SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16 Chân trời sáng tạo

568

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16 trong Bài 5: Phân tử - đơn chất – hợp chất Sách bài tập KHTNlớp 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 16.

GIẢI SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16 Tập 1

Bài 5.14 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Có các hình mô phỏng các chất sau:

Có các hình mô phỏng các chất sau Bài 5.14 trang 16 SBT KHTN 7 Chân trời

Em hãy cho biết hình nào mô phỏng cho đơn chất, hình nào mô phỏng cho hợp chất?

Lời giải:

Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học;

Hợp chất là những chất được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Hình (a); (d) mô phỏng cho đơn chất. Cụ thể:

+ Hình (a) mô phỏng cho đơn chất N2;

+ Hình (d) mô phỏng cho đơn chất O3.

Hình (b); (c); (e) mô phỏng cho hợp chất, cụ thể:

+ Hình (b) mô phỏng cho hợp chất NO;

+ Hình (c) mô phỏng cho hợp chất NO2;

+ Hình (e) mô phỏng cho hợp chất CH4.

Bài 5.15 trang 16 sách bài tập KHTN 7:

a) Chất tạo bởi nguyên tố H và O là đơn chất hay hợp chất? Tên gọi của chất này là gì?

b) Hãy liệt kê các đơn chất và hợp chất được tạo ra từ 2 nguyên tố C và O.

Lời giải:

a) Chất tạo bởi nguyên tố H và O là hợp chất. Cụ thể:

+ H2O: nước.

+ H2O2: nước oxy già (hay hydrogen peroxide)

Chất tạo bởi nguyên tố H và O là đơn chất hay hợp chất?

b) Các đơn chất tạo ra từ carbon: kim cương, than chì …

Các đơn chất tạo ra từ oxygen (O): oxygen (O2); ozone (O3).

Các hợp chất tạo ra từ C và O: Carbon monoxide (CO); carbon dioxide (CO2).

Bài 5.16 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Quan sát hình mô phỏng các chất, em hãy cho biết:

a) Có bao nhiêu đơn chất? Bao nhiêu hợp chất?

b) Có bao nhiêu hợp chất chứa nguyên tố carbon?

c) Có bao nhiêu hợp chất có tỉ lệ số nguyên tử bằng 1 : 2.

Quan sát hình mô phỏng các chất, em hãy cho biết

Lời giải:

a) Có 5 đơn chất là (a); (b); (c); (e); (h).

+ (a) chỉ đơn chất F2;

+ (b) chỉ đơn chất Cl2;

+ (c) chỉ đơn chất H2.

+ (e) chỉ đơn chất O3;

+ (h) chỉ đơn chất N2.

Có 3 hợp chất là (d); (g); (i).

+ (d) chỉ hợp chất là CO2;

+ (g) chỉ hợp chất là CH4;

+ (i) chỉ hợp chất là HCl.

b) Có 2 hợp chất chứa nguyên tố carbon là (d) và (g).

+ (d) chỉ hợp chất là CO2;

+ (g) chỉ hợp chất là CH4;

c) Có 1 hợp chất có tỉ lệ số nguyên tử bằng 1 : 2 là (d).

Bài 5.17 trang 16 sách bài tập KHTN 7: Vì sao phải dùng “muối i - ốt” thay cho muối ăn thông thường? Ngoài hợp chất sodium chloride, trong “muối i - ốt” còn chứa phân tử gì? Hãy tính khối lượng phân tử của phân tử đó.

Vì sao phải dùng muối i - ốt thay cho muối ăn thông thường?

Lời giải:

- Iodine có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Trong cơ thể, iodine rất cần cho hoạt động của tuyến giáp, có vai trò điều hòa nhiều chức năng của cơ thể như: giúp cơ thể phát triển, tham gia hoạt động của một số men, tác động đến quá trình sinh sản của hồng cầu, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa sắt, đến quá trình sinh sản, làm tăng khả năng lọc của thận, điều hòa nhiệt độ cơ thể, …

Vì iodine có nhiều vai trò quan trọng như thế nên khi thiếu iodine, cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh tật và các rối loạn liên quan đến thiếu iodine như bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp, đần độn, chậm phát triển trí tuệ…

- Để có muối iodine, người ta cho một lượng nhỏ iodine vào sodium chloride dưới dạng muối. Đó là phân tử potassium iodide (KI) hoặc sodium iodide (NaI).

+ Khối lượng phân tử potassium iodide (KI) là: 39 + 127 = 166 (amu).

+ Khối lượng phân tử sodium iodide (NaI) là: 23 + 127 = 150 (amu).

Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Sáng tạo chân trời với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá