Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 17.
Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng
SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 47
Bài 17.1 trang 47 sách bài tập KHTN 7: Chỉ ra phát biểu sai
Ảnh của vật qua gương phẳng
A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.
B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.
C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.
D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B sai vì Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.
Lời giải:
Để có ảnh ngược chiều vật ta cần đặt gương vuông góc với vật, như hình minh họa sau:
Lời giải:
Vận dụng tính chất ảnh đối xứng với vật qua gương thì khoảng cách từ các điểm trên vật tới gương bằng khoảng cách từ các ảnh của điểm trên vật tới gương. Do đó, vị trí gương phẳng G thỏa mãn: MB = MB’ và NA = NA’.
a) Vẽ hình chỉ ra khoảng PQ trên tường mà người đó quan sát được.
b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên hay giảm đi?
Lời giải:
a) Để quan sát được ảnh của vật qua gương thì tia sáng tới xuất phát từ vật, chiếu vào gương phải cho tia sáng phản xạ đi vào mắt người quan sát.
Các bước vẽ hình:
+ Vẽ hai tia giới hạn của chùm phản xạ chiếu vào mắt (hai tia đi qua mép trên và mép dưới của gương) ta được IM và EM.
+ Kéo dài hai tia sáng phản xạ IM và EM cắt đường thẳng đối xứng với tường tại P’ và Q’.
+ Từ P’ và Q’ lần lượt dựng đường thẳng vuông góc với tường và cắt tường lần lượt ở P và Q.
Từ đó xác định được P (giới hạn trên) và Q (giới hạn dưới) mà mắt còn quan sát được qua gương.
b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên do góc tạo bởi hai tia giới hạn của chùm phản xạ chiếu vào mắt mở rộng hơn.
Lời giải:
Người đó nói đúng.
Giải thích: Để soi được đỉnh đầu Đ thì tia sáng tới từ Đ qua mép gương O1 cho tia sáng phản xạ qua mắt M. Để soi được bàn chân C thì tia sáng tới từ C qua mép gương O2 cho tia sáng phản xạ qua mắt M.
O1O2 = EM + MF =
Như vậy muốn soi được toàn thân cần lắp gương phẳng có chiều cao tối thiểu bằng chiều cao cơ thể.
Đáp số trên không phụ thuộc vào khoảng cách từ người đến gương phẳng.
Lời giải:
Vũng nước nhỏ tương tự như một gương phẳng G, mắt nhìn thấy ảnh Đ’ của đỉnh Đ của cột điện qua gương.
- Ta vẽ hình như sau:
+ Dựng GC = 2 cm biểu diễn khoảng cách 2 m từ vũng nước G đến chân người quan sát.
+ Dựng CM = 1,5 cm biểu diễn khoảng cách từ chân đến mắt M 1,50 m. Nối GM được tia sáng phản xạ chiếu vào mắt.
+ Dựng GA = 10 cm biểu diễn khoảng cách 10 m từ vũng nước đến chân cột điện A.
+ Từ A vẽ đường thẳng đứng vuông góc với GC. Kéo dài tia sáng phản xạ GM cắt đường thẳng đứng qua A tại Đ’, Đ’ là ảnh của đỉnh cột điện.
+ Lấy Đ đối xứng với Đ’ qua A. Đ là đỉnh cột điện. Nối ĐG được tia tới.
- Đo khoảng cách AĐ trên hình vẽ, với tỉ xích đã chọn, suy ra được chiều cao cột điện là 7,5 m.
Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.