. quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.

Câu 11: Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết gọi là 

A. sinh trưởng của sinh vật.

B. phát triển của sinh vật.

C. vòng đời của sinh vật.

D. tuổi thọ của sinh vật.

Câu 12: Trong các yếu tố sau đây, có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật?

(1) Di truyền.

(2) Chế độ ăn uống. 

(3) Lối sống. 

(4) Chất phóng xạ.

(5) Khói độc, bụi.

(6) Chế độ làm việc.

A. 0.

B. 1.

C. 2. 

D. 3.

Câu 13: Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone nào gây ra?

A. Abscisic acid. 

B. Auxin.

C. Cytokinine.

D. Gibberellin.

Câu 14: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

A. Mô phân sinh bên.

B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh lóng.

D. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 15: Quá trình ra hoa của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ thấp được gọi là hiện tượng

A. quang chu kì.

B. quang gián đoạn.

C. sốc nhiệt.

D. xuân hoá.

Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về hormone thực vật?

A. Là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, tham gia điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật.

B. Dựa vào đặc tính sinh học, hormone thực vật có thể chia thành hai nhóm là: nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm ức chế sinh trưởng.

C. Hormone thực vật được tổng hợp tại những cơ quan, bộ phận nhất định trên cây và chỉ gây ra ảnh hưởng tại chính các cơ quan, bộ phận đó.

D. Hormone thực vật tham gia điều tiết quá trình phân chia, dãn dài và phân hoá của tế bào.

Câu 17: Nhận định nào sai khi nói về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.

B. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.

C. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.

D. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây và chiều dài của rễ, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ.

Câu 18: Trong sản xuất trồng trọt, đôi khi người ta bấm ngọn cây có tác dụng gì? 

A. Kích thích cây phát triển chiều ngang.

B. Loại bỏ ưu thế ngọn.

C. Tăng cường ưu thế ngọn

D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả.

Câu 19: Để kích thích cành giâm, cành chiết ra rễ, người ta có thể dùng

A. NPK. 

B. GA.

C. ABA.

D. IAA.

Câu 20: Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đẻ trứng bắt đầu khi hợp tử phân bào cho đến giai đoạn trưởng thành được chia làm 2 giai đoạn là

A. giai đoạn bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ.

B. giai đoạn trứng và giai đoạn con non.

C. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

D. giai đoạn con non và giai đoạn trưởng thành.

Câu 21: Phát triển qua biến thái hoàn toàn gặp ở

A. lưỡng cư và nhiều loài côn trùng.

B. động vật có xương sống và lưỡng cư.

C. một số loài động vật chân khớp. 

D. tất cả các loài động vật.

Câu 22: Ở người, giai đoạn phôi thai diễn ra 

A. trong bàng quang của người mẹ.

B. trong tử cung của người mẹ.

C. khi trứng chưa được thụ tinh.

D. bên ngoài cơ thể người mẹ.

Câu 23: Dậy thì chủ yếu là do tác động của sự

A. giảm testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ.

B. tăng testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ.

C. giảm testosterone ở nam và giảm estrogen ở nữ.

D. tăng testosterone ở nam và giảm estrogen ở nữ.

Câu 24: Nhận định nào không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian. 

B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các phần khác nhau của cơ thể diễn ra giống nhau.

C. Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai cũng phát triển theo thời gian khác nhau.

D. Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là khác nhau ở các loài động vật.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam?

A. Mọc râu.

B. Có hiện tượng mộng tinh.

C. Sụn giáp phát triển.

D. Xương chậu phát triển.

Câu 26: Khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển của bướm, nhận định nào dưới đây là không đúng?

A. Hình thức phát triển của bướm là biến thái hoàn toàn.

B. Sâu bướm là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với việc tích luỹ dinh dưỡng.

C. Sâu bướm trải qua nhiều biến đổi trước khi trở thành nhộng.

D. Nhộng là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với chức năng sinh sản.

Câu 27: Loài nào sau đây thuộc kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Gián.

B. Ếch.

C. Bướm. 

D. Cá chép.

Câu 28: Quan sát hình ảnh thể hiện kiểu biến thái ở ếch và cho biết nhận định nào sau đây không đúng ?

Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

A. Con non trải qua nhiều lần biến đổi mới trở thành con trưởng thành.

B. Ấu trùng có hình thái gần giống con trưởng thành.

C. Ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác so với con trưởng thành. 

D. Ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen. Đây là hình thức học tập nào? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích tại sao trong thực tiễn thường dùng auxin ở nồng độ thấp trong giâm cành.

Câu 3 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Giai đoạn sâu bướm trong vòng đời của bướm phá hoại mùa màng mạnh nhất nên chúng ta chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại nhằm giảm chi phí sản xuất”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích.

Đáp án

A. Phần trắc nghiệm

1. C

2. B

3. C

4. B

5. D

6. D

7. C

8. B

9. B

10. D

11. C

12. A

13. B

14. A

15. D

16. C

17. A

18. B

19. D

20. C

21. A

22. B

23. B

24. B

25. D

26. D

27. A

28. B

 

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Để xem trọn bộ Đề thi Sinh học 11 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Địa lí 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tin học 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng anh 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Kinh tế Pháp luật 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Đánh giá

0

0 đánh giá