Hình 9.4 là một mạch điện sử dụng mạch op-amp – relay để thực hiện chức năng bật sáng đèn

85

Với giải Luyện tập trang 53 Chuyên đề Vật lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Thiết bị đầu ra giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Hình 9.4 là một mạch điện sử dụng mạch op-amp – relay để thực hiện chức năng bật sáng đèn

Luyện tập trang 53 Chuyên đề Vật Lí 11: Hình 9.4 là một mạch điện sử dụng mạch op-amp – relay để thực hiện chức năng bật sáng đèn tự động khi trời tối. Hãy tìm hiểu nguyên lí hoạt động và tiến hành lắp mạch nếu có điều kiện.

Hình 9.4 là một mạch điện sử dụng mạch op-amp – relay để thực hiện chức năng bật sáng đèn tự động khi trời tối

Lời giải:

Sơ đồ mạch điện của thiết bị tự bật đèn khi trời tối và tắt đèn khi trời sáng. Mạch điện này có cảm biến quang điện trở LDR. Con chạy của biến trở R được đặt ở vị trí (3) sao cho điện áp đầu vào đảo V- chỉ nhỏ hơn điện áp đầu vào không đảo V+ của bộ khuếch đại (op-amp) lúc trời tối một chút. Như vậy, khi trời tối điện áp đầu ra của bộ khuếch đại ở mức cao, relay sẽ đóng mạch làm cho đèn sáng. Khi trời sáng điện áp đầu vào không đảo V+ sẽ giảm xuống thấp hơn điện áp đầu vào đảo V- do đó điện áp đầu ra bộ khuếch đại ở mức thấp, relay sẽ ngắt mạch để tắt đèn.

Hình 9.4 là một mạch điện sử dụng mạch op-amp – relay để thực hiện chức năng bật sáng đèn tự động khi trời tối

Đánh giá

0

0 đánh giá