Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Tiếng Việt lớp 3 (Kết nối tri thức) Bài 2: Về thăm quê hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Tiếng việt lớp 3 Bài 1 từ đó học tốt môn Tiếng việt lớp 3.
Tiếng Việt lớp 3 (Kết nối tri thức) Bài 2: Về thăm quê
Video giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Về thăm quê
* Khởi động:
Tiếng Việt lớp 3 trang 13 Câu hỏi: Hỏi – đáp về những việc em đã làm cùng người thân trong kì nghỉ hè:
Trả lời:
Em: Hè này cậu về quê chơi có gì vui không? Kể cho tớ nghe đi!
Bạn: Ôi, về quê vui lắm cậu à! Tớ được bà ngoại dẫn đi xem chợ hải sản ven biển, được ra biển chơi lâu đài cát và đặc biệt còn được ăn bao nhiêu là món ngon. Còn cậu thì sao? Hè này cậu có tham gia câu lạc bộ gì không?
Em: Có chứ. Hè này tớ được mẹ cho tham gia câu lạc bộ piano. Tớ chơi thạo được nhiều bản nhạc rồi nhé. Để tớ chơi thử cho cậu xem.
Bạn: Thế thì thích quá!
* Đọc văn bản: Về thăm quê
Về thăm quê
(trích)
* Nội dung chính: Bài đọc “Về thăm quê” nói về niềm vui của bạn nhỏ khi được theo mẹ về quê. Ở đó có bà với mảnh vườn nhiều cây trái, được chơi với bà và nghe bà kể chuyện, ….
* Trả lời câu hỏi:
Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 1: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?
Trả lời:
Bạn nhỏ thích nhất được theo mẹ về quê khi nghỉ hè.
Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?
Trả lời:
Những câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất yêu và thương bà của mình.
Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.
Trả lời:
Những việc làm của bà nói lên tình yêu thương dành cho con cháu là: để dành quả cho cháu về ra hái, quạt cho cháu mát, kể chuyện cho cháu nghe, …
Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 4: Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?
* Học thuộc lòng 3 khổ thơ em thích.
Trả lời:
- Bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê vì bạn được về chơi với bà. Ở quê có vườn, có nhiều cây trái, được nghe bà kể chuyện, …
- Học sinh tự học thuộc lòng ba khổ thơ mà em thích trong bài Về thăm quê.
Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 1: Viết tên riêng: Đông Anh
Trả lời:
- Học sinh luyện viết tên riêng: Đông Anh
- Chú ý viết hoa các chữ cái Đ, A.
Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 2: Viết câu:
Ai về thăm huyện Đông Anh
Nhớ thăm giếng Ngọc, Loa thành tiên xây.
(Ca dao)
Trả lời:
- Cách viết:
+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng: Ai, Đông Anh, Nhớ, giếng Ngọc, Loa thành
+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
* Luyện từ và câu:
Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu):
Trả lời:
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
|
Chỉ người |
Chỉ con vật |
|
bác nông dân |
|
gặt lúa |
|
con trâu |
gặm cỏ |
|
con vịt |
bơi lội |
em bé |
|
thả diều |
em bé |
|
mang nước cho mẹ |
em bé |
|
cưỡi trâu |
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 2: Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu.
a. Câu giới thiệu
mẫu: Các cô bác nông dân là những người làm ra lúa gạo.
b. Câu nêu hoạt động
mẫu: Các cô bác nông dân đang gặt lúa.
Trả lời:
a. Câu giới thiệu: Con trâu là đầu cơ nghiệp của nhà nông.
b. Câu nêu hoạt động: Con trâu đang thung thăng gặm cỏ.
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 3: Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chép lại các câu đó.
Trả lời:
Chép lại:
Chim chóc đua nhau hót trong vòm cây.
Bầy ong bay đi tìm hoa.
Đàn cá bơi dưới hồ nước.
* Luyện viết đoạn:
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 1: So sánh để tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai tin nhắn dưới đây:
a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn
b. nội dung tin nhắn
c. Phương tiện thực hiện
Trả lời:
Tin nhắn |
|
|
a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn |
Hưng – Tuấn |
Cháu Phương – bà |
b. Nội dung tin nhắn |
Hưng đến rủ Tuấn đi đá bóng nhưng Tuấn không có nhà. Hưng nhắn khi nào Tuấn về thì ra sân bóng ngay. |
Phương nhắn đến bà rằng bạn đã về đến nhà. Bạn rất nhớ bà và hẹn sang năm sẽ lại về thăm bà. |
c. Phương tiện thực hiện |
Tin nhắn giấy |
Tin nhắn điện thoại |
Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Câu 2: Em hãy soạn tin nhắn với một trong các tình huống sau:
a. Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.
b. Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.
Trả lời:
a. Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.
→ Con chào mẹ ạ! Mẹ ơi, ngày mai con có tiết thủ công cắt dán nhưng giấy màu con đang bị hết. Lát đi làm về qua tiệm bách hóa mẹ mua giúp con giấy màu mẹ nhé. Con cảm ơn mẹ.
b. Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.
→ Hưng ơi, sáng mai cậu mang cho tớ mượn cuốn Cô nan tập 68 nhé. Tớ cảm ơn cậu nhiều.
* Vận dụng:
Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Câu hỏi: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … viết về những hoạt động yêu thích của trẻ em.
Ví dụ:
Trả lời:
Xem thêm các bài giải sgk Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.